Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý môi trường tỉnh thái bình theo hướng phát triển bền vững (Trang 54 - 58)

CHƢƠNG 2: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG TỈNH THÁI BÌNH

2.4.2. Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường tỉnh Thái Bình

Vai trò quản lý của chính quyền địa phương về công tác bảo vệ môi trường là rất quan trọng. Khi công tác quản lý môi trường yếu sẽ chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các hậu quả về môi trường của địa phương đó.

55

a )Cơ cấu tổ chức và quản lý môi trường

Hầu hết các các xã các cán bộ vừa làm công tác quản lý đất đai vừa làm công tác quản lý môi trường hoặc công tác khác, năng lực cán bộ còn hạn chế. dẫn đến hiệu quả quản lý thấp bởi các vấn đề ô nhiễm môi trường, xuất phát từ tại cơ sở, hộ dân và gắn liền với cuộc sống của người dân.

Việc ban hành hướng dẫn triển khai thực hiện về cơ cấu tổ chức các ngành còn thiếu, chưa có quy định rõ ràng về việc hình thành bộ máy quản lý môi trường trong các ngành. Vì vậy việc triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý môi trường thuộc lĩnh vực quản lý và phối hợp liên ngành chưa hiệu quả.

Việc huy động sự tham gia của các tầng lớp nhân dân trong quản lý môi trường, giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh chưa thực sự thường xuyên và mạnh mẽ.

Văn bản luật pháp trong công tác quản lý và bảo vệ di sản đã được ban hành chưa thực sự đủ mạnh, công tác quản lý vùng di sản còn chồng chéo, thiếu cơ chế quản lý đa ngành, nhận thức của cộng đồng chưa cao, chưa có ý thức bảo vệ di sản trong quá trình khai thác, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ quan trắc môi trường và thu gom rác còn thiếu.

Hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa có cán bộ chuyên trách về bảo vệ môi trường, vì vậy công tác quản lý bảo vệ môi trường đôi khi còn mang tính hình thức.

b) Thể chế, chính sách

Bên cạnh những tiền đề rất thuận lợi cho việc phát triển các quy định về bảo vệ môi trường, thực tế thi hành các quy định này đã cho thấy một số hạn chế nhất định.

- Chưa hoàn thành một số chỉ tiêu môi trường theo Nghị quyết số 117/2003/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh đặt ra, đòi hỏi phải có văn bản mới để tiếp tục thực hiện.

- Đầu tư của Nhà nước cho hoạt động bảo vệ môi trường còn ở mức khiêm tốn. Phần lớn kinh phí sự nghiệp môi trường của tỉnh hiện đang được chi cho công tác công cộng chiếm 99,6% trong tổng số kinh phí chi cho sự nghiệp môi trường, không phù hợp với Thông tư liên tịch số 45/2012/TTLT- BTC-BTNMT về hướng dẫn việc quản lý kinh phí chi cho môi trường.

56

- Vấn đề lồng ghép môi trường trong các quy hoạch ngành chưa đạt yêu cầu, các hoạt động phát triển của các ngành cơ bản chỉ coi trọng đến hiệu quả kinh tế, chưa chú ý đến việc giải quyết các ảnh hưởng xấu tới môi trường. Thiếu quy hoạch tài nguyên nước (nước mặt, nước dưới đất, nước biển) nên cơ sở pháp lý và dữ liệu phục vụ công tác quản lý còn hạn chế.

- Hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường chưa hoàn chỉnh hoặc không phù hợp gây khó khăn trong công tác quản lý (Nghị định 21/2006/NĐ-CP, Thông tư 05/2009/TT-BTNMT...). Sự ràng buộc trách nhiệm pháp lý đối với môi trường chưa được cụ thể, rõ ràng, việc áp dụng các chế tài trong lĩnh vực vi phạm luật bảo vệ môi trường còn hạn chế.

- Lực lượng Cảnh sát môi trường mặc dù đến nay vẫn chưa có thẩm quyền khởi tố điều tra, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường, khó xác định được các hậu quả gây ra đối với môi trường. Các cơ quan chức năng còn lúng túng trong xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, đặc biệt là trong việc ra quyết định đình chỉ, cấm hoạt động đối với những cơ sở gây ô nhiễm môi trường.

