CHƢƠNG 2: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG TỈNH THÁI BÌNH
2.2.2. Hiện trạng môi trường nước
a) Hiện trạng môi trường nước mặt lục địa - Các hoạt động gây ô nhiễm nguồn nước mặt
+Xả nước thải từ sản xuất nông nghiệp
Ngoài nhiệm vụ cung cấp nước, hệ thống sông ngòi còn đóng một vai trò rất quan trọng là trục tiêu thoát nước chính trên địa bàn tỉnh.
Tỉnh Thái Bình có hai hệ thống công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu nước cho sản xuất nông nghiệp là hệ thống thủy nông Bắc Thái Bình và hệ thống thủy nông Nam Thái Bình. Nước thải từ sản xuất nông nghiệp gồm nước thải từ các ruộng trồng lúa có các hoá chất của phân bón, các loại thuốc bảo vệ thực vật, nước thải từ chăn nuôi…đều tiêu ra hệ thống sông trục nội đồng và gây ô nhiễm nguồn nước mặt của hệ thống thuỷ lợi sau đó được tiêu ra biển và hạ lưu sông Trà Lý, sông Hồng và sông Hoá.
29
Theo thống kê Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Bình về hóa chất sử dụng trong nông nghiệp, hàng năm trung bình toàn tỉnh sử dụng gần 550.000 tấn phân bón hữn cơ, 210.000 tấn phân bón vô cơ và trên 620 tấn hoá chất thuốc bảo vệ thực vật các loại. Các loại phân bón và hoá chất BVTV một phần ngấm vào đất còn lại hoà tan trong nước ruộng tiêu thoát vào các kênh, sông trục tiêu của 2 hệ thống thuỷ lợi bắc và nam tỉnh, gây ô nhiễm nguồn nước mặt theo xu hướng ngày một tăng.
+ Xả nước thải sinh hoạt của các khu dân cư
Bốn con sông lớn: sông Hồng đi qua 29 xã thuộc các huyện Hưng Hà, Vũ Thư, Kiến Xương và Tiền Hải, sông Trà Lý đi qua 41 xã thuộc các huyện Hưng Hà, Vũ Thư, Đông Hưng, TP TháI Bình, Kiến Xương, Tiền Hải và Thái Thuỵ, sông Luộc đi qua 15 xã thuộc các huyện Hưng Hà, Quỳnh Phụ, sông Hoá đi qua 19 xã thuộc các huyện Quỳnh Phụ, Thái Thuỵ. Các sông lớn trên không trực tiếp tiếp nhận nước thải sinh hoạt mà chỉ đóng vai trò là nguồn cung cấp nước cho hệ thống tiêu thoát nước thải của các sông nội địa.
Các con sông trực tiếp nhận nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh bao gồm: sông Pari, sông Vĩnh Trà, sông Bồ Xuyên, sông Bạch, sông 3/2, sông Kiến Giang, sông Long Hầu, sông Diêm Hộ, sông Sa Lung và sông Tiên Hưng.
Nước thải sinh hoạt lớn và tập trung nhiều nhất là thành phố Thái Bình ước tính khoảng 8.350 m3/ngày đêm, tức là 3.047.750 m3/năm. Còn lại lượng thải sinh hoạt từ các cụm dân cư các xã, thị trấn vào hệ thống sông không nhiều do phần lớn các khu dân cư chưa có hệ thống tiếp nhận nước thải tập chung, nước thải chủ yếu được thu vào cống, rãnh đơn lẻ sau đó được xả vào hệ thống kênh mương nội đồng, ao hồ trong khu dân cư. Về mùa khô, phần lớn lượng nước nước thải ngấm xuống đất, mùa mưa, nước thải hoà cùng nước mưa chảy vào hệ kênh mương nông nghiệp và được tiêu ra hệ thống sông bằng động lực hoặc tiêu tự chảy.
