69 Ô nhiễm do sinh hoạt đô thị

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý môi trường tỉnh thái bình theo hướng phát triển bền vững (Trang 69 - 73)

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG TỈNH THÁI BÌNH THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

69 Ô nhiễm do sinh hoạt đô thị

- Ô nhiễm do sinh hoạt đô thị

Vận động phát triển đun nấu gia đình bằng khí tự nhiên (gas) hay dùng điện thay cho than tổ ong và dầu hoả, giữ gìn đường phố sạch sẽ là một biện pháp hữu hiệu để giảm ô nhiễm bụi. Rác thải cần phải được thu gom và xử lý triệt để.

- Ô nhiễm do hoạt động của các cơ sở công nghiệp

Bố trí tập trung các cơ sở sản xuất vào khu, cụm công nghiệp là biện pháp quan trọng hàng đầu để kiểm soát ô nhiễm. Khu, cụm công nghiệp cần phải đặt ở cuối hướng gió, cuối nguồn nước so với khu dân cư, xung quanh khu, cụm công nghiệp cần có vành đai cây xanh để giãn cách với các khu dân cư hoặc đô thị. Áp dụng các công nghệ tiên tiến trong sản xuất. Khuyến khích sử dụng các công nghệ sạch với lượng thải ít. Cụ thể đối với các máy sản xuất gạch ngói có công suất lớn cần phải lắp đặt các bộ khử bụi tĩnh điện ESP. Đối với các cơ sở sản xuất gạch cần đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất gắn liền với bảo vệ cảnh quan môi trường.

- Ô nhiễm do hoạt động giao thông

Đảm bảo các phương tiện tham gia giao thông đều đạt được mức độ phát thải khí, bụi cho phép theo tiêu chuẩn của Việt Nam tại thời điểm đăng kiểm. Tiến hành thanh tra đột xuất đối với các phương tiện nghi ngờ có mức khí thải lớn hơn mức cho phép, đảm bảo các điểm kinh doanh nhiên liệu trên địa bàn đều có nguồn gốc nhiên liệu rõ ràng, đáp ứng các tiêu chuẩn mà Nhà Nước cho phép tại thời điểm đó, xây dựng mới và nâng cấp chất lượng của hệ thống hạ tầng giao thông đồng thời với việc đầu tư phương tiện máy móc, con người để quản lý tốt giao thông, tăng cường hình thức hoạt động giao thông công cộng, ngoài ra ở những nơi thích hợp thì việc trồng cây xanh cũng có tác dụng giảm mức độ ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông.

- Ô nhiễm do tiếng ồn, rung động

Biện pháp hiệu quả nhất là không quy hoạch các vùng nhạy cảm (khu dân cư, trường học, bệnh viện, công sở...) nằm trong phạm vi chịu ảnh hưởng từ các nguồn ồn, rung. Ngoài ra còn cần thực hiện một số biện pháp sau:

+ Đối với nguồn ồn dạng điểm (chủ yếu là máy móc tại các cơ sở sản xuất): tiến hành giám sát các nguồn ồn, rung. Nếu mức ồn, rung vượt quá mức cam kết BVMT trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của các cơ sở đó,

70

hoặc vượt quá tiêu chuẩn của Việt Nam thì phải đình chỉ sản xuất cho đến khi các cơ sở đó thực hiện đầy đủ các biện pháp giảm thiểu và đạt được tiêu chuẩn cho phép.

+ Đối với nguồn ồn, rung dạng tuyến (chủ yếu do các phương tiện tham gia giao thông), một mặt giám sát các phương tiện giao thông đạt được các TCVN về độ ồn, còn cần phải đảm bảo sự vận hành tốt của hệ thống hạ tầng giao thông. Tại những điểm nhạy cảm có thể lắp đặt biển báo về hạn chế sử dụng còi, hạn chế tốc độ hoặc tải trọng phương tiện.

b) Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước do nước thải

Xây dựng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp cho từng cơ sở sản xuất, các khu, cụm công nghiệp.

Xây dựng các hệ thống xử lý nước thải đô thị bằng các hồ sinh học. Nâng cấp và xây dựng mới hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt ở các khu đô thị.

Đối với các nguồn gây bẩn (các mương dẫn nước thải, hồ chứa nước thải, các bãi rác, nghĩa trang) phải xây dựng lại lớp chống thấm bằng đất sét hoặc vật liệu chống thấm có hệ số thấm 10-6 - 10-7 cm/s với chiều dày 50 - 60 cm.

Cần xây dựng các trạm cấp nước tập trung theo thôn hoặc xã, tiến tới lập các công ty quản lý khai thác nước dưới đất ở từng huyện.

Hình 3.2: Các qui trình để xử lý nƣớc cống rãnh hoặc nƣớc thải các nhà máy công nghiệp

Thái Bình vùng đất thấp, lượng ao, hồ còn tương đối nhiều và đây phương pháp hữu hiệu để xử lý nguồn nước thải.

