Phân tích và đánh giá đặc trưng tài chính chủ yếu của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình tài chính và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên dệt 8 – 3 (Trang 52 - 61)

- Trung tâm thương mại: Có chức năng kinh doanh các mặt hàng bông, sợi và các sản phẩm may mặc Tìm kiếm thị trường, mở rộng các đại lý giớ

2.2.1.2. Phân tích và đánh giá đặc trưng tài chính chủ yếu của doanh nghiệp

thành tích của Công ty.

Hoạt động khác:

Thu nhập khác trong năm giảm mạnh 242,41 tỷ (85,87%) xuống còn 39,9 tỷ đồng trong khi chi phí khác của Công ty trong năm 2012 là 37,99 tỷ đồng làm lợi nhuận khác của Công ty đạt 1,9 tỷ đồng. Lợi nhuận khác năm 2012 của Công ty giảm mạnh so với năm 2011 vì trong năm 2011 Công ty nhận được sự hỗ trợ từ Công ty Cổ phần Dệt Phong Phú với tổng số tiền 282,31 tỷ đồng, khoản hỗ trợ này được tính vào thu nhập khác làm lợi nhuận từ hoạt động khác năm 2011 lớn.

Tổng lợi kế toán sau thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty là -7,21 tỷ đồng, giảm 75,75 tỷ (110,51%) so với năm 2011. Lợi nhuận kế toán sau thuế âm phản ánh đúng tình hình thực tế của doanh nghiệp trong những năm qua khi không nhận được khoản hỗ trợ từ công ty mẹ. Công tác quản trị chi phí trong giá vốn của Công ty không tốt, hoạt động sản xuất kinh doanh chính không hiệu quả.

2.2.1.2. Phân tích và đánh giá đặc trưng tài chính chủ yếu của doanhnghiệp nghiệp

Để đánh giá một cách cụ thể hơn tình hình tài chính của Công ty, ta có thể phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trưng. Các chỉ tiêu này được tính toán trên các số liệu kế toán, do đó có hạn chế là chỉ phản ánh những gì đã qua và mang tính thời điểm nhất định. Mặc dù vậy, nghiên cứu tổng thể các chỉ tiêu tài chính cũng như việc so sánh với một số công ty cùng ngành sẽ cho ta cái nhìn tổng thể hơn về tình hình tài chính của Công ty.

2.2.1.2.1. Đánh giá và phân tích hệ số khả năng thanh toán

5252 52

Khả năng thanh toán là một chỉ tiêu rất quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Khả năng thanh toán tốt hay xấu phản ánh tiềm lực tài chính của Công ty mạnh hay yếu. Thông thường, khả năng thanh toán tốt thể hiện tình hình sản xuất kinh doanh ổn định, ngược lại công ty gặp khó khăn trong thanh toán đồng nghĩa việc phá sản doanh nghiệp. Do đó, việc phân tích khả năng thanh toán, đưa ra các biện pháp nâng cao khả năng thanh toán, ổn định SXKD, tăng hiệu quả là một yêu cầu đối với công việc quản lý tài chính.

Khả năng thanh toán của Công ty TNHH MTV Dệt 8 – 3 được thể hiện trong bảng 2.6

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: Đầu năm 2012, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 0,97 đồng tài sản ngắn hạn. So với đầu năm 2012 thì cuối năm hệ số thanh toán hiện thời giảm đáng kể từ 0,97 lần xuống còn 0,76 lần có nghĩa là cuối năm một đông nợ ngắn hạn chỉ được đảm bảo bởi 0,76 đồng tài sản ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn nhỏ hơn một cũng cho ta thấy Công ty đã dùng một phần nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn. Như vậy, chính sách tài trợ của Công ty đã vi phạm nguyên tắc cân bằng tài chính, Công ty không đảm bảo an toàn trong thanh toán và có thể gặp bất ổn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hệ số thanh toán nhanh: Tại thời điểm ngày 31/12/2012, hệ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty là 0,67 lần giảm 0,21 lần so với thời điểm ngày 1/1/2012. Tại thời điểm cuối năm 2012, 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 0,67 đồng tiền và tương đương tiền và các khoản phải thu có tính thanh khoản cao.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời: Hệ số này cho biết Công ty có thể trả nợ ngay bằng tiền và các khoản tương đương tiền. Đầu năm 2012, hệ số này là 0,5 còn cuối năm là 0,08 nghĩa là cuối năm 2012, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 0,08 đồng tiền và các khoản tương đương tiền. Việc