+ Xả nước thải từ sản xuất của các làng nghề
Theo Sở Công Thương tỉnh Thái Bình tính đến năm 2013, trên địa bàn tỉnh đã có 242 làng nghề và 8 xã nghề được UBND tỉnh cấp bằng công nhận với 13 nhóm làng nghề chính như: ươm tơ, dệt vải, đồ da, chế biến lương thực, thực phẩm, mây tre đan, thủ công mỹ nghệ, thêu ren, cơ khí, tái chế phế liệu, dệt chiếu và sản xuất vật liệu xây dựng. Hiện số làng nghề đang được khôi phục, phát triển, mở rộng với các quy mô và cấp độ khác nhau nhưng công
30
nghệ sản xuất ít được thay đổi, chủ yếu vẫn dùng các công nghệ lạc hậu, sử dụng nhiều nhiên liệu đầu vào, sản phẩm phế thải còn nhiều. Bên cạnh đó là quy trình sản xuất không khép kín, hệ thống xử lý chất thải không được đầu tư, hệ thống tổ chức và quy chế quản lý môi trường các làng nghề chưa hoàn chỉnh cũng là những nguyên nhân quan trọng làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường của các làng nghề tăng, kéo theo hàng loạt những vấn đề về ô nhiễm không khí, nước mặt, nước ngầm…Sự ô nhiễm này sẽ lan rộng khi nguồn nước thải đổ vào các dòng sông gây ô nhiễm dòng chảy mặt, ở mức độ nhẹ thì chỉ gây ô nhiễm ngay vị trí xả thải, mức độ nặng sẽ là một đoạn sông, thậm chỉ là cả sông. Do vậy, vấn đề xả thải của các làng nghề vào các con sông cần được xem xét một cách nghiêm túc.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình về một số làng nghề điển hình về ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh là :
+ Làng nghề diệt, nhuộm xã Thái Phương với hơn 20 doang nghiệp dệt nhuộm, nước thải trong sản xuất không được xử lý làm ô nhiễm môi trường nước sinh hoạt nghiêm trọng.
+ Làng nghề mây tre đan xã Thượng Hiền (Kiến Xương), xã Thái Xuyên (Thái Thụy) sử dụng lưu huỳnh trong sấy nguyên liệu gây ô nhiễm không khí, sử dụng hóa chất tẩy trắng, tẩy mốc gây ô nhiễm nguồn nước.
+ Làng nghề tơ mũi xã Nam Cao (huyện Kiến Xương) mỗi năm sử dụng gần 300 tấn nguyên liệu và hơn 20 tấn hóa chất các loại như axit, xi li cát, xà phòng, thuốc tẩy. Tất cả các loại hóa chất nói trên sau khi sử dụng đều chảy ra vườn, ao hồ, cống rãnh, mương máng trên địa bàn xã.
+ Làng nghề trạm bạc xã Lê Lợi, Hồng Thái, Trà Giang (huyện Kiến Xương) công đoạn tẩy, rửa, làm bóng, tạo muối bạc, hóa bạc và mạ bạc gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng.
Hầu hết nước thải của các làng nghề không được xử lý. Trong số đó có làng nghề thải trực tiếp nước thải xuống hệ thống sông, có làng nghề thải về các kênh mương dẫn nước thuỷ lợi, được sử dụng cho nông nghiệp, về mùa mưa tiêu ra ngoài các sông chính nhờ hệ thống cống tiêu, trạm bơm tiêu.
+ Xả nước thải từ sản xuất của các khu, cụm công nghiệp
Theo quy hoạch phát triển các khu công nghiệp của tỉnh đến năm 2020 toàn tỉnh có 18 KCN với tổng diện tích 4.633 ha, 7 KCN đã được Chính phủ
31
chấp thuận là KCN Phúc Khánh, Nguyễn Đức Cảnh, Tiền Hải, Gia Lễ, Cầu Nghìn, Sông Trà và An Hoà trên diện tích 1.683 ha. Vào thời điểm hiện tại, hầu hết các KCN, CCN chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung , hàng năm phát sinh một lượng rất lớn nước thải.
