HÌNH 2.7 CƠ CẤU TÀI SẢN

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình tài chính và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên dệt 8 – 3 (Trang 46 - 52)

- Trung tâm thương mại: Có chức năng kinh doanh các mặt hàng bông, sợi và các sản phẩm may mặc Tìm kiếm thị trường, mở rộng các đại lý giớ

HÌNH 2.7 CƠ CẤU TÀI SẢN

4646 46

Cuối năm 2012, tổng tài sản doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng là 397,54 tỷ đồng. Trong đó, TSNH là 169,9 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 42,71%, TSDH là 227,65 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 57,29%. Trong đó TSNH giảm 6,61 tỷ ứng với tỷ lệ giả là 28%. TSDH giảm 4,86 tỷ ứng với tỷ lệ giảm là 2,09%. Tài sản ngắn hạn giảm chủ yếu là do các khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho.

Trong TSNH: Chiếm tỷ trọng tỷ trọng lớn nhất là các khoản phải thu ngắn hạn là 115,76 tỷ chiếm tỷ trọng là 68,13%. Tăng chủ yếu là do phải thu khách hàng, trả trước cho người bán và phải thu nội bộ ngắn hạn tăng 100%. Trả trước cho người bán đầu năm là 14,85 tỷ đồng, cuối năm là 20,37 tỷ đồng tăng 5,5 tỷ tăng 37,18%. Phần lớn tiền tăng lên có được là nhờ khoản phải thu khách hàng do doanh nghiệp ngày càng mở rộng công việc kinh doanh với nhiều khách hàng mới, mở rộng chính sách tín dụng để đẩy mạnh tiêu thụ. Các khoản phải thu khác chiếm tỷ trọng lớn, đầu năm chiếm 74,73% và cuối năm chiếm 52,66% trong khoản phải thu, chứng tỏ công ty đã tận dụng một cách triệt để các nguồn lực nhàn rỗi để thu lợi. Mặc dù khoản phải thu tăng lên 43,48% TSNH cuối năm, nhưng trong tình hình công ty đi vay nhiều và phụ thuộc nhiều vào yếu tố bên ngoài thì khoản mục này tăng lên có nghĩa là công ty bị chiếm dụng vốn nhiều, tức là vòng quay VLĐ và hiệu quả VKD giảm đi, ảnh hưởng không tốt đến tình hình công nợ. Điều này được lý giải do chính sách thu hồi nợ của Công ty không tốt, khách hàng tăng nợ về cuối năm. Hơn nữa với tình hình thị trường hiện nay thì việc tăng nguồn vốn bị chiếm dụng sẽ khiến cho công ty tăng chi phí sử dụng vốn. Tuy nhiên, công ty vẫn nên đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, tránh bị chiếm dụng vốn quá lâu gây ứ đọng vốn. Nếu công ty quản lý không tốt các khoản này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn và khả năng huy động vốn đầu tư vào SXKD trong tương lai.

4747 47

Tiền và các khoản tương đương tiền: Ta thấy tỷ trọng vốn bằng tiền ở thời điểm cuối năm 2012 giảm 2,74 tỷ so với đầu năm. Cụ thể, tiền mặt giảm 101,66 triệu đồng với tỷ lệ giảm 84,56%. Bên cạnh nguyên nhân chủ quan (công tác quản lý không tốt…) thì những biến động khách quan (lạm phát, sự đi xuống, bất ổn của nền kinh tế trong và ngoài nước những năm gần đây) cũng góp phần tạo ra sự thay đổi đó. TSNH khác tăng với 4,37 tỷ ứng với 40,09% chủ yếu là tăng do thuế GTGT được khấu trừ. Tuy nhiên, vốn bằng tiền giảm nhanh sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp đối với các khoản nợ đến hạn. Vì vậy yêu cầu đặt ra đó là công ty cần có chính sách dự trữ tiền hợp lý để có thể đáp ứng được nhu cầu thanh toán khi cần thiết.

