65 Đối với các cơ sở công nghiệp

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý môi trường tỉnh thái bình theo hướng phát triển bền vững (Trang 65 - 68)

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG TỈNH THÁI BÌNH THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

65 Đối với các cơ sở công nghiệp

- Đối với các cơ sở công nghiệp

Cần kiểm soát được các nguồn thải tĩnh. Thống kê các nguồn thải tĩnh, thu phí và cấp giấy phép thải cho mỗi nguồn, định kỳ kiểm tra, có thể xử phạt hoặc thu hồi giấy phép nếu chủ các nguồn thải không thực hiện đúng giấy phép.

Khuyến khích, thúc đẩy các cơ sở sản xuất áp dụng tiêu chuẩn ISO 14.000 – tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường - đây là một phương cách quản lý môi trường có tính toàn diện và hiện đại.

- Đối với các nguồn ô nhiễm di động (nguồn thải từ các phương tiện giao thông vận tải)

Các cơ quan chức năng cần đảm bảo các phương tiện cơ giới tham gia giao thông đều được đăng kiểm đúng hạn, trong đó có đạt được các tiêu chuẩn Việt Nam về khí tải tại thời điểm đăng kiểm. Vai trò chính để đảm nhận việc các chủ phương tiện nghiêm túc thực hiện đăng kiểm phương tiện đúng thời hạn ngoài việc tuyên truyền, giáo dục thì vai trò của lực lượng cảnh sát môi trường phối hợp với cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông là rất lớn. Ngoài ra còn cần phải thực hiện một số biện pháp hỗ trợ sau:

+ Quản lý chất lượng nhiên liệu dùng cho các phương tiện giao thông đảm bảo đúng chất lượng nhiên liệu theo tiêu chuẩn Việt Nam tại mỗi thời điểm. Tránh để nhiên liệu kém chất lượng lưu hành ví dụ dùng xăng pha chì hay dầu diezen có hàm lượng cao hơn mức quy định.

+ Khuyến khích, hỗ trợ phát triển các phương tiện sử dụng năng lượng sạch, hoặc phương tiện có hệ số phát thải thấp.

+ Ưu tiên phát triển giao thông công cộng, để giảm phát triển xe ô tô con, xe cá nhân.

+ Quy định các khu vực hạn chế hoặc cấm các xe ô tô con hoạt động. + Cải thiện hệ thống hạ tầng giao thông đồng thời với việc nâng cao năng lực quản lý và điều hành giao thông bằng cách nâng cao trình độ con người và sử dụng các kỹ thuật công nghệ truyền tin và thông tin hiện đại.

b) Giải pháp quản lý môi trường nước

Nếu nhìn nhận bài học từ việc quản lý môi trường không hiệu quả của các KCN như: KCN Gia Lễ (nằm trên địa bàn TP Thái Bình và một phần huyện Đông Hưng), KCN Cầu Nghìn (huyện Quỳnh Phụ), KCN sông Trà (TP Thái Bình) và KCN huyện Tiền Hải, có thể thấy việc giả bài toán giữa lợi ích

66

kinh tế và vấn đề ô nhiễm môi trường không chỉ đơn giản bằng các quyết định hay các biện pháp cưỡng chế mà cần có giải pháp hiệu quả về lâu dài.

Để xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường nước cần một đề án mở rộng CCN, di chuyển cơ sở dệt nhuộm và quy hoạch khu xử lý môi trường ngay từ đầu để tránh tình trạng ô nhiễm ngay tại khu dân cư như hiện nay, tiến hành lập dự án xử lý nước thải tập trung, trước mắt xử lý cho CCN, giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm làng nghề ở Thái Bình.

Gắn liền việc quản lý tài nguyên nước với quản lý các tài nguyên thiên nhiên khác như: đất, khoáng sản, sinh thái trong các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo hướng phát triển bền vững.

Đặt ra yêu cầu bắt buộc đối với các khu, cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp: KCN Gia Lễ (nằm trên địa bàn TP Thái Bình và một phần huyện Đông Hưng), KCN Cầu Nghìn (huyện Quỳnh Phụ), KCN sông Trà (TP Thái Bình) và KCN huyện Tiền Hải, phải xử lý nước thải trước khi đổ ra môi trường. Tổ chức, phân cấp giám sát định kỳ chất lượng nước thải theo các tiêu chuẩn Nhà nước tại các điểm đổ thải. Xử lý nghiêm khắc các cơ sở sản xuất vi phạm các tiêu chuẩn Nhà nước về nước thải khi đổ ra môi trường.

