Hiện trạng môi trường không khí.

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý môi trường tỉnh thái bình theo hướng phát triển bền vững (Trang 26 - 28)

CHƢƠNG 2: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG TỈNH THÁI BÌNH

2.2.1.Hiện trạng môi trường không khí.

Thái Bình là một tỉnh trọng điểm trồng lúa của Đồng bằng sông Hồng. Hoạt động đốt rơm rạ trên đồng ruộng diễn ra rất phổ biến trên địa bàn tỉnh trong thời gian gần đây, gây ra nhiều hậu quả cho môi trường.

Khi đốt rơm rạ các chất hữu cơ trong rơm rạ và trong đất sẽ biến thành chất vô cơ nên tro than của rơm rạ cũng chỉ cung cấp được một lượng dinh dưỡng rất nhỏ cho đồng ruộng. Việc nung đốt ở nhiệt độ cao sẽ làm cho một lượng nước lớn trong đất bị bốc hơi. Một thửa ruộng nếu bị nung đốt nhiều lần sẽ làm cho đất biến chất và trở nên chai cứng.

Một tác hại khác của đốt rơm rạ là gây ô nhiễm môi trường. Bởi lẽ khi đốt rơm rạ, không chỉ có khí CO2 (dioxid cacbon) thải vào không khí, mà các khí độc khác như CH4 (metan), khí CO (cacbon monoxid) và một ít khí SO2 (dioxid sunfur) cũng thải vào. Hơn nữa, thành phần chủ yếu của rơm rạ là chất xenlulozơ, hemixenlulozơ và các chất hữu cơ kết dính. khi đốt cháy sẽ tạo ra các loại khí độc, con người hít vào sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là sẽ dễ mắc các chứng bệnh về đường hô hấp, gây co thắt phế quản và không loại trừ nguy cơ gây ung thư phổi.

Đốt bỏ rơm rạ còn là một sự lãng phí. Theo Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế trong 1 tấn rơm chứa 5-8kg đạm, 1,2kg lân, 20kg kali, 40kg silic và 400kg carbon.

27

Do vậy, đốt bỏ rơm rạ cũng có nghĩa là đã bỏ đi một lượng phân bón, chất dinh dưỡng cần thiết cho cây lúa.

Cuối cùng, việc đốt đồng còn tiêu diệt các loại côn trùng có ích, đây là một trong những nguyên nhân làm mất cân bằng sinh thái ruộng lúa - một trong những nguyên nhân gây bộc phát sâu bệnh trên đồng ruộng, buộc bà con nông dân phải sử dụng một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ, khiến chi phí sản xuất lúa cao.

Bảng 2.1: Lƣợng khí thải từ việc đốt rơm rạ trên địa bàn tỉnh Thái Bình

Nhân tố Hệ số phát thải (g/kg) Lƣợng thải ƣớc tính năm 2012 (× 103 tấn) Thái Thụy Kiến

Xƣơng Hƣng Đông Quỳnh Phụ

Tiền Hải Hƣng Thƣ Thái Tp. Bình Toàn Tỉnh PM25 8.3a 0.827 0.742 0.751 0.764 0.689 0.701 0.683 0.054 5.209 Pm10 9.1a 0.906 0.813 0.823 0.837 0.756 0.768 0.748 0.059 5.712 SO2 0.18b 0.018 0.016 0.016 0.017 0.015 0.015 0.015 0.001 0.113 CO2 1177a 117.2 105.2 106.5 108.3 97.77 99.35 96.8 7.60 738.8 CO 93a 9.262 8.312 8.415 8.557 7.725 7.849 7.651 0.600 58.37 NO2 2.28a 0.227 0.204 0.206 0.209 0.196 0.192 0.188 0.015 1.431 NH3 4.1c 0.408 0.367 0.371 0.377 0.341 0.346 0.337 0.027 2.573 CH4 9.59c 0.955 0.857 0.868 0.882 0.797 0.809 0.789 0.062 6.019 EC 0.51a 0.051 0.045 0.046 0.047 0.042 0.043 0.042 0.003 0.320 OC 2.99a 0.298 0.267 0.271 0.275 0.248 0.252 0.246 0.019 0.187

Nguồn: Trung tâm quan trắc và Mô hình hóa môi trường năm 2012

CO2 phát thải lớn nhất 738.8 nghìn tấn/năm chiếm 89,6% tổng lượng phát thải khí, tiếp đến là khí CO phát thải 58,4 nghìn tấn/năm chiếm 7,08% tổng lượng phát hải khí. Phần còn lại (3,35%) là các khí PM25, PM10, SO2, NOx, NH3, CH4, NMVOC, EC, OC. Kết quả tính toán lượng khí phát thải do đốt rơm rạ năm 2012 cho thấy mức đóng góp lớn nhất tập trung ở các huyện Thái Thụy, Quỳnh Phụ. Sau đó là Đông Hưng, Kiến Xương, còn thành phố Thái Bình là khu vực phát thải khí thấp nhất. Nguyên nhân là do Thái Thụy và Quỳnh Phụ là những khu vực có diện tích và sản lượng lúa lớn nhất.

28

Ngoài ra các khu vực tập trung sản xuất công nghiệp như như KCN Gia Lễ, KCN Thái Thọ, KCN Vũ Thư… cũng là những vị trí có hàm lượng bụi cao vượt mức cho phép.

Hàm lượng các khí độc hại như: SO2, NO2 cũng nằm trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng không khí xung quanh TCVN 3937- 2005.

Tiếng ồn tại phần lớn các điểm đo đặc biệt tại một số nút giao thông quan trọng như ngã tư Thanh Nê, KCN Gia Lễ,… đều vượt tiêu chuẩn nhất là trong những giờ cao điểm đối tại các đường giao thông.

Theo nguồn sức khỏe đời sống Việt Nam, từ lâu, tại xã An Bài, huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình), tình trạng một số lò vôi thủ công hoạt động trái phép vẫn diễn ra khá phổ biến. Hàng ngày, tại khu vực này có tới hàng chục ống khói của các lò vôi như những “vòi rồng” nhả khói đen mù mịt lên trời. Việc không đảm bảo các điều kiện trong khi hoạt động sản xuất đã khiến môi trường nơi đây từ nhiều năm qua bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Tại khu vực gần với lò vôi là các nhà dân sinh sống nhưng luôn trong cảnh “cửa đóng then cài” suốt ngày nhưng cũng không tránh khỏi bụi bẩn và tiếng ồn. Thực tế đã có nhiều người mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, viêm mũi dị ứng, ho mãn tính… Đề nghị chính quyền sở tại cần sớm có những biện pháp chấn chỉnh để tình trạng trên không còn tiếp diễn.

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý môi trường tỉnh thái bình theo hướng phát triển bền vững (Trang 26 - 28)