Công tác triển khai, thực hiện việc quản lý môi trường

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý môi trường tỉnh thái bình theo hướng phát triển bền vững (Trang 46 - 52)

CHƢƠNG 2: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG TỈNH THÁI BÌNH

2.3.4.Công tác triển khai, thực hiện việc quản lý môi trường

a) Công tác tuyên truyền giáo dục, phổ biến và thực thi các văn bản

pháp luật về môi trường

Trong những năm qua, thành phố đã tích cực đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về chính sách và văn bản pháp luật trong lĩnh vực phát triển bền vững môi trường dưới nhiều hình thức như: tập huấn, phát động các phong trào, chiến dịch và xây dựng các mô hình phát triển bền vững. Tuy nhiên việc thực thi pháp luật về môi trường ở cấp huyện còn yếu kém, vẫn

47

mắc bệnh thành tích làm cho có, cho đủ nên người dân nảy sinh tâm lý coi thường quyết định của chính quyền cơ sở.

Điển hình là làng Mẹo, ở thôn Phương La, Xã Thái Phương, huyện Hưng Hà là làng dệt lâu đời, nổi tiếng với các sản phẩm dệt thủ công, được người tiêu dùng trong nước và thế giới ưa chuộng. Nghề dệt Phương La có cách đây hơn 800 năm và đang phát triển mạnh. Tuy nhiên, kinh tế phát triển, người dân Phương La cũng phải đối mặt với nạn ô nhiễm môi trường.

Qua kết quả xét nghiệm của Sở nguyên Môi trường tỉnh Thái Bình năm 2012 về nước thải, hàm lượng chất rắn lửng, oxy hóa, sulfua vượt quá tiêu chuẩn của Việt Nam cho phép từ 3 – 10 lần. Ô nhiễm làng nghề đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người dân.

Theo thống kê của trạm y tế xã, tỷ lệ người mắc bệnh viêm phổi, mắt hột, bệnh ngoài da, tiêu hóa ở Thái Phương cao gấp 4 – 5 lần so với những xã khác. Một số diện tích lúa của bà con gieo cấy ở đây mắc chứng bệnh “ trẻ mãi không già”. Cây lúa phát triển xanh tốt nhưng không làm đòng, trổ bông.

Trước thực trạng này, UBND tỉnh Thái Bình đã có các quyết định về việc tạm đình chỉ hoạt động nấu, giặt, tẩy, nhuộm phát sinh nước thải gây ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp. Trong số các doing nghiệp bị tạm dừng hoạt động, có 3 doanh nghiệp đề xuất UBND tỉnh đồng ý, gồm công ty TNHH CBA, xí nghiệp dệt may xuất khẩu Nam Thành, công ty Minh Tâm.

Tuy nhiên, năm 2011, trong Báo cáo đề xuất của UBND Xã Thái Phương khẳng định, công ty TNHH CBA và xí nghiệp đệ may xuất khẩu Nam thành đã xây dựng xong hệ thống xử lý nước thải, qua nhiều lần lấy mẫu thử nghiệm đều đạt tiêu chuẩn xả ra môi trường và được cấp giấy phép hoạt động trở lại. Nhưng hai công ty này chưa có cửa xả thải riêng để các cơ quan chức năng và cộng đồng giám sát.

Công ty Minh Tâm chưa được cấp giấy phép hoạt động trở lại vẫn tiếp tục hoạt động. Các cơ sở hộ gia đình, khi bị chính quyền địa phương lập biên bản, quyết định đình chỉ đã di chuyển máy móc, thiêt bị nấu, giặt, nhuộm và sau đó vẫn ngang nhiên quay trở về CCN hoạt động sản xuất, kinh doanh, xả thải ra môi trường gây ô nhiễm.

Như vậy có thể nhận thấy, hầu như tất cả các doanh nghiệp và hộ gia đínhản xuất trên địa bàn xã Thái Phương đều và đang tìm cách lách quyết định. Trong tình hình hiện nay, tuyệt đại đa số các doanh nghiệp và tổ, hộ gia

48

đình không có khả năng xây dựng, vận hành hệ thống nước thải. Ngay cả với doanh nghiệp đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải như ba doanh nghiệp CBA, Nam Thành và Minh Tâm cũng không chấp hành nghiêm túc việc này.

Khi lấy mẫu nước xét nghiệm thì đạt tiêu chuẩn, nhưng sau đó để giảm chi phí, doanh nghiệp lại giảm lượng hóa chất xử lý nước thải, mà chủ yếu sử dụng bằng hình thức sục khí, cắt nguồn điện không vận hành lien tục, nên vẫn gây ô nhiễm môi trường…Chưa kể, lượng nước thải cua số hộ gia đình nằm xen trong khu dân cư có các lò nấu, tẩy, nhuộm nhỏ vẫn “lén lút” hoạt động và xả nước hải chưa xử lý ra môi trường.

