Các chương trình can thiệp dinh dưỡng Những can thiệp về thực phẩm

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ y học thực trạng thiếu dinh dưỡng, một số yếu tố liên quan và đề xuất giải pháp can thiệp ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện việt yên - bắc giang, 2006-2008 (Trang 35 - 41)

e) Vịng bụng, vịng thắt lưng, vịng mơng:

1.6.3. Các chương trình can thiệp dinh dưỡng Những can thiệp về thực phẩm

Mục tiêu của chương trình can thiệp thực phẩm nhằm đảm bảo cho mọi đối tượng cĩ được chế độ dinh dưỡng đủ về số lượng và chất lượng, để người dân cĩ sức khoẻ tốt. Các chương trình can thiệp nhằm đảm bảo an ninh thực phẩm với mong muốn đảm bảo cho mọi người dân cĩ sẵn lương thực thực phẩm ở mọi nơi và mọi thời điểm. Chính vì vậy mà những yếu tố ảnh hưởng của thực phẩm liên quan với chính sách thực phẩm, đến tiêu thụ, sức mua của người tiêu dùng.

Những can thiệp về dinh dưỡng

Bổ sung các chất dinh dưỡng

Các chất dinh dưỡng được sản xuất dưới dạng thuốc, sử dụng trong các chương trình ngắn hạn, nhằm bổ sung cho những đối tượng cĩ nguy cơ bị thiếu hụt cao và thường ở những nơi mà tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở tỷ lệ cao, cĩ ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng. Biện pháp này nhằm cải thiện nhanh tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở cộng đồng đối với những nhĩm đối tượng cĩ nguy cơ được xác định rõ.

Những chương trình bổ sung các chất dinh dưỡng đã được thực hiện là bổ sung viên nang vitamin A, viên nang iod, viên sắt, vitamin K... ở nước ta, chương trình bổ sung viên nang vitamin A liều cao cho trẻ nhỏ, phụ nữ ngay sau sinh, bổ sung viên sắt cho phụ nữ cĩ thai đã thu được những thành cơng khả quan.

Chương trình thức ăn bổ sung

Chương trình thức ăn bổ sung thường cung cấp hay hỗ trợ bữa ăn hoặc thực phẩm với giá thấp hay miễn phí cho các nhĩm đối tượng cĩ nguy cơ cao với các mục tiêu sau: Để cải thiện tốc độ phát triển, tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ nĩi chung; Để tăng sức đề kháng với nhiễm trùng cho nhĩm cĩ nguy cơ cao, đặc biệt là ở các hộ gia đình cĩ thu nhập thấp.

Chương trình dinh dưỡng tập trung vào các đối tượng trẻ em trước tuổi đến trường, phụ nữ cĩ thai, bà mẹ cho con bú, những người cĩ nguy cơ cao bị thiếu dinh dưỡng. Các đối tượng này nhận thức ăn bổ sung trong giai đoạn nhất định và giáo dục dinh dưỡng trong thời điểm đĩ đĩng vai trị rất quan trọng.

Chương trình thức ăn bổ sung thường được đưa vào bữa ăn trưa hay bữa ăn giữa ca hay bữa ăn thường xuyên. Các chương trình này chú ý tới những khu vực bị thiên tai, mất mùa và cả những khu vực cơng nghiệp mà người cơng nhân ít việc hoặc thất nghiệp.

Thực phẩm sử dụng trong chương trình bổ sung dinh dưỡng cĩ thể là cĩ nguồn gốc từ địa phương thường được cộng đồng chấp nhận và nguồn thực phẩm tiếp tục được sử dụng ngay cả khi chương trình kết thúc hoặc mang từ nơi khác đến hoặc các thực phẩm nhập khẩu cĩ thể rất nhiều loại từ sữa gầy, các loại bột mì, gạo, bột đậu... Điều thuận lợi là các thực phẩm nhập khẩu cĩ giá trị dinh dưỡng cao nhưng chương trình sẽ cĩ thể tạo nên sự phụ thuộc của cộng đồng vào nguồn thực phẩm khơng sẵn cĩ và ảnh hưởng tới tính duy trì bền vững của chương trình.