Hàng tồn kho: Hàng tồn kho là khoản mục chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tài sản ngắn hạn, so với đầu năm thì cuối năm hàng tồn kho giảm 3,89 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 15,95%, tỷ trọng chiếm 5,88%, về cuối năm Công ty giảm mức dự trữ tồn kho. Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty là sản xuất sợi và dệt may do đó hàng tồn kho của công ty chủ yếu tập trung vào các thành phẩm đã hoàn thành, sản phẩm dở dang. Số còn lại tập trung vào giá trị nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ. Đối với ngành dệt may thời trang thì luôn biến động về xu hướng, vì vậy nếu hàng tồn kho quá lớn dẫn đến tình trạng lỗi thời, sản phẩm khó tiêu thụ, đặc biệt việc bảo quản hàng tồn kho khó, dễ gây cháy, chi phí quản lý kho tăng. Như vậy tồn kho của công ty là phù hợp với đặc trưng ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là Công ty cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành sản phẩm, sản xuất sản phẩm theo đúng đơn hàng, đảm bảo chất lượng tốt nhất cho sản phẩm để bàn giao cho đối tác sớm nhằm thu hồi vốn, tránh để vốn ứ đọng làm tăng chi phí sử dụng vốn.

Trong TS dài hạn:

4848 48

Đầu tư tài chính dài hạn: Cuối năm 2012 giảm so với đầu năm là 4,86 tỷ, ứng với tỷ lệ giảm là 2%. Một phần trong đầu tư tài chính dài hạn là đầu tư dài hạn khác: Đầu tư cổ phiếu, góp vốn và ủy thác. Nguyên nhân chủ yếu do tài sản cố định giảm, tuy các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng nhưng tài sản cố định giảm nhanh hơn làm cho tài sản dài hạn giảm. Đầu tư tài chính dài hạn tăng cho thấy sự cố gắng tìm hiểu và quyết tâm thực hiện lĩnh vực kinh doanh. Điều này dự báo khả năng mang lại cho công ty lợi nhuận cao xong cũng rất mạo hiểm. Công ty cần đề phòng và tìm phương pháp hạn chế rủi ro.

Tài sản cố định: TSCĐ ở thời điểm cuối năm 2012 giảm so với đầu năm 2012 là 14,3 tỷ ứng với mức giảm 7,7%. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang năm qua cũng giảm nhẹ. Đầu tư vào TSCĐ hữu hình cũng giảm hơn so với đầu năm 10,2 tỷ. Cụ thể, tài sản cố định hữu hình giảm 10,21 tỷ đồng ứng với tỷ lệ giảm 6,2%, mặc dù nguyên giá tăng nhưng giá trị hao mòn lũy kế tăng nhanh hơn đã làm cho tài sản cố định hữu hình giảm. Trong khi tài sản cố định giảm thì các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng, so với đầu năm 2012 thì cuối năm 2012, các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng 10 triệu đồng.

Như vậy, qua phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản của công ty trong năm 2012 ta thấy tổng tài sản của Công ty giảm, chủ yếu do tài sản ngắn hạn giảm. Về cơ cấu tài sản cuối năm 2012 so với đầu năm 2012 có sự thay đổi, nếu như ở đầu năm 2012 tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng tài sản thì cuối năm 2012 tài sản dài hạn đã chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng tài sản của Công ty, tuy vậy ta cũng có thể thấy rằng sự chuyển dịch về cơ cấu tài sản là không nhiều.

* Phân tích tình hình công nợ: (Bảng 2.4)

Ở thời điểm đầu năm 2012, Công ty có số công nợ phải trả lớn hơn so với cuối năm 2012 là 63,7 tỷ đồng. Các khoản phải thu của Công ty tại cuối

4949 49

năm 2012 tăng 35 tỷ đồng. Như vậy cuối năm 2012, việc chiếm dụng vốn của công ty đã xấu đi so với đầu năm 2012.

Các khoản phải thu: Cuối năm 2012, các khoản phải thu đều tăng với tỷ lệ lớn hơn so với đầu năm 2012, trong đó: Phải thu khách hàng tăng 5,05 tỷ chiếm 15,74%. Khoản trả trước cho người bán tăng 5,52 tỷ (37,17%), chứng tỏ uy tín của Công ty giảm, các khách hàng buộc công ty phải trả tiền trước khi nhập hàng. Các khoản phải thu khác cũng tăng (do tăng các khoản BHXH, BHYT phải thu người lao động, phải thu nội bộ cũng tăng).