Năm 2012, dù đã được chính quyền huyện Hưng Hà giao quyền thực hiện các biện pháp ngăn chặn nước thải gây ô nhiễm, nhưng việc tịch thu các phương tiện gây ô nhiễm có giá trị lớn lại vượt quá quyền hạn của UBND xã.

Vì thế, từ đây đã nảy sinh tâm lý coi thường quyết định cảu chính quyền cơ sở. Một số hộ sản xuất đã bị UBND huyện Hưng Hà ra quyết định xử lý vi phạm hành chính, ưng không chấp hành. Tiếp đó, UBND huyện ra quyết định cưỡng chế, nhưng các hộ đã tự ý phá xích cổng, cửa và niêm phong cưỡng chế hoạt động trở lại. Có hộ còn chuyển sang hoạt động vào ban đêm.

b) Thiết lập quan hệ quốc tế trong quản lý môi trường bền vững

Bước đầu thực hiện có hiệu quả, đã có kế hoạch về chính sách thu hút việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực môi trường để tận dụng được nguồn vốn, khoa học kĩ thuật, công nghệ và kinh nghiệm quản lý nhằm nâng cao chất lượng môi trường ở thành phố.

c) Xây dựng, quản lý và tiến tới xã hội hóa các công trình BVMT, các

công trình có liên quan đến quản lý môi trường.

Xã hội hóa công tác môi trường với mục tiêu nhằm nâng cao trách nhiệm của cộng đồng đối với việc BVMT đồng thời tận dụng được nguồn lực vốn có của xã hội để đầu tư, xây dựng và phát triển các công trinhftrong công tác bảo vệ môi trường bước đầu khá hiệu quả. Tuy nhiên, một số lĩnh vực chưa xã hội hóa như: cây xanh, năng lượng, thoát nước, quan trắc và phân tích môi trường, công nghệ a) môi trường… điều này đã làm giảm hiệu quả trong công tác quản lý môi trường.

d) Công tác bảo vệ môi trường

49

+ Tỷ lệ thu gom và phân loại các chất thải rắn đô thị

Theo Báo cáo nghiên cứu quản lý chất thải rắn tại Việt Nam ở thành phố Thái Bình việc thu gom, lượng rác thải được thu gom ngang với một số đô thị đặc biệt, đô thị loại 1 như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng. Việc xử lý chất thải rắn đô thị đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường.

Tại các thị trấn thuộc các huyện, chất thải rắn cũng không được phân loại từ nguồn, thu gom lẫn lộn bằng phương pháp thủ công, phương tiện thô sơ, lạc hậu như dùng xe cải tiến, xe đẩy tay nên tỷ lệ thu gom chưa cao đạt khoảng 67-74% (huyện Tiền Hải cao nhất đạt 74%)

Do xử phạt vi phạm của tỉnh vẫn chưa nghiêm và ý thức của người dân trong giữ gìn vệ sinh môi trường chưa cao nên trong tỉnh vẫn xảy ra tình trạng rác không được thu gom vứt rác bừa bãi ra ao, hồ, mương, rãnh, khu đất trống gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị.

+ Thu gom và xử lý chất thải rắn công nghiệp

Công tác thu gom và xử lý chất thải rắn công nghiệp của vẫn còn nhiều bất cập và yếu kém.

Tỷ lệ thu gom và phân loại các chất thải rắn công nghiệp: tại nhiều đơn vị sản xuất công nghiệp trong tỉnh đã tiến hành công tác phân loại và thu gom riêng chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại. Tuy nhiên, tỷ lệ thu gom và phân loại các chất thải rắn công nghiệp trong tỉnh chưa cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với chất thải rắn côn nghiệp nguy hại thì, hầu hết các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, vấn đề thu gom và phân loại, lưu giữ chất thải công nghiệp nguy hại chưa được quan tâm. Còn tại các nhà máy có qui mô lớn, vấn đề này mới bắt đầu và chưa thực sự được quan tâm đúng mức.

Vấn đề tái chế và xử lý chất thải rắn công nghiệp: đối với CTR công nghiệp có thể tái chế như giấy, bìa carton, bao bì, túi nilon, vải vụn, xỉ than,… đều được các cơ sở sản xuất công nghiệp phân loại và hợp đồng với đơn vị có chức năng để tái chế. Đối với CTR công nghiệp là rác thải đang là vấn đề bức xúc. Hiện nay, tỉnh Thái Bình có 6 khu công nghiệp tập trung đã đi vào hoạt động gồm: KCN Nguyễn Đức Cảnh, KCN Phúc Khánh, KCN Tiền Hải, KCN Sông Trà, KCN Gia Lễ và KCN Cầu Nghìn. Nhưng các khu công nghiệp này đều chưa bố trí khu vực tập kết rác thải công nghiệp và trong tỉnh chưa có bãi chôn lấp chất thải rắn công nghiệp.

