Hiện trạng các chất thải rắn

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý môi trường tỉnh thái bình theo hướng phát triển bền vững (Trang 38 - 43)

CHƢƠNG 2: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG TỈNH THÁI BÌNH

2.2.4. Hiện trạng các chất thải rắn

a) Chất thải rắn đô thị

Hiện nay, đô thị ở Thái Bình bao gồm: 1 thành phố Thái Bình và 9 thị trấn: Tiền Hải, Đông Hưng, Thanh Nê, Vũ Thư, Quỳnh Côi, An Bài, Diêm Điền, Hưng Hà, Hưng Nhân. Tại các đô thị này, khối lượng chất thải rắn phát sinh có tới 60–70% là chất thải rắn sinh hoạt. Theo điều tra năm 2009 cho thấy lượng với chất thải rắn sinh hoạt bình quân khoảng từ 0,5 đến 0,6kg/người/ngày, căn cứ mức độ gia tăng dân số của các đô thị cho thấy sự gia tăng về khối lượng chất thải rắn của các đô thị tỉnh như sau:

Bảng 2.6: Khối lƣợng rác thải đô thị tại các thị trấn trong tỉnh

TT Tên thị trấn (nghìn người)Số dân

Rác thải sinh hoạt (tấn/ngày) Rác thải đô thị (tấn/ngày) 1 Tiền Hải 6.221 3.73 5.33 2 Đông Hưng 9.32 5.59 7.99 3 Thanh Nê 9.296 5.58 7.97 4 Vũ Thư 4.35 2.61 3.73 5 Quỳnh Côi 5.547 3.33 4.76 6 An Bài 9.394 5.64 8.06 7 Diêm Điền 12 7.2 10.29 8 Hưng Hà 7.916 4.75 6.79 9 Hưng Nhân 14.957 8.97 12.81 Tổng 47.4 67.73

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Bình năm 2012)

Từ kết quả trên cho thấy tổng lượng rác thải sinh hoạt nói riêng và chất thải rắn nói chung phát sinh từ các đô thị có xu hướng gia tăng đều. Thành phần chất thải rắn này bào gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn

39

nguy hại. Trong đó, lượng chất thải rắn nguy hại này chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chủ yếu là chất thải rắn thông thường vô cơ và hữu cơ. Chất thải rắn hữu cơ chiếm tỷ lệ 40% gồm: rau, thức ăn thừa, thực phẩm thải bỏ,…chứa các thành phần dễ phân hủy. Chất thải rắn vô cơ chiếm tỷ lệ 60% gồm cao su, nhựa, giấy, bìa carton, giẻ vụn, kim loại, thủy tinh, gốm sứ, đất đá, gạch, cát, các loại vật liệu khác (trong đó có 48% là rác vô cơ khó phân hủy, 2,1% là thủy tinh, sành sứ, 2,8% là kim loại, vỏ lon (có thể mang đi tái chế), 4,2% giấy vụn, vải, carton, còn lại là đất và các chất khác 2,9%). Tỷ lệ phần trăm các chất có trong rác thải không ổn định, biến động theo mỗi địa điểm thu gom rác, khu vực sinh sống và phát triển sản xuất. Tỷ lệ chất thải vô cơ, hữu cơ tại các huyện, thành phố trong tỉnh được thống kê tại bảng sau:

Bảng 2.7: Tỷ lệ rác thải sinh hoạt tại tỉnh Thái Bình

STT Tên huyện Tỷ lệ rác thải sinh hoạt (%)

Vô cơ Hữu cơ

1 Kiến Xương 30,22 69,78 2 Tp Thái Bình 28,85 71,15 3 Quỳnh Phụ 80,14 19,86 4 Tiền Hải 29,50 70,50 5 Hưng Hà 25,03 74,97 6 Thái Thụy 31,28 68,72 7 Vũ Thư 14,93 85,07 8 Đông Hưng 31,45 68,55 Toàn tỉnh 31,15 68,85

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Bình năm 2012) b) Chất thải rắn công nghiệp

Chất thải rắn công nghiệp phát sinh từ sản xuất công nghiệp, tập trung chủ yếu ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các cơ sở sản xuất công nghiệp phân tán trong đô thị. So với lượng chất thải rắn sinh hoạt, lượng chất thải rắn công nghiệp ít hơn, bao gồm chất thải công nghiệp không nguy hại và chất thải rắn nguy hại. Mặc dù lượng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại chiếm khoảng 20% tổng lượng chất thải, lượng chất thải rắn nguy hại chiếm tỷ lệ ít hơn nhưng được coi là nguồn thải đáng lưu ý do chúng có nguy cơ gây hại cho sức khoẻ và môi trường rất cao và có xu hướng gia tăng, nếu không được quản lý chặt chẽ và xử lý hiệu quả sẽ tác động lớn đến phát triển

40

bền vững của môi trường. Thành phần chất thải rắn công nghiệp cũng rất khác nhau, tùy thuộc loại hình sản xuất của mỗi cơ sở sản xuất. Theo thống kê, lượng chất thải rắn công nghiệp tại một số khu công nghiệp trong tỉnh Thái Bình như sau:

Bảng 2.8: Khối lƣợng CTR phát sinh hàng năm tại các KCN trong tỉnh

STT

Khối lƣợng chất thải rắn (tấn/năm)

KCN Phúc Khánh KCN Nguyễn Đức Cảnh KCN Tiền Hải KCN Gia Lễ 1 Tổng khối lượng CTR phát sinh 696,0 991,0 277,0 109,0 2 Tổng khối lượng chất

thải sinh hoạt 459,0 612,0 132,0 88,0

3 Tổng khối lượng

CTR không nguy hại 189,6 303,2 116,0 16,8

4 Tổng khối lượng

CTR nguy hại 47,4 75,8 29,0 4,2

5 CTR được thu gom Tổng khối lượng 487,2 693,7 193,9 76,3

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Bình năm 2012) c) Chất thải rắn y tế

