Tình trạng dinh dưỡng

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ y học thực trạng thiếu dinh dưỡng, một số yếu tố liên quan và đề xuất giải pháp can thiệp ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện việt yên - bắc giang, 2006-2008 (Trang 97 - 99)

3 xã của huyện Việt Yên

4.3.1. Tình trạng dinh dưỡng

Các quan sát dịch tễ học ở các nước đang phát triển và cả các nước cơng nghiệp phát triển đều cho thấy những người bị suy dinh dưỡng bào thai trước kia cĩ nguy cơ cao hơn với các loại bệnh trường diễn (bệnh về chuyển hố). Từ đĩ, người ta đã đặt ra giả thuyết “các bệnh cĩ nguồn gốc từ suy dinh dưỡng bào thai”.

Trong những năm tháng đầu tiên sau khi ra đời, những trẻ đã bị kém phát triển trong thời kỳ bào thai nếu lại bị nhiễm khuẩn kéo dài hoặc khơng được nuơi dưỡng tốt như khơng được cho ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng - đặc biệt là năng lượng, protein, vitamin A, kẽm, sắt càng làm cho tình trạng kém phát triển trở nên nặng thêm. Trẻ cĩ cân nặng theo tuổi thấp thường hay bị bệnh như tiêu chảy và viêm phổi. Người ta cũng đã thấy cĩ mối liên quan thuận chiều giữa mức suy dinh dưỡng nặng và tỷ lệ tử vong trẻ em. Riêng trong năm 1995, ước tính cĩ đến 11,6 triệu trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển bị tử vong vì tất cả các nguyên nhân khác nhau thì cĩ 6,3 triệu ca (chiếm 54%) bị suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi thấp. Hầu hết các ca trẻ em tử vong đĩ đều cĩ liên quan với suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi thấp.

Về chỉ tiêu chiều cao theo chỉ số HAZ-scores trung bình: Tại thời điểm

trước can thiệp (TCT) và sau can thiệp (SCT), chiều cao cải thiện rõ rệt ở nhĩm can thiệp so với nhĩm chứng. Chiều cao trung bình tính theo HAZscores ở nhĩm can thiệp là - 1,552 ± 1,590, sau can thiệp tăng lên - 1,265 ± 0,900 (p<0,05). Tích luỹ sau 6 tháng, mức tăng chiều cao ở trẻ thể hiện khá rõ ràng. Tuy nhiên, do can thiệp ngắn hạn nên chúng tơi khơng thể tính ra tỷ lệ SDD thấp cịi hay chiều cao trung bình mà chỉ quan sát theo HAZscores trung bình.

Trong khi đĩ, cùng thời gian ở nhĩm chứng khơng thay đổi về HAZ scores trung bình (theo HAZscores trung bình TCT là - 1,785 ± 1,037 và SCT là - 1,734 ± 0,977 – với p>0,05).

Về các chỉ số cân nặng Zscore: Zscore WAZ đều cải thiện tốt hơn ở nhĩm can thiệp so với nhĩm chứng sau 6 tháng can thiệp. Ở nhĩm can thiệp chỉ số Zscore WAZ tăng từ - 1,558 ± 1,561 lên - 1,314 ± 0,887 (p<0,05); trong khi đĩ ở nhĩm chứng các trị số Zscore WAZ trước và sau can thiệp là - 1,656 ± 0,885 và - 1,676 ± 0,920 (p>0,5). Các kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Đỗ Thị Hịa, Lê Thị Hương tại Hà Nội [4], [8], [17] và Migasena tại miền Bắc Thái Lan [146].

Tương tự, các chỉ số nhân trắc như cân nặng và chiều cao trung bình của nhĩm trẻ được bổ sung sữa đa vi chất cũng tăng so với nhĩm chứng và nhĩm bổ sung sữa đơn thuần trên học sinh tiểu học sau 6 tháng can thiệp [4]. Nghiên cứu của Đỗ Thị Hịa và cộng sự, khi cho trẻ em tiểu học ăn bánh bích quy cĩ bổ sung sắt và vitamin A cũng giảm đáng kể tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp cịi ở nhĩm can thiệp từ 33,9% sau 3 tháng là 26,6% và sau 6 tháng là 19,6% [8].

Cơ chế tác động của vitamin và khống chất trong việc cải thiện tình trạng nhân trắc của trẻ cĩ thể được giải thích như sau: Hầu hết các vitamin và khống chất đều tham gia vào hầu hết quá trình chuyển hố trong cơ thể, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình tăng trưởng của cơ thể. Những tác động trực tiếp đến tăng cân nặng và chiều cao của trẻ là do khi cơ thể được bổ sung vi chất dinh dưỡng đã giúp cho cải thiện nồng độ vitamin và khống chất trong huyết thanh. Kết quả một số nghiên cứu cho thấy kẽm cĩ tác dụng kích thích tăng trưởng ở trẻ nhờ tác dụng trung gian làm tăng hĩc mơn tăng trưởng (Insulin-like growth factor 1, IGF-1) giống insulin trong máu [230]. Các tác động gián tiếp của bổ sung là kích thích sự ngon miệng và làm

trẻ tiêu thụ thức ăn nhiều hơn, vì vậy năng lượng ăn vào và protein được cung cấp nhiều hơn và mức độ hấp thu cũng tăng lên. Mặt khác, sự cĩ mặt của các vi chất khác được bổ sung trong sữa như vitamin C, vitamin B1, B2... là những vitamin cĩ thể giúp trẻ ăn ngon miệng. Một số tác giả khác cũng cho rằng, các vi chất dinh dưỡng bổ sung làm tăng cường miễn dịch giúp giảm mắc các bệnh nhiễm trùng. Cả hai cơ chế trực tiếp và gián tiếp của bổ sung vi chất đều là tác dụng cĩ lợi giúp cho quá trình tăng trưởng của trẻ.

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ y học thực trạng thiếu dinh dưỡng, một số yếu tố liên quan và đề xuất giải pháp can thiệp ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện việt yên - bắc giang, 2006-2008 (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)