Chương trình thức ăn bổ sung thường được lồng ghép với những hoạt động của trạm y tế, trường học, các tổ chức phụ nữ và luơn khuyến khích tham gia của cha mẹ, các thành viên cộng đồng tham gia vào việc chuẩn bị bữa ăn bổ sung cho trẻ. Nơi thực hiện đảm bảo yêu cầu chuẩn bị thức ăn sạch, thuận tiện và tổ chức được việc giáo dục sức khoẻ.

Chương trình phục hồi dinh dưỡng

Chương trình phục hồi suy dinh dưỡng nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ và cung cấp cho bà mẹ và những người nuơi dưỡng trẻ kiến thức kỹ năng cần thiết để duy trì và cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ ở hộ gia đình. Trước đây việc điều trị và phục hồi dinh dưỡng cho trẻ thường ở

bệnh viện, ngày nay việc đĩ chỉ thực hiện khi thấy thật cần thiết đối với trẻ ốm nặng, cịn phần lớn là ở hộ gia đình hiệu quả cao hơn để tránh lây nhiễm chéo cho trẻ.

Tăng cường các chất dinh dưỡng vào thực phẩm

Tăng cường các chất vào thực phẩm là đưa thêm các chất dinh dưỡng, nhằm duy trì hay cải thiện chất lượng thực phẩm. Tăng cường các chất dinh dưỡng vào thực phẩm cĩ một vị trí quan trọng trong chiến lược phịng chống thiếu vi chất dinh dưỡng như thiếu iod, vitamin A, sắt... Biện pháp tăng cường các chất dinh dưỡng cĩ những ưu điểm về giá thành thấp và cĩ sự tham gia của người tiêu dùng trong quá trình theo dõi và kiểm sốt.

Tăng cường các chất dinh dưỡng đã thành cơng như chương trình tăng cường iod vào muối. Một số chương trình tăng cường vitamin A vào một số thực phẩm như margarin, sữa, đường, mì chính cũng đã cĩ những thử nghiệm ở một số nước. Sắt cũng đã được tăng cường vào các loại bột, bánh qui và mì sợi. Hiện nay đang cĩ những nghiên cứu hiệu quả của việc tăng cường sắt vào đường, nước chấm đã cĩ những hiệu quả đáng khuyến khích.

Một số vitamin như thiamin, riboflavin, niacin được bổ sung vào bột, một số chất dinh dưỡng khác như vitamin D, vitamin C, calci cũng thường được đưa vào bột, các loại bánh hoặc dầu, nước quả tuy nhiên phần lớn các biện pháp tăng cường các chất dinh dưỡng này dẫn đến giá thành sản phẩm đắt hơn.

Các chương trình giáo dục dinh dưỡng

Giáo dục dinh dưỡng cĩ vai trị quan trọng trong tất cả các loại biện pháp can thiệp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng ở mọi lứa tuổi ở bất kì cộng đồng nào. Áp dụng các tiến bộ khoa học dinh dưỡng diễn ra hàng ngày trong cuộc sống của người dân, nĩ liên quan đến điều kiện kinh tế, xã hội và

các giá trị văn hố của thực phẩm, cũng như quan niệm của người dân về lựa chọn thực phẩm để cĩ sức khoẻ tốt.

Đối với giáo dục dinh dưỡng cộng đồng nhằm thay đổi các hành vi liên quan đến dinh dưỡng, tạo lập hành vi mới, người cán bộ dinh dưỡng cần lưu ý việc khuyến khích cộng đồng thay đổi các tập tục chưa hợp lý. Để làm được điều đĩ phải chuyển tải những thơng tin mới về dinh dưỡng, tạo ra được động lực thúc đẩy cộng đồng thay đổi các tập quán dinh dưỡng chưa hợp lý. Quá trình giáo dục tập trung vào bảo vệ và tạo nên tình trạng dinh dưỡng tốt hơn và tập trung vào các hoạt động chăm sĩc dinh dưỡng. Giáo dục dinh dưỡng là quá trình liên tục theo chu kỳ vịng đời với việc bổ sung liên tục những hiểu biết mới.