Theo Sở Y tế Thái Bình, năm 2013 trên địa bàn tỉnh có 22 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh và bệnh viện Đa khoa tuyến huyện với tổng số giường bệnh hiện nay là 4248 giường bệnh, 285 trạm y tế xã, phường trong đó có 267 trạm y tế thuộc các xã ở 7 huyện, tổng số giường bệnh tại các trạm y tế hiện có 855 giường

Chất thải rắn y tế bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại phát sinh từ các hoạt động khám, chữa bệnh, phẫu thuật, điều trị, ăn uống, sinh hoạt của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, cán bộ công nhân viên nhằm phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe con người.

Hiện tại, công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải y tế tại hầu hết các bệnh viện trong tỉnh đều tuân thủ theo Quy chế quản lý chất thải y tế ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

41

Tất cả chất thải rắn bệnh viện được phân loại ngay từ nguồn phát sinh, thu gom vào các túi có màu sắc khác nhau để phân loại, xử lý.

Bảng 2.9: Khối lƣợng rác thải y tế tỉnh Thái Bình

STT Tên huyện Khối lƣợng rác thải y tế

(kg/ngày) 1 Kiến Xương 20,5 2 Tp. Thái Bình 2.937,4 3 Quỳnh Phụ 77,5 4 Tiền Hải 51,7 5 Hưng Hà 58,3 6 Thái Thụy 135,7 7 Vũ Thư 276,67 8 Đông Hưng 255,4 Toàn tỉnh 3.813,1

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Bình năm 2012)

Qua bảng số liệu ta thấy thành phố Thái Bình là nơi thải ra lượng rác thải y tế chủ yếu với 2.937,4kg/ngày chiếm 77,03% toàn tỉnh, vì hầu hết các bệnh viện lớn và trường đại học y tỉnh Thái Bình đều ở thành phố. Ở các huyện lượng rác thải y tế đều chiếm tỷ lệ nhỏ hoặc không đáng kể, vì hầu như là các cơ sở y tế nhỏ lẻ phục vụ cho người dân trong huyện với trình độ chuyên môn hạn chế: huyện Vũ Thư (7,26%), Đông Hưng (6,7%), Thái Thủy (3,6%) toàn tỉnh. Lượng rác thải y tế ít nhất là Kiến Xương (0,54%), Tiền Hải (1,36%), Hưng Hà (1,53%).

d) Dự báo lượng thải và thành phần, mức độ độc hại và ô nhiễm các chất thải rắn

Cùng với sự phát triển công nghiệp hóa, tốc độ phát triển đô thị và dân số tăng nhanh thì lượng chất thải rắn hàng năm thải ra tại các đô thị Thái Bình từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, công nghiệp, thương mại, dịch vụ là rất lớn và phần lớn lượng chất thải này là không phân hủy được.

Đối với thành phố Thái Bình, dân số năm 2012 khoảng 220.000 người cộng với sự phát triển cao của công nghiệp dịch vụ thì lượng chất thải cần phải xử lý là rất lớn.

42

Đối với các thị trấn thuộc đô thị loại V của Thái Bình dự báo đến năm 2020 chất thải rắn tại các đô thị này như sau:

Bảng 2.10: Dự báo khối lƣợng CTR sinh hoạt tại các thị trấn trong tỉnh đến năm 2020 STT Tên thị trấn Dân số (người) CTR phát sinh/ngƣời/ngày (kg/người/ngày) CTR phát sinh/ngày (kg/ngày) 1 Quỳnh Côi 10.000 0,6 6.000 2 An Bài 15.000 0,6 9.000 3 Hưng Hà 12.000 0,6 7.200 4 Hưng Nhân 19.000 0,6 11.400 5 Đông Hưng 15.000 0,6 9.000 6 Tiên Hưng 12.000 0,6 7.200 7 Diêm Điền 70.000 0,6 42.000 8 Thái Ninh 10.000 0,6 6.000 9 Tiền Hải 80.000 0,6 48.000 10 Nam Trung 20.000 0,6 12.000 11 Thanh Nê 15.000 0,6 9.000 12 Vũ Quý 10.000 0,6 6.000 13 Vũ Thư 15.000 0,6 9.000

(Nguồn: Cục Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình năm 2012)

Lượng chất thải đô thị ngày càng tăng, tính độc hại và thành phần cũng biến đổi ngày càng phức tạp. Cùng với hàng ngàn tấn chất thải được sinh ra từ sản xuất công nghiệp, bệnh viện, lượng chất thải đô thị Thái Bình lên đến 220,3 tấn/ngày, riêng nội thành khoảng 160 tấn/ngày. Lượng chất thải này sau khi được phát sinh có thể thâm nhập vào môi trường không khí dưới dạng bụi hay các chất khí được phân hủy như H2S, NH3...rồi theo đường hô hấp đi vào cơ thể con người hay sinh vật. Một bộ phận khác, đặc biệt là các chất hữu cơ, các chất vô cơ thâm nhập vào nguồn nước hay môi trường đất rồi đi vào cơ thể con người qua thức ăn, nước uống. Hơn thế nữa chất thải rắn nếu không được thu gom xử lý hợp vệ sinh chất đống trên mặt đất sẽ làm mất vẻ mỹ quan, là nơi sinh mầm bệnh. Chất ô nhiễm dạng rắn có thể chuyển thành các chất ô nhiễm dạng khí hay dạng lỏng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người và sinh vật.

43

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý môi trường tỉnh thái bình theo hướng phát triển bền vững (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)