Phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình tài chính và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên dệt 8 – 3 (Trang 44 - 45)

- Trung tâm thương mại: Có chức năng kinh doanh các mặt hàng bông, sợi và các sản phẩm may mặc Tìm kiếm thị trường, mở rộng các đại lý giớ

2.2.1.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty

2.2.1.1.1. Phân tích tình hình tài chính qua sự biến động của tài sản và nguồn vốn trên Bảng cân đối kế toán.

* Về phần nguồn vốn: (Bảng 2.2)

Tổng nguồn vốn cuối năm 2012 là 397,54 tỷ đồng giảm 70,96 tỷ đồng so với đầu năm 2012 tương ứng mức giảm 15,15 %. Tổng nguồn vốn giảm cho thấy quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty đang bị thu hẹp.

Cơ cấu nguồn vốn: Ở cả đầu năm và cuối năm 2012, nợ phải trả đều chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty cho thấy mức độ tự chủ tài chính của Công ty thấp, rủi ro tài chính cao. Cụ thể:

4444 44

Nợ phải trả cuối năm 2012 là 266,46 tỷ giảm 63,75 tỷ so với đầu năm 2012, mức giảm 19,31%. Nợ phải trả giảm chủ yếu là do nợ dài hạn giảm.

Tại thời điểm đầu năm 2012, VCSH là 131,07 tỷ giảm 7,21 tỷ (5,21%) so với đầu năm 2012. VCSH giảm hoàn toàn do lợi nhuận chưa phân phối giảm. Nếu như đầu năm 2012, lợi nhuận chưa phân phối của Công ty là 1,29 tỷ thì cuối năm con số này là -5,9 tỷ đồng, giảm 7,2 tỷ, mức giảm 5,6 lần.

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính Công ty TNHH MTV Dệt 8 – 3

Nợ ngắn hạn: Cuối năm 2012, nợ ngắn hạn của Công ty là 242,16 tỷ giảm 18,13 tỷ (7,49%). Nợ ngắn hạn giảm chủ yếu là do phải trả người bán giảm mạnh (29,28 tỷ). Về mặt tỷ trọng, nợ ngắn hạn là khoản chủ yếu trong tổng nợ phải trả (chiếm 73,33% đầu năm 2012, cuối năm tăng lên là 84,04 %). Chi tiết trong nợ ngắn hạn ta thấy: Nguồn vay và nợ ngắn hạn của Công ty chỉ tăng nhẹ 8,9 tỷ (9,12%) bằng vay ưu đãi từ Công ty tài chính cổ phần Dệt may Việt Nam.

Phải trả người bán: Đầu năm 2012 phải trả người bán của Công ty là 58,72 tỷ đồng, cuối năm 2012 giảm còn 29,44 tỷ (49,87%). Xem xét chi tiết ta thấy nguyên nhân phải trả người bán giảm là do trong năm Công ty trả bợt một số khoản nợ cho nhà cung cấp trong đó nhiều nhất là khoản trả Tập đoàn Dệt may Việt Nam 17,17 tỷ, công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng Dệt may Phố Nội (5,4 tỷ), Công ty Cổ phần sản xuất xuất nhập khẩu Dệt May (3,3 tỷ đồng).

Phải trả nội bộ: Nợ ngắn hạn của Công ty còn bị ảnh hưởng bởi phải trả nội bộ tăng 23,87 tỷ tương ứng mức tăng 100%. Ta thấy công ty có chính sách thu hồi vốn ngay từ cán bộ công nhân viên của mình, giúp giảm thiểu các thủ vay rườm rà, giảm bớt chi phí lãi vay, nâng cao tinh thần trách nhiệm

45 VCSH VCSH 29,51% Nợ phải trả 67,03% Nợ phải trả70,49% VCSH 32,97%

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình tài chính và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên dệt 8 – 3 (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w