5353 53

tồn quỹ tiền mặt quá thấp so với tổng nợ ngắn hạn cho thấy các khả năng thanh toán, trả nợ ngay bằng tiền mặt giảm mạnh. Tuy nhiên, xem xét về tính chất các khoản nợ ngắn chủ yếu là vay và nợ ngắn và các khoản phải trả này làm cho nhu cầu tiền mặt của công ty giảm đáng kể. Thực tế cho thấy, mặc dù hệ số này rất thấp nhưng công ty luôn đảm bảo trả nợ đúng hạn, không có khoản quá hạn nào. Công ty cũng luôn trả lương cho CBCNV đúng thời hạn và đầy đủ.

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay: Hệ số khả năng thanh toán lãi vay năm 2012 là -1,35 lần giảm 8,43 lần so với năm 2011. Nguyên nhân là do lợi nhuận trước lãi vay và thuế năm 2011 của Công ty giảm mạnh và có giá trị âm. Như vậy, năm 2012 Công ty không có khả năng trả lãi vay bằng lợi nhuận của mình.

Như vậy, qua việc phân tích các hệ số khả năng thanh toán ta thấy so với thời điểm đầu năm 2012 thì tất cả các hệ số khả năng thanh toán của Công ty đều giảm, trong đó khả năng thanh toán tức thời và khả năng thanh toán lãi vay giảm mạnh và có giá trị thấp là đáng chú ý hơn cả. Tuy trong năm Công ty không có khoản nợ quá hạn nào phát sinh nhưng nó cũng cho thấy nguy cơ tiềm ẩn trong tình hình tài chính của Công ty.

2.2.1.2.2. Đánh giá và phân tích cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tài sản (bảng 2.7 và 2.8)

Cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư (cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản) phản ánh đặc điểm tổ chức huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nó phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành kinh doanh, điều kiện cụ thể từng doanh nghiệp và chủ quan của người quản lý. Một cơ cấu nguồn vốn và tài sản hợp lý sẽ tăng tối đa hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát hay hết sức mạnh các nguồn lực. Do đó, nó là một chỉ tiêu quan trọng trong phân tích tài chính doanh nghiệp.

5454 54

Cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản Công ty TNHH MTV Dệt 8 – 3 thể hiện trong bảng 2.7, sau đây ta đi vào phân tích chi tiết.

* Về cơ cấu nguồn vốn:

Ở cả đầu và cuối năm 2012, hệ số nợ Công ty luôn ở mức cao, đầu năm là 0,7 lần, cuối năm là 0,67 lần và tương ứng với hệ số vốn chủ sở hữu là 0,44 và 0,48 lần. Hệ số nợ cao như vậy nhưng không thể kết luận Công ty có mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính cao vì trong cơ cấu nợ phải trả của Công ty thì nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu. Tuy nhiên, có thể kết luận ở cả đầu và cuối năm 2012, mức độ độc lập, tự chủ tài chính của Công ty thấp.

* Về cơ cấu tài sản (cơ cấu đầu tư vào TSNH, TSDH):

Qua việc xem xét các tỷ lệ ta thấy, cuối năm cứ trong 1 đồng tài sản hiện có của Công ty thì có 0,43 đồng tài sản ngắn hạn và 0,57 đồng tài sản dài hạn. So với đầu năm 2012 thì tài sản ngắn hạn giảm 0,08 đồng, tài sản dài hạn tăng 0,08 đồng. Như vậy, trong năm 2012 tỷ trọng đầu tư vào tài sản của Công ty có sự thay đổi, nếu như ở đầu năm tỷ lệ tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn tương đương nhau thì cuối năm tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng tài sản của Công ty, điều này phù hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh của Công ty.

Tỷ lệ NVDH/TSDH: Ở cả đầu và cuối năm 2012, nguồn vốn dài hạn của Công ty đều không đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn tức là một phần dài hạn đã được tài trợ bởi nguồn vốn ngắn hạn tức là đã vi phạm nguyên tắc cân bằng tài chính. Mất cân bằng tài chính là dấu hiệu không tốt, thể hiện Công ty đang gặp khó khăn về thanh toán, muốn tồn tại Công ty cần nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này.

2.2.1.2.3. Đánh giá và phân tích hiệu suất hoạt động (bảng 2.9).