Thái Bình là vựa lúa lớn nhất của miền Bắc nên UBND tỉnh cần đặc biệt quan tâm đến các hoạt động làng nghề gây ô nhiễm môi trường nước, đặt công tác nghiên cứu khắc phục bệnh “trẻ mãi không già” của cây lúa ở huyện Hưng Hà lên hàng đầu để đảm bảo an ninh lương thực toàn miền Bắc.

+ Khai thác nước dưới đất phục vụ cho đô thị và công nghiệp

Xây dựng các quy định về đới bảo vệ vệ sinh các công trình khai thác nước dưới đất.

Quản lý chặt về việc cấp phép hành nghề khoan khai thác nước dưới đất nhằm đảm bảo kỹ thuật và không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Đưa ra các quy chế về bố trí các công trình dễ gây ô nhiễm cho nước dưới đất: như các công trình nước thải, các bãi rác thải, nghĩa trang...

Xử phạt nghiêm khắc đối với các tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm.

+ Khai thác nước dưới đất ở các vùng nông thôn.

Nâng cao nhận thức về nhu cầu sử dụng nước sạch cho cộng đồng, tạo ra các nhu cầu giải quyết vấn đề cấp nước sạch ở những vùng có điều kiện khó khăn.

67

Xây dựng mô hình cấp nước theo từng thôn, cụm dân cư với quy mô nhỏ nhưng có hiệu quả thiết thực.

Thành lập các cơ sở dịch vụ tư vấn do Nhà nước đảm nhiệm để triển khai các mô hình cấp nước thử nghiệm.

Trợ cấp vốn để hỗ trợ cho việc thực hiện các dự án cấp nước nông thôn. Xây dựng chính sách đối với các doanh nghiệp tư nhân hành nghề khai thác nước dưới đất ở các vùng nông thôn.

Xây dựng các quy định về việc bố trí các cơ sở công nghiệp nông thôn (làng nghề Thái Phương, làng nghề Đồng Xâm,...) nhằm tránh gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất.

c) Giải pháp quản lý môi trường đất

Tổ chức tốt việc triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2003, trong đó có nội dung tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai đến từng cán bộ quản lý, từng người dân, cải cách triệt để thủ tục hành chính trong quản lý đất đai, hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Triển khai, rà soát điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và thực hiện tốt phương án Quy hoạch sử dụng đất nhằm:

+ Đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai

+ Công khai các phương án quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật.

+ Cơ quan địa chính cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã trong tỉnh Thái Bình có trách nhiệm hướng dẫn việc triển khai thực hiện quy hoạch và cung cấp thông tin có liên quan cho chủ sử dụng đất để thực hiện.

+ Thực hiện quản lý đất đai theo quy hoạch, gồm việc thẩm định, xét duyệt dự án, giao đất theo đúng quy hoạch và trình tự quy định, giám sát, đôn đốc việc thực hiện quy hoạch, kiến nghị bổ sung và điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội theo pháp luật quy định.

d) Giải pháp quản lý chất thải rắn

Thực hiện quy hoạch các bãi chứa rác và xử lý rác tập trung ở các huyện, thị, đặc biệt là tại các khu đô thị, các khu, cụm công nghiệp, các làng nghề. Tỉnh đã quy hoạch 3 khu xử lý rác thải tập trung (Đại Đồng, Lý Thường Kiệt, Kim Động), mỗi cơ sở có công suất 150-200 tấn/ngày, có khả năng đáp ứng xử lý rác thải của tỉnh đến năm 2020.

68

Xây dựng mô hình chăn nuôi tổng hợp gắn với xử lý chất thải.

Tổ chức hoạt động thu gom, phân loại, vận chuyển và dịch vụ quản lý chất thải đủ mạnh, lập phương án thu gom và vận chuyển hợp lý.

Lập kế hoạch đầu tư nguồn vốn phục vụ quản lý chất thải, áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý chất thải rắn.

Nâng cao năng lực nhận thức và giáo dục cộng đồng tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường.

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý môi trường tỉnh thái bình theo hướng phát triển bền vững (Trang 65 - 68)