Lồng ghép can thiệp dinh dưỡng với các chương trình y tế

Các chương trình lồng ghép tập trung những cố gắng phối hợp những chương trình can thiệp dinh dưỡng với các chương trình y tế, nước sạch, vệ sinh mơi trường và kế hoạch hố gia đình.

Lồng ghép can thiệp dinh dưỡng với các chương trình y tế nhằm cung cấp được dịch vụ chăm sĩc sức khoẻ toàn diện cĩ hiệu quả cao hơn. Lồng ghép các hoạt động của các chương trình y tế với can thiệp dinh dưỡng là một trong những nguyên lý của chăm sĩc sức khoẻ ban đầu.

Phối hợp chương trình can thiệp dinh dưỡng với các hoạt động của các chương trình phúc lợi khác sẽ làm tăng sức mạnh của chương trình can thiệp dinh dưỡng đồng thời sẽ nâng hiệu quả của các chương trình phúc lợi.

Lồng ghép được thể hiện ở mục tiêu và sự phối hợp ở từng hoạt động đồng thời với chương trình y tế, chăm sĩc sức khoẻ ban đầu, nước sạch và vệ sinh mơi trường. Từ những phối hợp đĩ sẽ tạo ra được những động lực cho cả cộng đồng chăm sĩc sức khoẻ và dinh dưỡng cho các đối tượng cĩ nguy cơ cao thiếu dinh dưỡng. Kết quả phối hợp sẽ thể hiện trong việc cải thiện tình

trạng dinh dưỡng như sử dụng nước sạch sẽ giảm nguy cơ nhiễm bệnh đường tiêu hố và nhiễm trùng. Tác động phối hợp với chương trình dân số và chăm sĩc phụ nữ cũng mang lại nhiều điều kiện thuận lợi trong khi thực hiện can thiệp dinh dưỡng, cải thiện tình trạng thiếu dinh dưỡng ở phụ nữ như vấn đề thiếu năng lượng trường diễn, thiếu máu thiếu vi chất.

Ở nước ta đã cĩ những chương trình can thiệp dinh dưỡng thành cơng, nhất là dự án thức ăn bổ sung 1984 - 1989 cho bà mẹ và trẻ em suy dinh dưỡng với các thực phẩm như gạo, đường, dầu ăn cho các tỉnh thường xuyên bị bão lụt đe doạ. Tiếp theo là dự án can thiệp bổ sung thực phẩm phối hợp với chăm sĩc sức khoẻ bà mẹ trẻ em, các chương trình can thiệp phịng chống thiếu vitamin A và bệnh khơ mắt đã được quốc tế đánh giá cao, đã làm giảm tỷ lệ thiếu vitamin A thể lâm sàng xuống dưới ngưỡng vấn đề sức khoẻ cộng đồng của Tổ chức Y tế thế giới. Các chương trình giáo dục dinh dưỡng cũng được triển khai khá hiệu quả, các chương trình VAC tăng nguồn thực phẩm, chương trình phịng chống thiếu máu, phịng chống suy dinh dưỡng đã và đang phát huy hiệu quả của nĩ. Các chương trình can thiệp dinh dưỡng ở nước ta đã rút ra được những kinh nghiệm giúp cho việc xây dựng chiến lược dinh dưỡng quốc gia trong giai đoạn tới 2001-2010, một chiến lược tổng hợp, lồng ghép để cải thiện tình trạng dinh dưỡng của nhân dân ta.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ y học thực trạng thiếu dinh dưỡng, một số yếu tố liên quan và đề xuất giải pháp can thiệp ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện việt yên - bắc giang, 2006-2008 (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)