Bảng 2.2: Khối lƣợng nƣớc thải sản xuất các KCN, CCN điển hình
STT Tên KCN, CCN Lƣợng nƣớc thải (m3/năm) 1 KCN Phúc Khánh 4.000.000 2 KCN Nguyễn Đức Cảnh 2.000.000 3 KCN Tiền Hải 2.500.000 4 CCN làng nghề Thái Phương 250.000 5 CCN làng nghề Nam Cao 150.000 6 CCN làng nghề Minh Lóng 100.000
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Bình)
Sự phát triển của công nghiệp kéo theo mặt trái của nó là vấn đề ô nhiễm môi trường. Vấn đề khí thải, nước thải của các nhà máy đang là vấn đề nổi cộm trên địa bàn tỉnh. Đa số các khu công nghiệp trong quá trình trình hồ sơ phê duyệt đều có báo cáo đánh giá tác động môi trường và hệ thống xử lý môi trường đạt tiêu chuẩn cho phép nhưng khi hoạt động thì hệ thống xử lý môi trường không được xây dựng, hoặc nếu có thì công nghệ xử lý không đạt yêu cầu. Nước thải của các khu công nghiệp hầu hết được xả ra hệ thống sông xương cá rồi mới tiêu ra các sông nội địa như Kiến Giang, Sa Lung, Tiên Hưng, Diêm Hộ. Do vậy việc xác định chính xác lượng nước thải ra các dòng sông là rất khó, thậm chí xác định lượng nước thải tại chỗ của các khu công nghiệp cũng rất khó khăn.
Như vậy một trong những nguồn gây ô nhiễm chính nước mặt của tỉnh là từ nước xả thải sản xuất của các KCN, CCN và làng nghề. Việc đầu tư xử lý nước thải công nghiệp sẽ là yêu cầu cấp bách tại thời điểm hiện tại.
+ Tình hình xâm nhập mặn
Mặn là hiện tượng xâm nhập của nước biển vào các cửa sông, về mùa khô dưới tác động của triều biển, cộng thêm gió khiến nước biển tạo thành dòng chảy từ biển vào sâu cửa sông trên nền của nguồn nước thượng lưu đổ về
32
trong thời kỳ kiệt. Độ mặn vượt mức tiêu chuẩn cho phép làm ảnh hưởng đến nguồn nước dùng sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và công nghiệp.
- Diễn biến ô nhiễm nguồn nước mặt lục địa
Diễn biến ô nhiễm hay diễn biến chất lượng nguồn nước mặt lục địa của tỉnh Thái Bình nằm ở hạ lưu sông Hồng phụ thuộc các yếu tố: trữ lượng dòng chảy của sông Hồng, trong các mùa, mức độ xả nước thải của các tỉnh vùng thượng lưu, cũng như mức độ xả nước thải gây ô nhiễm tại địa bàn của tỉnh.
- Diễn biến chất lượng nước trên các sông lớn (sông Hồng, sông Trà Lý, sông Luộc, sông Hóa)
Hình 2.1: Hàm lƣợng BOD5 trên các sông thuộc tỉnh Thái Bình
Trên cơ sở các tài liệu thu thập kết quả phân tích chất lượng nguồn nước mặt của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh năm 2012 cho phép định lượng đánh giá khái quát diễn biến chất lượng nước mặt lục địa cụ thể như sau:
+ Chất lượng nước mặt ở các con sông lớn trên địa bàn tỉnh đã có dấu hiệu của sự ô nhiễm, tại một số điểm đã vượt nhiều lần so với QCVN 08:2008/BTNMT (cột A1).
