Phân bố tỷ lệ mắc suy dinh dưỡng và thiếu máu

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ y học thực trạng thiếu dinh dưỡng, một số yếu tố liên quan và đề xuất giải pháp can thiệp ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện việt yên - bắc giang, 2006-2008 (Trang 87 - 89)

3 xã của huyện Việt Yên

4.1.1. Phân bố tỷ lệ mắc suy dinh dưỡng và thiếu máu

Dựa vào khuyến nghị phân loại mức SDD trẻ em của Tiểu ban chuyên viên Dinh dưỡng thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì tỷ lệ SDD trẻ em ở các vùng nghiên cứu (bảng 3.9) được sắp xếp vào các mức độ theo bảng.

Theo cách phân mức đã được WHO dựa vào đĩ thì tỷ lệ SDD nhẹ cân của cả 3 xã thuộc mức cao, SDD thấp cịi của trẻ em dưới 5 tuổi thuộc hai xã Bích Sơn và Nghĩa Trung thuộc mức cao, riêng xã Vân Trung thuộc mức thấp cịi trung bình và ở cả 3 xã, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng gày cịm ở mức trung bình. So sánh trên các khoảng tin cậy CI=95% cho thấy suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi của các xã nghiên cứu khơng cĩ sự khác biệt đáng kể. Kết quả về tỷ lệ suy dinh dưỡng theo các chỉ tiêu nhân trắc cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi và cả cân nặng theo chiều cao ở trên khơng khác biệt so với tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi năm 2007 tại tỉnh Bắc Giang (bảng 3.2). Sự khác biệt khơng lớn và khơng cĩ ý nghĩa thống kê về các tỷ lệ suy dinh dưỡng so trên khoảng tin cậy CI=95%.

Nhìn chung, các thể cân nặng/tuổi đều nằm ở mức cao theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (>20%). Tỷ lệ SDD chiều cao/tuổi cũng ở mức cao theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới là 2 xã Bích Sơn và Nghĩa Trung (>30%), trong khi tỷ lệ SDD thấp cịi ở xã Vân Trung thuộc mức trung bình (trong khoảng >20% đến <30%). Các tỷ lệ SDD gầy cịm ở cả 3 xã thuộc mức trung bình (5-9,9%).

Sơn là 28,1% ± 3,4; ở xã Vân Trung là 23,7% ± 3,6 và ở xã Nghĩa Trung 28,7% ± 3,5. Như vậy ở cả ba xã, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu máu cũng tương tự và khơng cĩ sự khác biệt nhau.

Các bảng 3.7 và 3.8 cho thấy rõ về khẩu phần ăn thực tế của trẻ em được nghiên cứu.

Theo quan sát của chúng tơi thì những gia đình tiêu thụ gạo ở mức cao thường là những hộ gia đình cĩ cơ cấu bữa ăn đơn điệu, ngồi cơm ra chỉ cĩ rau và nước chấm, đơi khi cĩ thêm cá khơ, tép… Bữa ăn như vậy thiếu các chất dinh dưỡng, đặc biệt là vi chất dinh dưỡng. Điều này cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu của các tác giả Phạm Thúy Hịa, Hà Việt Hịa [26].

Chúng tơi xem xét mức đáp ứng nhu cầu về một số chất dinh dưỡng theo 2 nhĩm tháng tuổi cho thấy: nhìn chung, khẩu phần ăn của trẻ ở nhĩm tuổi nhỏ (từ 24-35 tháng) cĩ mức đáp ứng nhu cầu khuyến nghị cao hơn so với khẩu phần ăn của trẻ ở nhĩm tuổi lớn hơn (từ 36-59 tháng). Khi trẻ ở độ tuổi lớn hơn thì sự quan tâm nuơi dưỡng của gia đình dành cho trẻ cũng ít hơn. Điều này cĩ thể là do hạn chế về thời gian, do quan niệm chưa đúng mức của gia đình về sự chăm sĩc cần thiết trong giai đoạn này, thậm chí cĩ trẻ đã cĩ em…Rõ ràng sự sụt giảm về khả năng đáp ứng nhu cầu các chất dinh dưỡng làm cho tình trạng thiếu dinh dưỡng của trẻ tiếp tục duy trì ở mức cao sau 3 tuổi và ảnh hưởng tới tầm vĩc của trẻ sau này. Riêng mức đáp ứng nhu cầu sắt của khẩu phần ăn của nhĩm trẻ 24-35 tháng tuổi chỉ đạt 56% NCKN thấp hơn so với khẩu phần ăn của nhĩm trẻ 36-59 tháng tuổi (đạt 87% NCKN).

Rau xanh cũng đã được các bậc phụ huynh sử dụng trong bữa ăn của trẻ, mức tiêu thụ trung bình ở mức 54 g/ngày. Phải chăng hiểu biết về việc sử dụng rau xanh trong bữa ăn cho trẻ của các bà mẹ của vùng miền núi chưa đầy đủ. Vì cần chú ý tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn của trẻ để giúp

trẻ hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn, ăn ngon miệng hơn và nhất là phịng chống táo bĩn cho trẻ.

Mức năng lượng bình quân đạt trung bình 1.158 Kcal/trẻ/ngày, đáp ứng được 97% nhu cầu khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng.

Lượng protit tổng số của khẩu phần trung bình đạt 49g/ngày chiếm 17% năng lượng của khẩu phần và đã đáp ứng được nhu cầu khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng. Tỷ lệ protit động vật chiếm 56% protit tổng số so với khẩu phần của hộ gia đình chỉ cĩ 33% protein nguồn động vật. Như vậy bữa ăn của trẻ đã được quan tâm và ưu tiên hơn.

Vì vậy các giải pháp phịng chống thiếu máu ở trẻ em cần được quan tâm, đặc biệt chú ý đến đối tượng trẻ ở độ tuổi nhỏ hơn - nhĩm tuổi cĩ nguy cơ cao hơn. Việc bổ sung sắt vào thức ăn cho trẻ nhỏ thực sự là một giải pháp quan trọng và cấp bách.

Khẩu phần của trẻ suy dinh dưỡng thấp cịi, nhẹ cân đều khơng đáp ứng mức NCKN về các chất dinh dưỡng cho sự phát triển tối ưu của cơ thể (trừ nhu cầu về protein). Mức đáp ứng NCKN về các chất dinh dưỡng ở trẻ thấp cịi thấp hơn so với trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân. Mức thiếu hụt khá trầm trọng đối với một số vi chất dinh dưỡng như vitamin A, sắt, vitamin C (mức đáp ứng từ 47% đối với vitamin C ở trẻ thấp cịi đến 62% đối với sắt ở trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân). Khi nhu cầu về protein được thỏa mãn khơng cĩ nghĩa là khẩu phần đã đủ về số lượng các chất dinh dưỡng khác và cân đối về chất lượng, đặc biệt là đối với các vi chất dinh dưỡng. Cải thiện tầm vĩc người Việt Nam là một mục tiêu đầy thách thức khi mức đáp ứng NCKN về sắt của khẩu phần ăn của trẻ 24-59 tháng chỉ ở mức 76% và 86% đối với NCKN về vitamin A.

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ y học thực trạng thiếu dinh dưỡng, một số yếu tố liên quan và đề xuất giải pháp can thiệp ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện việt yên - bắc giang, 2006-2008 (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)