Nước thải Chưa xử lý

Bể lọc tự hoại Nước thải đã xử lý Cống rãnh

Nước thải Chưa xử lý

Bể lọc tự hoại Bãi lọc ngầm Nước thải đã xử lý Sông rạch

71

c) Giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất

Áp dụng kỹ thuật canh tác phù hợp với điều kiện thực tế trong vùng: xây dựng các mô hình kinh tế sinh thái cho cho từng khu cụ thể nhằm cải tạo đất và nâng cao độ phì cho đất, tránh khai thác làm thoái hoá đất. Nhân rộng các mô hình VAC (vườn - ao - chuồng).

Khuyến khích đầu tư thâm canh tăng vụ với các công thức bón phân cân đối với từng loại cây trồng và từng loại đất. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất và an toàn về môi trường.

Đầu tư nghiên cứu và áp dụng công nghệ sinh học để tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi có khả năng kháng bệnh cao và chất lượng tốt phục vụ xuất khẩu. Phát triển tập đoàn cây đa mục đích, cây cố định đạm trong hệ thống canh tác nông nghiệp. Đồng thời tăng cường hợp tác trong ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ giữa 4 nhà “Nhà quản lý - nhà khoa học - nhà nông - nhà kinh doanh, chế biến” trong sản xuất nông nghiệp.

d) Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải rắn

- Xây dựng từ 2-3 nhà máy xử lý rác thải tập trung với công suất mỗi nhà máy 150 – 200 tấn/ngày, xây dựng các điểm thu gom rác thải tại các huyện, thị để tập trung rác thải đưa vào các khu xử lý.

- Lựa chọn công nghệ xử lý và đổ thải chất thải rắn hợp lý đối với từng loại chất thải rắn. Có thể lựa chọn một trong các công nghệ thường dùng: chôn lấp, làm phân compost và thiêu đốt , nhưng đồng thời cũng có thể áp dụng những công nghệ mới mà điều kiện kinh tế – kỹ thuật của tỉnh cho phép.

Hình 3.3: Cách xử lý chất thải đô thị

Rác thải đô thị

Giấy, kim loại, nhựa dẻo… Vải vụn, cao su, da thuộc, giẻ… Xà bần, sành sứ, chất xơ,… Chất hữu cơ dễ phân hủy,… Tái chế Thiêu đốt Chôn lấp Chôn, đốt hoặc tái chế

72

KẾT LUẬN

Quản lý môi trường theo hướng phát triển bền vững trở thành một chiến lược phát triển mới. Chiến lược này đòi hỏi chính quyền, người dân tỉnh Thái Bình phải có tư duy môi trường trong hành vi, lối sống, trong quyết định các chiến lược và chính sách phát triển. Thực thi nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về môi trường không chỉ đơn thuần là nghĩa vụ công dân mà chính là bảo vệ sự sinh tồn, phát triển không chỉ Thái Bình mà còn cả Đất nước.

Thái Bình là một tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng, lại chịu ảnh hưởng của vùng tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, nên tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cả về nông nghiệp và công nghiệp, mức sống người dân được cải thiện. Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế - xã hội cùng với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã tạo ra nhiều áp lực đối với môi trường trên địa bàn, nhưng công tác quản lý môi trường tỉnh Thái Bình vẫn còn nhiều thách thức và hạn chế: thiếu thống nhất trong tổ chức quản lý về BVMT, quản lý môi trường theo hướng phát triển bền vững còn nhiều yếu kém, các Ủy ban BVMT chưa phát huy được vai trò, triển khai các quy hoạch BVMT còn chậm, chồng chéo, các công cụ pháp lý, công cụ kinh tế, công cụ thông tin chưa hiệu quả, xử lý nước thải chưa được quan tâm đúng mức cả về kinh phí đầu tư và công nghệ.

Bền vững môi trường không bao giờ đối nghịch và cản trở phát triển ở Thái Bình, mà đòi hỏi Thái Bình nên có bước phát triển khác đi, sao cho tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn bảo tồn được hệ tự nhiên và tăng trưởng phúc lợi xã hội – nhân văn. Điều này đòi hỏi tỉnh Thái Bình cần phải có những biện pháp quản lý môi trường một cách có hiệu quả, thống nhất từ chính quyền đến người dân thông qua kiểm soát dân số, xóa đói giảm nghèo, khai thác khoáng sản một cách hợp lý, xanh hóa nền kinh tế, nâng cao nhận thức môi trường, hoàn thiện và thực thi có hiệu quả cơ sở luật pháp về BVMT là các vấn đề cốt lõi của quản lý môi trường theo hướng phát triển bền vững.

73

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý môi trường tỉnh thái bình theo hướng phát triển bền vững (Trang 69 - 73)