Giải pháp cụ thể về quản lý để giải quyết các vấn đề môi trường tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý môi trường tỉnh thái bình theo hướng phát triển bền vững (Trang 64 - 65)

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG TỈNH THÁI BÌNH THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

3.2.1. Giải pháp cụ thể về quản lý để giải quyết các vấn đề môi trường tỉnh Thái Bình

Thái Bình

Đề xuất các giải pháp quản lý các nguồn thải và lượng chất thải từ các hoạt động phát triển nhằm giảm thiểu những tác động xấu đến một số thành phần môi trường chính như môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất.

a) Giải pháp quản lý môi trường không khí

- Đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp

UBND tỉnh Thái Bình phối hợp với Trường Đại học Y Thái Bình chủ trì hỗ trợ nông dân xử lý rơm rạ sau thu hoạch bằng phương pháp sử dụng chế phẩm vi sinh EMIC – YTB vật do Trường đại học Y Thái Bình nghiên cứu sản xuất.

Để phương pháp đạt hiệu quả, tiến tới mở rộng góp phần chấm dứt việc đốt rơm rạ sau gặt, cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể trong xã phải tích cực vào cuộc với phương châm “làm tới nơi, tới chốn”. Cùng với việc tích cực tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh, mỗi xã phải thành lập Ban chỉ đạo, đồng thời giao nhiệm vụ cho các bí thư chi bộ, trưởng thôn vận động, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện của các hộ đã nhận chế phẩm.

Chính quyền tỉnh Thái Bình nên phối hợp cùng với Đại học Y Thái Bình tổ chức tập huấn, hướng dẫn nông dân cách ủ rơm rạ bằng chế phẩm sau thu hoạch làm phân bón, hướng dẫn xử lý ơm rạ tại ruộng gặt lửng, cày lật. Phương pháp này có thể áp dụng thí điểm trước hết tại các huyện Thái Thụy, Quỳnh Phụ là những khu vực có diện tích và sản lượng lúa lớn nhất, sau đó sẽ áp dụng rộng ra Đông Hưng, Kiến Xương, còn thành phố Thái Bình là khu vực phát thải khí thấp nhất. Để giải quyết triệt để ô nhiễm không khí do đốt rơm rạ trên đồng ruộng tỉnh Thái Bình, Ban chỉ đạo các cấp cần cử lực lượng công an xuống từng thôn, xóm vận động nông dân không đốt rơm rạ và theo dõi sát sao nhằm ngăn chặn những cá nhân có ý định đốt rơm rạ sau mỗi vụ thu hoạch .

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý môi trường tỉnh thái bình theo hướng phát triển bền vững (Trang 64 - 65)