+ Bên cạnh tác động từ hoạt động sinh hoạt của nhân dân, từ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, các con sông lớn còn bị tác động bởi hiện tượng xâm nhập mặn: trung bình với độ mặn 1‰ và 4‰ thì sông
7.1 6.8 12.1 8.0 9.2 5.8 6.5 8.0 7.9 5.3 0 2 4 6 8 10 12 14 16 Sông Trà Lý, điểm cấp nước cho nhà máy
nước Thái Bình
Sông Trà Lý, điểm chảy vào Thái Bình
Sông Hồng, Cống Tân Đệ
Sông Hồng, xã Hòa Bình, Vũ Thư
Sông Hóa, xã Thụy Quỳnh, Thái Thụy
2010 2012 QCVN 08: 2008 (A1) QCVN 08: 2008 (B1)
33
Hồng vào sâu 10 km và 2 km, sông Trà Lý vào sâu 8 km và 3 km. Chiều dài xâm nhập mặn 1‰ xa nhất trên sông Trà Lý là 20 km và trên sông Hồng là 14 km.
- Diễn biến chất lượng nước trên hệ thống sông nội đồng
Diễn biến chất lượng nước trong hệ thống sông nội đồng không chỉ phụ thuộc vào nguồn gây ô nhiễm trong địa bàn tỉnh mà còn phụ thuộc rất lớn vào việc điều hành lấy nước từ các sông lớn và tiêu nước ra biển cũng như hạ lưu các sông lớn của hai hệ thống công trình thuỷ lợi ở từng thời đoạn trong năm.
Qua kết quả phân tích mẫu nước trên các sông trục chính nội đồng: sông Kiến Giang ở hệ thống thuỷ nông Nam Thái Bình và Sông Tiên Hưng - Sa Lung ở hệ thống thủy nông Bắc Thái Bình, cho thấy đã có dấu hiệu của sự ô nhiễm trên các sông nội đồng. Mức độ ô nhiễm của hệ thống sông nội đồng rất cao và có dấu hiệu tăng nhanh qua các năm, trong đó đặc biệt là sông Kiên Giang- nơi tiếp nhận trực tiếp nước thải sinh hoạt công nghiệp, nông nghiệp của khu vực phía nam tỉnh Thái Bình.
Các chỉ tiêu đặc trưng cho ô nhiễm nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp (như BOD, NH+4, COD, Fe, Coliform...) trong nước sông ở giai đoạn hệ thống trữ nước phục vụ cấp nước cho sản xuất nông nghiệp tăng rất cao, gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, xu thế ngày càng nghiêm trọng hơn.
- Diễn biến chất lượng nước trong hệ thống ao hồ
Số liệu Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình năm 2012 tại một số làng nghề điển hình trên địa bàn tỉnh cho thấy:
Ô nhiễm coliform trong mùa mưa ở hầu hết các ao cao hơn mùa khô nhiều lần. Diễn biến chất lượng nước các ao, hồ tại những nơi không có hệ thống cấp nước từ công trình thuỷ lợi, ao tự, các ao sử dụng cho mục đích chăn nuôi thủy cầm, thả cá…có dấu hiệu ô nhiễm NH4
+, NO2 , NO2
-
, Cl-, coliform. Các ao hồ tiếp nhận xả thải tại các làng nghề đang bị ô nhiễm nặng bởi vi sinh vật, các chất hữu cơ (COD, BOD5).
Hệ thống các ao, hồ tại sử dụng cho mục đích chăn nuôi thủy cầm, thả cá…có dấu hiệu ô nhiễm NH4+, NO2-, Cl-, coliform, còn lại hầu hết các chỉ tiêu đều đạt tiêu chuẩn QCVN 08: 2008/BTNMT. Các ao hồ tiếp nhận xả thải tại các làng nghề đang bị ô nhiễm nặng bởi vi sinh vật, các chất hữu cơ.
