- Trung tâm thương mại: Có chức năng kinh doanh các mặt hàng bông, sợi và các sản phẩm may mặc Tìm kiếm thị trường, mở rộng các đại lý giớ
3.2.1.2. Xây dựng kế hoạch huy động vốn hiệu quả
Kế hoạch này được lập trên cơ sở khả năng tài chính hiện có và mối quan hệ với các đối tác bên ngoài với nguyên tắc: Huy động được nguồn vốn có khả năng cung ứng nhiều nhất với chi phí sử dụng thấp nhất, từ bên trong ra bên ngoài. Trên cơ sở kế hoạch về nhu cầu vốn đã xây dựng, công ty phải xác định được nguồn tài trợ thích hợp sao cho kết cấu vốn là tối ưu nhất.
Để tăng được quy mô vốn trước hết công ty cần phát huy tối đa nguồn lực vốn của mình bằng cách: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, quản lý chi phí tốt, từng bước dần dần nâng cao lợi nhuận, tạo lập một nguồn cung cấp vốn ổn định và an toàn:
+ Lợi nhuận để lại: Công ty có thể sử dụng nguồn vốn này một cách chủ động cho mục đích của mình mà không bị phụ thuộc hay rằng buộc bởi các điều kiện như vay ngân hàng, vay tín dụng, không phải trả khoản lãi vay bên ngoài.
+ Linh động sử dụng các quỹ như: Quỹ khấu hao, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng, phúc lợi… Theo quyết định của Công ty thì thời gian tới đây công ty sẽ dành 30% lợi nhuận sau thuế để trích lập cho các quỹ này. Như vậy, sắp tới đây sẽ là nguồn tài trợ tương đối lớn cho công ty. Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn vốn tăng thêm từ các quỹ này chỉ đáp ứng cho nhu cầu vốn tạm thời và theo nguyên tắc hoàn trả.
+ Nợ phải trả có tính chất chu kỳ như các khoản phải trả người lao động và một số khoản phải trả phải nộp khác, những khoản này phát sinh thường xuyên trong hoạt đông SXKD, tuy nhiên chúng chưa đến kỳ thanh toán. Công ty cần sử dụng linh hoạt nhưng vẫn phải chú ý thanh toán các khoản này đúng hạn. Ngoài ra, còn có những khoản mang tính chất như một nguồn tài trợ mà công ty tận dụng trước nhưng không phải trả chi phí là những khoản tiền tạm ứng trước của khách hàng. Nếu tận dụng được các khoản phải trả này còn góp
7070 70
phần giảm bớt tình trạng công ty bị chiếm dụng vốn như năm 2012. Công ty có khoản phải thu khách hàng lên đến 10,28 tỷ đồng còn các khoản phải thu khác là 60,29 tỷ đồng.
+ Huy động vốn từ cán bộ CNV trong công ty: Đây là kênh huy động vốn mà hiện nay nhiều doanh nghiệp đang sử dụng. Năm 2012 thu nhập bình quân của người lao động trong công ty là 4,8 triệu đồng/người, mức lương này là tương đối nên công ty có thể tận dụng nguồn tín dụng này. Việc huy động vốn từ công nhân viên không những giúp cho công ty tránh được những thủ tục phức tạp, rườm rà khi vay vốn ngân hàng mà còn giúp cho công ty tạo được sự liên kết chặt chẽ giữa cán bộ công nhân viên với công ty, gắn lợi ích mỗi cá nhân với lợi ích chung của công ty, từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ trong hoạt động SXKD. Để thu hút vốn từ nguồn này, công ty cần phải đưa ra những điều khoản hấp dẫn trong chính sách mời góp vốn: lãi suất tiền vay của CNV được xác định như sau:
Lãi suất tiền gửi ngân hàng < lãi suất vay CBCNV < Lãi tiễn vay ngân hàng.