- Việc tuyên truyền phổ biến hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến BVMT chưa sâu rộng, khoảng 2-3 lớp/năm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc tuân thủ pháp luật môi trường chưa nghiêm túc..

c) Tài chính, đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường

Đến nay, toàn tỉnh chưa có thống kê đầy đủ về nguồn tài chính, đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường. Đây cũng chính là một trong những chỉ số đánh giá về sự quan tâm của xã hội đối với công tác bảo vệ môi trường. Mặc dù đầu tư cho công tác BVMT đã được nhà nước và các doanh nghiệp quan tâm không ngừng tăng lên trong thời gian qua, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn và còn tồn tại nhiều vấn đề bức xúc về môi trường vẫn đang diễn ra.

Nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước về thu phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản theo Nghị định 63/CP/2008 mới chỉ phân bổ cho công tác xây dựng cơ bản, hiệu quả đầu tư của một số công trình chưa cao, không giải quyết được triệt để, tận gốc các vấn đề môi trường do không ngăn chặn được tại nguồn gây ô nhiễm. Bên cạnh đó cơ chế phân bổ kinh phí từ nguồn này cũng cần được xem xét lại trên cơ sở có xét đến các địa phương

57

khác trong tỉnh ngoài các địa phương có hoạt động khai thác than nhằm giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc trên toàn tỉnh.

Theo quy định, kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm được bố trí bằng 1% tổng chi ngân sách Nhà nước, trong đó 15% từ ngân sách Trung ương, phần còn lại từ ngân sách địa phương. Tuy nhiên, nguồn kinh phí này đến nay cấp tỉnh và các địa phương vẫn chưa có sự phân bổ, cơ chế hạch toán rõ ràng, vẫn còn được giao chung vào sự nghiệp kinh tế, xây dựng cơ bản hay nguồn kinh phí không tự chủ. Mặt khác, trên 95% kinh phí môi trường được dành cho công tác vệ sinh môi trường, trong khi chưa đầy 5% dành cho các hoạt động môi trường khác như quan trắc, phân tích môi trường đất - nước - không khí, kiểm tra giám sát đánh giá hiện trạng môi trường. Việc sử dụng kinh phí cho việc phòng ngừa, ngăn chặn, cảnh báo về môi trường, cải thiện môi trường chưa được thực hiện. Ngân sách Nhà nước có nhiều khoản chi cho môi trường, nhưng nằm rải rác ở nhiều khoản chi tiêu của các bộ ngành, địa phương và các chương trình Nhà nước khác nhau.

Nguồn kinh phí thu được từ phí BVMT, trong đó 80% kinh phí thu được nộp vào ngân sách để chi cho công tác BVMT, tuy nhiên việc chi từ nguồn này chưa được phân bổ chi tiết.

Đối với các quy định về thu phí từ các nguồn thu khác như thu phí BVMT đối với chất thải rắn... vẫn chưa triển khai thực hiện được do còn thiếu các văn bản hướng dẫn cụ thể.

Một số đơn vị đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhưng lại không vận hành hoặc vận hành rất hạn chế để giảm thiểu chi phí sản xuất.

Trên thực tế vấn đề quỹ môi trường đã được đặt ra từ đầu năm 2003 theo Nghị quyết số 117/2003/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh nhưng đến nay Quỹ bảo vệ môi trường tỉnh mới thành lập (tháng 8/2010), cơ chế hoạt động và vai trò thẩm định mới chỉ dừng lại ở bước đầu...

Hỗ trợ quốc tế về phát triển bền vững môi trường còn rất hạn chế, thực hiện bằng nguồn vốn đối ứng và quy mô nhỏ.

d)Hoạt động giám sát, quan trắc, cảnh báo ô nhiễm môi trường

Công tác giám sát, quan trắc môi trường mới chỉ tập trung vào giám sát môi trường nước, không khí, các vấn đề môi trường khác như môi trường đất, đa dạng sinh học, quản lý môi trường chưa được thực hiện và ban hành bộ chỉ

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý môi trường tỉnh thái bình theo hướng phát triển bền vững (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)