5555 55

Qua bảng phân tích hiệu suất hoạt động Công ty TNHH MTV Dệt 8 – 3 ta thấy tất cả các chỉ tiêu về hiệu suất hoạt động của Công ty năm 2012 đều tốt hơn so với năm 2011. Cụ thể:

Năm 2012, vòng quay hàng tồn kho của Công ty là 7,02 vòng, tăng 6,26 vòng so với năm 2011 tương ứng với kỳ luân chuyển hàng tồn kho là 51,27 ngày giảm 421,96 ngày so với năm 2011. Nguyên nhân vòng quay hàng tồn kho tăng như vậy là do năm 2011, Công ty phải tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh để thực hiện di dời nên bộ phận hàng tồn kho có giá trị lớn. Sang năm 2012 trong khi giá vốn hàng bán tăng mạnh còn hàng tồn khi bình quân lại có xu hướng giảm nhẹ đã làm cho vòng quay hàng tồn kho tăng mạnh.

Vòng quay các khoản phải thu của Công ty năm 2012 là 1,73 vòng, tăng 1,64 vòng so với năm 2011 tương ứng với kỳ thu tiền trung bình rút ngắn xuống còn 208,65 ngày. Nguyên nhân là do trong năm 2012, cả doanh thu thuần và các khoản phải thu ngắn hạn bình quân đều tăng nhưng tốc độ tăng của doanh thu thuần (21,64 lần) lớn hơn rất nhiều tốc độ tăng của các khoản phải thu ngắn hạn bình quân (6,03%).

Vòng quay vốn lưu động của Công ty năm 2012 là 0,76 vòng tăng 0,63 vòng so với năm 2011 tương ứng với kỳ luân chuyển vốn lưu động giảm xuống còn 474,11 vòng. Vòng quay vốn lưu động tăng nguyên nhân là do năm 2012, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng mạnh trong khi vốn lưu động bình quân lại có sự giảm nhẹ, doanh thu thuần năm 2012 tăng so với năm 2011 là điều dễ hiểu vì đây là năm Công ty hoạt động trở lại.

Hiệu suất sử dụng vốn cố định và vốn dài hạn khác năm 2012 là 0,67 vòng tăng 0,63 vòng so với năm 2011. Vòng quay vốn lưu động tăng, hiệu suất sử dụng vốn cố định và tài sản dài hạn khác tăng đã làm cho vòng quay tổng vốn kinh doanh năm 2012 của Công ty đạt 0,36 vòng, tăng 0,34 vòng so với năm 2011.

Như vậy, qua phân tích các chỉ tiêu về hiệu suất hoạt động của Công ty TNHH MTV Dệt 8 – 3 ta thấy tất cả các chỉ tiêu phản ảnh hiệu suất hoạt động

5656 56

của Công ty năm 2012 như vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải thu, vòng quay vốn lưu động và đặc biệt là vòng quay tổng vốn đều tăng so với năm 2011. Đặt trong bối cảnh Công ty mới hoạt động trở lại trong nền kinh tế khó khăn như năm 2012 thì đây có thể coi là thành tích của Công ty trong Công tác quản trị tài sản.

2.2.1.2.4. Đánh giá và phân tích khả năng sinh lời (bảng 2.10)

Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay thì lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng và là thước đo hiệu quả sản xuất kinh doanh của hầu hết các Công ty. Khả năng sinh lời vừa là động cơ kinh doanh vừa là cơ sở để mỗi Công ty tồn tại và phát triển. Tạo ra, duy trì và gia tăng khả năng sinh lời là mong muốn của tất cả các chủ thể có lợi ích gắn liền với Công ty. Do vậy, phân tích tài chính cần chỉ ra được khả năng sinh lời của Công ty là do đâu, cao hay thấp so với các doanh nghiệp khác, nguyên nhân và giải pháp thúc đẩy, khắc phục. Tuy nhiên, riêng với Công ty TNHH Dệt 8 – 3 ta có thể thấy một vấn đề đó là hầu hết các chỉ tiêu sinh lời của Công ty năm 2011 đều không có ý nghĩa bởi vì trong năm 2011, Công ty gần như ngừng mọi hoạt động sản xuất kinh doanh để thực hiện di dời, thêm vào đó việc được hỗ trợ quá nhiều từ Công ty Cổ phần Dệt Phong Phú đã làm khoản thu nhập khác của Công ty tăng đột biến quá nhiều gây ảnh hưởng đến ý nghĩa của các chỉ tiêu tài chính. Chính điều này làm cho các chỉ tiêu sinh lời của Công ty năm 2011 trở nên ít ý nghĩa so sánh. Tuy vậy các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của Công ty năm 2012 vẫn có ý nghĩa về mặt phân tích. Khả năng sinh lời Công ty TNHH MTV Dệt 8 – 3 được thể hiện ở bảng 2.10.