Các khoản phải trả: Tất cả các khoản nằm trong nợ phải trả đều giảm. Phải trả người bán giảm 29,28 tỷ ứng với tỷ lệ giảm 49,87% do Công ty đã thanh toán tiền hàng với công ty Dệt may Việt Nam. Thuế và các khoản phải trả Nhà nước giảm 8,6 tỷ (41,66%) do kinh doanh của công ty không tốt, giá vốn hàng bán quá cao dẫn đến không có lợi nhuận từ SXKD nên thuế phải nộp nhà nước cũng giảm. Khả năng chiếm dụng vốn giảm, uy tín của công ty đối với phía nhà cung cấp và khách hàng bị hạn chế. Công ty cần có những biện pháp đề đảm bảo khả năng thanh toán tiền cho nhà cung cấp đúng thời hạn, nâng cao uy tín, chất lượng của Công ty. Mặt khác, Công ty cũng cần quản lý tốt các khoản phải thu, có biện pháp thu hồi công nợ để hạn chế ứ đọng vốn trong khâu lưu thông.

2.2.1.1.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (bảng 2.5)

Qua bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh qua hai năm 2011 – 2012 ta có thể đánh giá về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty như sau: Tổng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty năm 2012 là 154,07 tỷ đồng, tăng 147,26 tỷ tương ứng mức tăng 21,63 lần so với năm 2011. Nguyên nhân có sự tăng đột biến về doanh thu thuần như vậy là do năm 2011 là năm mà quyết định của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thi hành, Công ty phải di dời địa điểm sản xuất về Hưng Yên. Như vậy, trong

5050 50

năm 2011 tình hình sản xuất và kinh doanh của Công ty tạm thời bị gián đoạn. Sang năm 2012, khi công việc di dời hoàn tất, Công ty trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường tại địa điểm mới, doanh thu thuần bán hàng tăng.

Tổng giá vốn hàng bán năm 2012 là 157,73 tỷ đồng lớn hơn doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ làm cho lợi nhuận gộp của Công ty là -3,66 tỷ đồng. Công tác quản lý chi phí trong giá vốn của Công ty trong năm đầu đi vào sản xuất tại địa điểm mới là không tốt. Nguyên nhân xuất phát từ sự gián đoạn sản xuất năm 2011 đến khi sản xuất trở lại, trước tình hình kinh tế khó khăn năm 2012, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, thêm vào đó Công ty chưa thực sự thích nghi trong môi trường làm việc mới.

Doanh thu hoạt động tài chính năm 2012 là 8,22 tỷ đồng, tăng 2,99 tỷ (57,09%) so với năm 2011, chi phí tài chính trong năm là 5,16 tỷ. Hoạt động tài chính trong năm mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2012 của Công ty là -9,12 tỷ đồng tăng 39,82 tỷ đồng (81,36%) so với năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2011, hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Công ty buộc phải dừng lại để thực hiện di dời, không có doanh thu trong khi các chi phí tiền lương nhân công, chi phí khấu hao, chi phí quản lý doanh nghiệp vẫn phải trả. Điều này làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty trong năm 2011 âm.

Công tác quản lý chi phí ngoài giá vốn: Năm 2012, ngoại trừ chi phí bán hàng tăng còn lại các chi phí khác như chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp đều giảm. Chi phí bán hàng tăng là điều dễ hiểu vì năm 2012 là thời gian Công ty hoạt động và bán hàng trở lại. Cụ thể, tổng chi phí bán hàng năm 2012 là 2,11 tỷ tăng 1,41 tỷ so với năm 2011, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm mạnh 10,2 tỷ đồng xuống còn 6,4 tỷ. Như vậy, trong năm 2012

5151 51

công tác quản trị chi phí ngoài giá vốn của Công ty tốt hơn so với năm 2011,

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình tài chính và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên dệt 8 – 3 (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w