34
b) Hiện trạng môi trường nước dưới đất
Chất lượng nguồn nước ngầm trên địa bàn tỉnh đã có dấu hiệu bị ô nhiễm. Vào thời điểm hiện tại hầu hết các chỉ tiêu đều nằm dưới tiêu chuẩn, tuy nhiên qua các kết quả quan trắc hàng năm cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm đang có xu thế tăng lên qua các năm. Đặc biệt là tình trạng ô nhiễm kim loại Fe, As, Asen trong nguồn nước ngầm của tỉnh có diễn biến khá phức tạp.
Thái Bình tuy được đánh giá là có nồng độ nhiễm asen trung bình nhưng sự phát triển các KCN tăng cao và do nằm sát các nguồn ô nhiễm asen nặng như Hà Nội, Nam Định nên nguồn nước ngầm bị nhiễm asen đang có xu hướng tăng mạnh qua các năm. Đáng chú ý là tỉ lệ mẫu nhiễm Arsenic vượt chỉ tiêu cho phép (0.05mg/l) toàn tỉnh chiếm 12,53% tổng số mẫu thí nghiệm, trong đó có 3 huyện tỷ lệ nhiễm cao hơn bình quân chung, cao nhất là huyện Vũ Thư (29,59%), Hưng Hà (21,59%) và Tiền Hải (14,74%). Một số xã ven sông lớn có tỉ lệ mẫu nhiễm Arsenic vượt quy định rất cao từ 2-10 lần tỉ lệ cho phép như xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư có 94/100 mẫu, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư có 80/100 mẫu.
c) Hiện trạng môi trường nước biển ven bờ
Ô nhiễm môi trường từ khu công nghiệp tập trung do các hoạt động sản xuất của các cơ sở sản xuất trong và ngoài khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh gây ra, chất thải không qua xử lý thải trực tiếp ra lưu vực sông và đổ ra biển.
Bảng 2.3: Tổng thải lƣợng một số chất gây ô nhiễm đổ ra biển của một số hệ thống sông và cả nƣớc
Hệ thống sông Thông số, đơn vị: tấn/năm
Cu Pb Zn As Hg Cd NO3 PO4 Thái Bình 1101 154 3352 120 17 164 10466 9888 Hồng 2817 730 2015 448 11 118 24602 14860 Hàn 37 16 79 2475 36 Thu Bồn 62 16 192 7900 2500 Sài Gòn-Đồng Nai 102 2921 26 79570 10220 Mê Kông 1825 190 12775 982 13 128 134750 24750 Cả nước 14184 2063 21739 2.047 133 1082 273720 60971
35
Hình 2.2:Tổng thải lƣợng một số chất gây ô nhiễm đổ ra biển của một số hệ thống sông và cả nƣớc
Theo biểu đồ Thái Bình thải lượng chất gây ô nhiễm đổ ra biển chỉ sau hai hệ thống sông lớn của cả nước là sông Hồng và sông Mê Kông. Hàm lượng ô nhiễm chủ yếu của sông Thái Bình so với cả nước là NO3 (chiếm 41,43%) và PO4 (chiếm 39,14%).
Theo số liệu thống kê của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trung bình một năm, hoạt động sản xuất nông nghiệp của tỉnh sử dụng từ 250- 300 tấn thuốc bảo vệ thực vật và hàng trăm ngàn tấn phân bón hoá học các loại, đây là nguồn ô nhiễm phát sinh từ sản xuất nông nghiệp thải ra các sông nội đồng cùng với chất thải công nghiệp và sinh hoạt tập trung thải ra các cửa sông ven biển, đã thể hiện hàm lượng kim loại nặng và dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật tại các vùng cửa sông ven biển luôn cao hơn các vùng biển khác.
Khu công nghiệp (KCN) Tiền Hải rộng gần 250 ha bước đầu thu hút 36 dự án đầu tư. Hiện, đang có 27 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ yếu trong lĩnh vực sứ vệ sinh, thủy tinh pha lê và gạch ốp lát. Nhưng cho đến nay, KCN vẫn chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung. Bãi chứa và xử