Nguồn nhân lực quản lý môi trường tại tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý môi trường tỉnh thái bình theo hướng phát triển bền vững (Trang 44 - 46)

CHƢƠNG 2: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG TỈNH THÁI BÌNH

2.3.2.Nguồn nhân lực quản lý môi trường tại tỉnh Thái Bình

Nguồn nhân lực Thái Bình hoạt động trong lĩnh vực quản lý môi trường bao gồm cán bộ chuyên trách và kiêm nhiệm ở cấp thành phố đến huyện, phường/xã. Bộ TN & MT UBND Công an tỉnh Sở TN & MT Các phòng chức năng Chi cục BVMT Cảnh sát môi trường

45

Như vậy, việc quản lý môi trường được thực hiện chặt chẽ từ cấp thành phố đến cấp huyện, có sự tham gia đồng thời của nhiều ban ngành, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý môi trường dược sâu sát với từng ngành, từng địa phương. Tuy nhiên, cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý nhà nước về môi trường chưa được hoàn thiện, trình độ năng lực hạn chế, số lượng cán bộ còn khá mỏng sẽ dẫn đến kết quả là hoạt động này sẽ không thống nhất và mang tính lệ thuộc. Cụ thể:

Cơ cấu nhân lực giữa các ngành chuyên môn đang có sự mất cân đối: theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình năm 2012, riêng quản lý đất đai chiếm 66.6% trên tổng số nhân lực, trong khi nguồn nhân lực tài nguyên nước và khí tượng thủy văn chiếm 1.1% và 1.2%, địa chất khoáng sản chiếm 1,5% nguồn nhân lực, nguồn nhân lực được đào tạo ở các chuyên ngành khác chiếm tới 29.6%.

Hình 2.4: Cơ cấu nhân lực quản lý môi trƣờng ở Thái Bình

Nhìn chung, đội ngũ công chức, viên chức của ngành tài nguyên và môi trường chưa đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng. Hầu hết các lĩnh vực quản lý đều thiếu công chức, viên chức.

Tình trạng quá tải trong công việc khiến cho các cán bộ quản lý nhiều khi sa vào giải quyết các công việc sự vụ, chưa dành nhiều thời gian cho các

66.6% 1.1%

1.2% 1.5%

29.6%

Quản lý đất đai Tài nguyên nước Khí tượng thủy văn Địa chất khoáng sản Chuyên ngành khác

46

hoạt động mang tính chiến lược cũng như các hoạt động nghiên cứu thực tiễn. Hiện nay, cán bộ quản lý đang tập trung nhiều ở lĩnh vực đất đai, trong khi đó cán bộ về môi trường, địa chất khoáng sản, tài nguyên nước, quản lý biển, biến đổi khí hậu, khí tượng thủy văn còn rất thiếu.

Bên cạnh đó, trình độ đội ngũ cán bộ ở thành phố Thái Bình và các huyện không đồng đều, đặc biệt là cấp huyện và cấp xã còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, cần được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn. Điều này có nguyên nhân do đội ngũ cán bộ ngành môi trường ở Thái Bình hình thành chủ yếu trên cơ sở đội ngũ cán bộ ngành địa chính trước đây. Khối lượng nhiệm vụ hiện nay tại địa phương chủ yếu vẫn tập trung giải quyết các vấn đề về quản lý đất đai, tuy nhiên, các vấn đề khác, nhất là về quản lý môi trường, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, biển ngày càng trở lên cấp thiết và cần bố trí một cơ cấu nhân lực phù hợp. Trong khi đó, chuyên ngành đào tạo của công chức, viên chức chủ yếu là quản lý đất đai, địa chính, nông nghiệp, kinh tế. Đối với các chuyên ngành môi trường, địa chất số lượng cán bộ còn chiếm tỷ lệ nhỏ hơn.

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý môi trường tỉnh thái bình theo hướng phát triển bền vững (Trang 44 - 46)