+ Vay ngân hàng: Trước hết công ty cần thường xuyên cập nhật thông tin thị trường để lựa chọn ngân hàng cho vay có lãi suất thấp nhất. Tiếp đó, cần đẩy mạnh các hoạt động quản lý nợ ngắn hạn, xác định số vốn cần thiết huy động từ nguồn này. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng là vốn vổ sung chứ không phải là vốn thường xuyên nên huy động nguồn vốn trung và dài hạn vì vậy sử dụng vốn vay cả ngắn hạn, trung hạn, dài hạn phù hợp sẽ giúp công ty giảm khó khăn tạm thời về vốn, giảm một phần chi phí và tăng lợi nhuận. Để huy động được các nguồn từ ngân hàng thì công ty cũng cần phải xây dựng các phương án kinh doanh, các dự án đầu tư khả thi trình lên ngân hàng, làm ăn luôn có lãi, thanh toán các khoản nợ gốc và lãi đúng hạn, xây dựng lòng tin ở các ngân hàng.
7171 71
3.2.2. Tổ chức, sử dụng hợp lý và tăng nhanh vòng quay vốn lưuđộng động
Trong quá trình sản xuất, vốn lưu động của doanh nghiệp liên tục thay đổi qua các giai đoạn khác nhau của chu kỳ SXKD. Mỗi giai đoạn hình thức biểu hiện của vốn lưu động sẽ thay đổi: Vốn tiền tệ – vốn dự trữ sản xuất – vốn sản xuất – vốn trong thanh toán và quay lại vốn tiền tệ. Quá trình đó diễn ra thường xuyên và lặp lại gọi là quá trình tuần hoàn và luân chuyển vốn lưu động. VLĐ quay vòng nhanh có ý nghĩa quan trọng bởi nó thể hiện một đồng vốn ít hơn DN có thể tạo ra một kết quả như cũ hay cùng một đồng vốn như vậy nếu quay vòng nhanh sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận hơn.
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng phụ thuộc vào việc sử dụng tiết kiệm và tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Công ty có thể áp dụng một số biện pháp để hiệu quả sử dụng vốn tốt hơn:
Đối với vốn bằng tiền: Công ty cần có biện pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn bằng tiền tạm thời nhàn rỗi, bao gồm quản lý tiền mặt tại quỹ và tài khoản ngân hàng, kiểm soát chi tiêu, dự báo nhu cầu tiền mặt của doanh nghiệp, bù đắp thâm hụt ngân sách, giải quyết tình trạng thừa, thiếu tiền mặt trong ngắn hạn cũng như dài hạn.
Đối với các khoản vốn trong thanh toán: Do việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa là theo nhu cầu của người tiêu dùng nên trong các hợp đồng đã ký kết thì công ty nên quy định rõ về thời hạn trả tiền cụ thể, các khoản vi phạm hợp đồng, thời hạn thanh toán, tích cực đôn đốc để thu hồi vốn bị chiếm dụng.
Đối với hàng tồn kho: Công ty cần xem xét mức dự trữ hợp lý và lập kế hoạch quản lý giá trị sản xuất kinh doanh thành phẩm dở dang, dựa trên cơ sở những số liệu về hàng tồn kho của các năm trước và các hợp đồng đã ký kết với khách hàng.
7272 72
Bên cạnh việc quản lý chặt chẽ vốn lưu động công ty cần có biện pháp để đấy nhanh tốc độ luân chuyển và hiệu quả sử dụng VLĐ: Tổ chức thanh toán tiền hàng nhanh chóng, đúng thời hạn, thu hồi vốn nhanh, xử lý các trường hợp dây dưa khó đòi bằng các biện pháp xử lý tài sản thế chấp, cắt hợp đồng…
Bản thân công ty cũng cần có những biện pháp thích hợp để thanh toán các khoản nợ phải trả. Việc chiếm dụng vốn này phần nào giảm bớt sự căng thẳng trong thiếu hụt vốn mà không phải trả một đồng chi phí sử dụng vốn nào. Tuy nhiên nếu chiếm dụng một lượng vốn lớn sẽ gây ra tình trạng rối loạn thanh toán. Công ty cần thanh toán các khoản nợ đúng hạn, xin ra hạn nợ đối với các khoản nợ chưa có khả năng thanh toán.
Phấn đấu hạ giá thành sản phẩm để từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận sao cho phù hợp với quy mô hiện có. Đồng thời, tốc độ tăng doanh thu và lợi nhuận phải tương đương tốc độ tăng của VLĐ. Thêm vào đó, công ty phải trích lập các quỹ dự phòng tài chính bù đắp sự thiếu hụt về VLĐ do nguyên nhân khách quan gây ra.