Đánh giá về hiện trạng môi trường Thái Bình

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý môi trường tỉnh thái bình theo hướng phát triển bền vững (Trang 52 - 54)

CHƢƠNG 2: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG TỈNH THÁI BÌNH

2.4.1.Đánh giá về hiện trạng môi trường Thái Bình

Hầu hết các KCN, CCN và nhiều làng nghề, đặc biệt là các cơ sở dệt nhuộm, chế biến nông sản... đã phát sinh nước thải sản xuất, gây ô nhiễm các sông ngòi lân cận, từ đó gây ô nhiễm cho các sông khác. Những nơi nguồn nước bị ô nhiễm nặng không khí cũng bị ô nhiễm theo chủ yếu là do khí thải và các tiếng ồn từ các thiết bị sản xuất. Tốc độ đô thị hóa và phát triển hạ tầng các KCN, CCN là những nguồn phát sinh chất thải rắn, bụi và tiếng ồn. Sự gia tăng dân số, phát triển ngành dịch vụ, du lịch làm gia tăng lượng nước cung cấp cho sinh hoạt cũng như gia tăng lượng nước thải cũng như rác thải sinh hoạt. Bên cạnh đó, việc sản xuất và sử dụng năng lượng gây ra một số tác động tiêu cực đối với môi trường. Tác động rõ nét nhất là việc gây ra ô nhiễm môi trường nước do hoạt động của các làng nghề tại Thái Bình. Ngoài ra, cùng với sự phát triển nông nghiệp còn kéo theo nhiều nguyên nhân biến đổi chất lượng môi trường. Việc hàng năm sử dụng hàng trăm nghìn tấn phân bón vô cơ, hữu cơ và hàng trăm tấn thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác nông nghiệp, chất thải trong chăn nuôi là các nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng đối với các nguồn nước mặt, nước ngầm và môi trường đất. Các vấn đề môi trường nêu trên biểu hiện cụ thể như sau:

a) Nguồn tài nguyên nước bị suy giảm về chất lượng và tổng lượng

Nguồn nước cấp cho các hoạt động dân sinh, kinh tế của tỉnh chủ yếu là các nguồn nước mặt của các con sông Hồng, Trà lý, Hóa. Tuy nhiên là một

53

tỉnh ven biển thường xuyên chịu tác động của xâm nhập mặn, vì vậy các huyện thuộc hạ lưu giáp biển (Thái Thụy, Tiền Hải) việc lấy nước từ các con sông nêu trên gặp rất nhiều khó khăn. Các huyện này chủ yếu lấy nước từ các con sông nội đồng (Kiên Giang, Diêm Hộ) nhưng các con sông này lại chính là nơi tiếp nhận các nguồn thải từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt và làng nghề từ Thành phố Thái Bình và các huyện thượng lưu. Như vậy các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước ở tỉnh Thái Bình được xác định là do nước xả thải từ sản xuất các KCN, CCN, từ sản xuất nông nghiệp, nước thải sinh hoạt của các khu dân cư, nước xả thải từ sản xuất của các làng nghề.

b) Gia tăng các loại chất thải

Lượng chất thải đặc biệt là chất thải đô thị ngày càng gia tăng với sự biến đổi ngày càng phức tạp về tính độc hại cũng như thành phần. Các nguồn thải chính là từ các KCN, CCN, các làng nghề tiểu thủ công nghiệp, chất thải từ các bệnh viện và chất thải sinh hoạt dân cư.

Tại một số địa phương nguồn vốn vay để xây dựng các công trình vệ sinh của ngân hàng chính sách xã hội còn thiếu về số lượng và diện bao phủ còn hẹp, hoạt động này chưa được phát động và tuyên truyền mạnh để khuyến khích người dân và doanh nghiệp vay vốn để xây dựng hệ thống xử lý các loại chất thải.

c) Suy giảm tài nguyên rừng và đa dạng sinh học

Hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển tỉnh Thái Bình rất phong phú và đa dạng, cần được bảo tồn và giữ gìn, định hướng phát triển kinh tế tiến ra biển của Tỉnh sẽ có những tác động tiêu cực nhất định đến hệ sinh thái này. Do các hoạt động phát triển trong giai đoạn thực hiện quy hoạch đặc biệt là hoạt động phát triển nuôi trồng thủy sản, kết hợp với việc phát triển hệ thống các trung tâm đô thị ven biển nên làm biến đổi thành phần loài, môi trường sinh thái khu vực ven biển, nhất là vùng rừng ngập mặn.

d) Biến đổi chất lượng môi trường không khí

Đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động quy hoạch tới môi trường không khí trong toàn tỉnh, trong đó tập chung vào các đô thị, các trục đường giao thông và các KCN, CCN và làng nghề tiểu thủ công nghiệp.

54

Nguyên nhân được xác định gây biến đổi chất lượng không khí tỉnh Thái Bình là từ các KCN, CCN, sự hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải, xây dựng cơ sở hạ tầng.

e) Biến đổi và suy giảm tài nguyên, môi trường đất

Đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động quy hoạch tới tài nguyên và môi trường đất tập trung vào các khía cạnh: tình trạng mở rộng đô thị/khu dân cư thiếu kiểm soát tại các vùng đất mới, các tuyến trục kinh tế và các trục đường giao thông, mất đất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp do chuyển đổi sử dụng đất và biến đổi khí hậu, ô nhiễm đất do sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật và các kim loại nặng trong đất, suy thoái đất, đất vùng ven biển bị nhiễm mặn.

f) Biến đổi khí hậu

Thái Bình nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng, có chịu ảnh hưởng rõ rệt của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Theo như dự báo trong kịch bản biến đổi khí hậu đưa ra, cuối thế kỷ này các vùng đồng bằng sông Cửu Long, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, khu vực vùng biển, Tiền Hải và Thái Thụy, Thái Bình sẽ chịu ngập lụt hàng năm, thậm chí bị chìm trong nước biển và lúc đó người dân ở những khu vực này sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Nước biển dâng đe dọa các công trình công nghiệp, giao thông, cảng biển, giàn khoan dầu khí, đê điều, sạt lở chân móng công trình, chi phí gia cố tăng cường là rất tốn kém. Không những vậy, nó còn làm giảm trữ lượng các loài thủy hải sản có giá trị kinh tế cao, đồng thời làm các quần xã sinh vật thay đổi cấu trúc và thành phần, trữ lượng bổ sung bị giảm sút, các chế độ thủy hóa, lý, sinh xấu đi, sinh vật biển bị tổn hại. Đối với hoạt động canh tác nông nghiệp, trong thời gian gần đây vào mùa khô, lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa nhiều lần, làm cây trồng khô héo nhanh chóng và có thể dẫn tới làm chết cây hàng loạt. Những đặc điểm cơ lý của đất như độ tơi xốp, độ liên kết, độ thấm, hàm lượng các chất dinh dưỡng và hàm lượng vi sinh bị giảm đi đáng kể, đất trở nên khô, cứng và bị nén chặt, giảm hiệu quả canh tác.

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý môi trường tỉnh thái bình theo hướng phát triển bền vững (Trang 52 - 54)