50

Về xử lý và thải bỏ chất thải rắn công nghiệp nguy hại: Hiện nay, Thái

Bình chưa có đơn vị có chức năng thu gom và xử lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại gây khó khăn cho vấn đề xử lý và thải bỏ chất thải rắn công nghiệp nguy hại. Một số cơ sở sản xuất kinh doanh phát sinh chất thải nguy hại lớn thì tiến hành phân loại, thu gom và lưu giữ theo quy định và hợp đồng với đơn vị có chức năng ngoài tỉnh vận chuyển xử lý. Các cơ sở còn lại đang lưu giữ chất thải nguy hại trong khuôn viên cơ sở, chưa có biện pháp xử lý triệt để.

+ Thu gom và xử lý chất thải rắn y tế

Trong lưu vực sông Hồng – Thái Bình theo thống kê của Sở Y tế Thái Bình năm 2013 có 48 cơ sở y tế thuộc danh sách theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có 04 bệnh viện do Bộ Y tế quản lý, 03 cơ sở do Bộ Quốc phòng quản lý và 41 cơ sở do các tỉnh quản lý. Theo thống kê báo cáo, có 41/48 cơ sở đã đầu tư xây dựng mới và cải tạo hệ thống xử lý chất thải y tế, 07/48 cơ sở còn lại đang tiếp tục triển khai xử lý ô nhiễm triệt để ô nhiễm môi trường. Hiện đã có 26/48 cơ sở (chiếm 54,2%) được công nhận ra khỏi danh sách gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64.

Tại các trạm y tế xã, phường, công tác quản lý chất thải y tế chưa được quan tâm và thực hiện, chưa thực hiện xử lý chất thải y tế trước khi xả thải ra môi trường theo quy định.

Tại các viện/Trung tâm y tế dự phòng, hiện nay thực hiện xử lý nước thải sơ bộ bằng bể tự hoại, chưa có hệ thống xử lý nước thải.

Tại các cơ sở y tế đào tạo y, dược đã làm phát sinh chất thải y tế, tuy nhiên các cơ sở mới thực hiện xử lý ban đầu hoặc chưa xử lý với chất thải y tế, hầu hết không có hệ thống xử lý chất thải y tế rắn và lỏng.

- Thu phí bảo bệ môi trường

Khó khăn và bất cập trong quá trình xác định đối tượng chịu phí và tính toán thải lượng, xác định mức phí

Công tác hướng dẫn kê khai phí bảo vệ môi trường, thu phiếu kê khai, thẩm định phí nước thải công nghiệp còn gặp nhiều khó khăn từ các cơ sở do nhận thức chưa đầy đủ về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp dẫn đến một số cơ sở không hợp tác, tránh né việc hướng dẫn kê khai, không nộp phiếu kê khai.

51

Việc phân định đối tượng nộp phí nước thải công nghiệp và nức thải sinh hoạt trong Thông tư liên tịch 125/TTLT-BTC-BTNMT chưa được cụ thể dẫn tới việc đối với các cơ sở chỉ có nước thải sinh hoạt gặp phải sự thắc mắc của cơ sở.

+ Khó khăn và bất cập trong quá trình thu, nộp phí

Nhiều cơ sở sản xuất vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Thái Bình, số phí phải nộp một năm thấp, không bằng số kinh phí phải chi ra phục vụ cho việc thu phí của Sở Tài nguyên và Môi trường.

Việc triển khai thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt tại một số thị trấn còn gặp nhiều khó khăn. Giá nước sinh hoạt cộng thêm phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt làm tăng việc chi trả của nhân dân trong khi mức sống của đại bộ phận nhân dân tỉnh Thái Bình chưa cao. Sự so sánh nảy sinh giữa các hộ dân sử dụng nước máy (mới chiếm khoảng 30%) và các hộ dân sử dụng nước từ nguồn khác (giếng khoan, ao, sông…).

Đối với các cơ sở cố tình không chấp hành việc thẩm định tính phí hoặc trốn tránh tại các văn bản ban hành chưa có quy định cụ thể quyền hạn xử lý cho Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc một cơ quan chuyên trách dẫn đến khó khăn cho công tác thu phí.

+ Khó khăn và bất cập trong quản lý, sử dụng phí

Việc sử dụng kinh phí được trích tại 20% trên tổng số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp thu được cho đơn vị trực tiếp thu phí sử dụng gặp phải một số vướng mắc, gồm: 5% chi cho công, vật tư trực tiếp thu phí không đủ chi phí và 15% chi cho công tác phân tích lần hai: phần kinh phí này đối với công tác phân tích lần hai không sử dụng hết.

e) Thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các cơ sở sản xuất kinh doanh

Công tác triển khai cấp bản cam kết bảo vệ môi trường ở cấp huyện còn chậm. Năng lực xem xét hồ sơ để cấp còn nhiều hạn chế.

Việc theo dõi quản lý sau khi cấp phép, cấp quyết định phê chuẩn đánh giá tác động môi trường còn thiếu phần chặt chẽ. Các văn bản hướng dẫn của Bộ về thủ tục môi trường cho các cơ sở đang hoạt động triển khai chậm.

52

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý môi trường tỉnh thái bình theo hướng phát triển bền vững (Trang 46 - 52)