Hiện trạng tài nguyên rừng và đa dạng sinh học

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý môi trường tỉnh thái bình theo hướng phát triển bền vững (Trang 43 - 44)

CHƢƠNG 2: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG TỈNH THÁI BÌNH

2.2.5. Hiện trạng tài nguyên rừng và đa dạng sinh học

Sự suy thoái đa dạng sinh học diễn ra với tính chất nghiêm trọng hơn, nhanh hơn. Sự tuyệt chủng của các loài diễn ra nhanh hơn, các vụ thiên tai như cháy rừng, lũ lụt… diễn ra nhiều hơn với mức độ thiệt hại lớn hơn rất nhiều lần so với trước đây. Thiên tai không chỉ gây tổn hại về người mà nhiều loài động thực vật cũng bị suy giảm về số lượng.

Diện tích rừng ngập mặn ven biển có tăng nhưng sinh khối không tăng vì chủ yếu là rừng trồng mới hoặc phục hồi (hơn 7000 ha rừng).

Qua số liệu thống kê của Sở tài nguyên và Môi trường Thái Bình về sản lượng thuỷ sản khai thác trong các năm 2012 tương đương là 30 tấn, 33 tấn, 34 tấn, 36 tấn cho thấy sản lượng khai thác các năm tăng. Nhưng với cách thức khai thác hiện nay còn chưa khoa học, ý thức của người dân chưa cao, cách tiếp cận khai thác đới bờ chưa có sự tiếp cận tổng hợp hướng tới phát triển bền vững thì việc tăng sản lượng khai thác trên cũng có thể đồng nghĩa với sự suy giảm về số lượng của các loài tăng.

- Sự thay đổi và phát triển của các hệ sinh thái bãi triều ven biển theo hướng ngày càng tiến ra phía biển vì hàng năm các con sông lớn ở Thái Bình mang một lượng phù sa lớn bồi đắp các cửa sông, bãi bồi tiến ra biển hàng trăm mét trong một năm.

- Việc sử dụng lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoá học trong nông nghiệp với số lượng lớn và xu hướng tăng đã làm huỷ hoại môi trường sống của một số loài sinh vật sống ở đất và nước (một số loài đã bị huỷ diệt hoặc còn với số lượng rất ít, ví dụ đỉa nước ngọt..).

- Những tổn thất rừng ngập mặn kéo theo hàng loạt các biến đổi về môi trường, sinh thái trong khu vực. Thảm rừng ngập mặn có độ che phủ cao trở nên trơ trọi, bị chia cắt, môi trường đất bị ô nhiễm do quá trình phèn hóa gia tăng ở quy mô lớn, đất đai bị phát quang làm gia tăng quá trình rửa trôi do mưa, gia tăng quá trình lan truyền phèn, giảm đi quá trình bồi tụ phù sa do mất rừng, đa dạng sinh học bị suy giảm nhanh chóng, mất cân bằng sinh thái trong khu vực. Hậu quả nhãn tiền là nạn tôm chết hàng loạt ở các khu ven biển đến nay vẫn tiếp tục diễn ra. Ngoài ra, gần đây là quá trình mặn xâm nhập sâu ngày càng gia tăng đã tác động đến các hệ sinh thái nông nghiệp truyền thống trong khi khả năng thực thi các quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội trong khu vực chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

44

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý môi trường tỉnh thái bình theo hướng phát triển bền vững (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)