Qua bảng ta thấy, tất cả các chỉ tiêu sinh lời của Công ty trong năm 2012 đều âm cho thấy Công tác quản trị doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Công ty năm 2012 là chưa tốt. Cụ thể:

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần hay hệ số sinh lời hoạt động (ROS): ROS của Công ty năm 2012 là -4,68%, điều này có nghĩa là để tạo ra 100 đồng doanh thu thuần Công ty phải mất tới 104,68 đồng chi phí. Như vậy, trong năm việc giám sát các hệ số chi phí hoạt động trong tổng doanh thu

5757 57

thuần của Công ty là không tốt, Công ty chưa quản lý tốt từng loại chi phí hoạt động của mình.

Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (ROAE): Phản ánh khả năng sinh lời của toàn bộ tài sản mà không tính đến nguồn hình thành tài sản. Năm 2012, ROAE của Công ty là -0,96%. ROAE nhỏ hơn không, Công ty không có khả năng trả lãi vay cho chủ nợ bằng lợi nhuận tạo ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn kinh doanh bình quân (ROA): ROA của Công ty năm 2012 là -1,66%. Do trong năm 2012, Công ty có tổng lợi nhuận kế toán trước thuế âm nên Công ty không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nên ROA của Công ty bằng với tỷ suất lợi nhuận trước thuế vốn kinh doanh.

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE): Năm 2012 ROE của Công ty là -5,35%, trung bình trong năm cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đem vào sản xuất kinh doanh thì chủ sở hữu Công ty lỗ 5,35 đồng.

2.2.1.2.5. Phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ số tài chính qua phương trình DUPONT.

* Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh doanh:

LNST Doanh thu thuần ROA = x

Doanh thu thuần VKD bình quân

= Tỷ suất LNST trên doanh thu (ROS) x Vòng quay VKD. Năm 2012: -1,66% = - 4,68% x 0.36

Năm 2011: 17,05% = 1007,25% x 0,02

Ta thấy, ROA năm 2012 giảm mạnh so với năm 2011 là do tốc độ giảm của hệ số lãi ròng năm 2012 nhanh hơn tốc độ tăng của vòng quay VKD trong năm. Do đó, để cho ROAtăng trong năm tới, bên cạnh việc công ty chú trọng vào việc ổn định và tăng tốc độ quay vòng VKD thì công ty phải có biện pháp để tăng ROS

5858 58

thông qua công tác quản lý chặt chẽ chi phí, giảm chi phí để tăng lợi nhuận kinh doanh.

* Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn chủ sở hữu

Ta có phương trình Dupont:

LNST DT thuần VKD bình quân ROE = x x

DT thuần VKD bình quân VCSH bình quân 1

ROE = x Vòng quay VKD x

1 – Hệ số nợ Năm 2012: -5,35% = -4,68% x 0,36 x 1/(1 – 0,68)

Năm 2011: 77,47% = 1007,25% x 0,02 x 1/(1 – 0,74)

Năm 2011, trong một trăm đồng vốn chủ sở hữu bình quân đưa vào SXKD mang lại 77,45 đồng lợi nhuận sau thuế là do 100 đồng VKD bình quân có 74 đồng hình thành từ nợ vay, sử dụng bình quân 1 đồng vốn kinh doanh tạo ra 0.02 đồng doanh thu thuần và 100 đồng doanh thu thuần có 1007 đồng lợi nhuận sau thuế. Đến năm 2012 thì trong một trăm đồng vốn chủ sở hữu bình quân đưa vào SXKD thì Công ty lỗ 5,35 đồng lợi nhuận sau thuế là do 100 đồng VKD bình quân có 68 đồng được hình thành từ nợ vay, sử dụng bình quân 1 đồng vốn kinh doanh tạo ra 0.36 đồng doanh thu thuần, nhưng 100 đồng doanh thu thuần trong năm làm công ty bị lỗ 4,68 đồng.

Phân tích khả năng sinh lời thông qua phương trình Dupont cho phép ta xác định được ảnh hưởng của chi phí, khối lượng sản phẩm tiêu thụ và hệ số nợ của

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình tài chính và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên dệt 8 – 3 (Trang 52 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w