0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Nhận định kết quả

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC THỰC TRẠNG THIẾU DINH DƯỠNG, MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CAN THIỆP Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI TẠI HUYỆN VIỆT YÊN - BẮC GIANG, 2006-2008 (Trang 29 -32 )

e) Vịng bụng, vịng thắt lưng, vịng mơng:

1.5.2. Nhận định kết quả

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em từ sơ sinh đến dưới 60 tháng tuổi:

Hiện nay, người ta nhận định tình trạng dinh dưỡng trẻ em chủ yếu dựa vào 3 chỉ tiêu: cân nặng/tuổi (CN/T), chiều cao/tuổi (CC/T), và cân nặng/chiều cao (CN/CC).

Muốn nhận định các kết quả về nhân trắc, cần phải chọn một quần thể tham chiếu (reference population) để so sánh. Khơng nên coi quần thể tham chiếu là chuẩn (standard) nghĩa là mục tiêu mong muốn, mà chỉ là cơ sở đưa ra các nhận định thuận tiện cho các so sánh trong nước và quốc tế. Do nhận thấy ở trẻ em dưới 5 tuổi được nuơi dưỡng hợp lý và điều kiện sống hợp vệ sinh thì khả năng lớn khơng khác nhau theo chủng tộc, Tổ chức Y tế thế giới năm 1985 đã chọn Quần thể tham khảo NCHS của Hoa Kỳ làm quần thể tham chiếu để so sánh đánh giá TTDD của trẻ em. Từ 1997, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xây dựng một quần thể tham chiếu mới với các số liệu được tổng hợp từ các châu lục khác nhau. Tiêu chuẩn mới này của WHO đã được áp dụng ở Việt Nam từ năm 2006.

Người ta sử dụng các giới hạn ‘ngưỡng’ (cut - off point) theo các cách như sau :

- Theo phân bố thống kê, thường lấy -2SD của số trung bình làm giới hạn ngưỡng. Từ đĩ người ta tính được tỷ lệ ở dưới hoặc trên các ngưỡng đĩ.

- Theo độ lệch chuẩn (Zscore hay SDscore):

Kích thước đo được - Số trung bình của quần thể tham chiếu

Zscore hay SDscore =

Độ lệch chuẩn của quần thể tham chiếu

Cách biểu hiện theo tỷ lệ % dưới giới hạn ngưỡng cho một kết luận tổng quát nhưng để so sánh hiệu quả các can thiệp thì cách so sánh số trung bình (± SD) hoặc số trung bình của Zscore tỏ ra thích hợp hơn.

- Theo Xentin : Nhiều khi người ta sắp xếp các kích thước nhân trắc theo xentin so với quần thể tham chiếu. Ở mốc 3 xentin (nghĩa là cĩ 3% số trẻ dưới mốc này) gần tương đương với -2SD (chính xác là -1,881SD), nên dưới mốc này cĩ thể xếp vào loại thiếu dinh dưỡng. Thường các bảng xentin lấy mốc 3 và 97 xentin để phân loại tình trạng dinh dưỡng.

Khi áp dụng các chỉ tiêu nhân trắc để nhận định tình trạng dinh dưỡng, cần chú ý rằng chỉ tiêu thích hợp nhất để đánh giá tình trạng dinh dưỡng cấp tính là cân nặng theo chiều cao, do đĩ nên sử dụng trong các đánh giá nhanh sau thiên tai, các can thiệp ngắn hạn. Chiều cao theo tuổi lại là chỉ tiêu thích hợp nhất để đánh giá tác động dài hạn, nghĩa là để theo dõi ảnh hưởng của các thay đổi về điều kiện kinh tế xã hội.

Chỉ tiêu cân nặng theo tuổi là một chỉ tiêu chung khơng mang giá trị đặc hiệu như hai chỉ tiêu trên. Người ta khơng phủ nhận giá trị tương đối của nĩ, nhưng trong các cuộc điều tra dinh dưỡng, việc thu thập cả cân nặng, chiều cao và tuổi là cần thiết để tính ra các chỉ tiêu trên. Đồng thời, bên cạnh tính các tỷ lệ dưới một ‘ngưỡng’ nào đĩ, nên tính số trung bình (hoặc trung

bình Zscore) cùng với độ lệch chuẩn để các nhận định được tồn diện hơn, nhất là khi cĩ ý định so sánh.

Cân nặng theo tuổi: đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất. Cân nặng của trẻ được so sánh với cân nặng của trẻ cùng tuổi, cùng giới của chuẩn WHO, lấy điểm ngưỡng dưới 2Zscores được coi là SDD thể thiếu cân. Cụ thể thang phân loại TTDD như sau:

Từ dưới -2 Zscores đến -3 Zscores: Suy dinh dưỡng vừa (độ I) Từ dưới -3 Zscores đến -4 Zscores: Suy dinh dưỡng nặng (độ II) Từ dưới -4 Zscores: Suy dinh dưỡng rất nặng (độ III)

Từ -2 Zscores đến +2 Zscores: Bình thường

Trên +2 Zscores: Thừa cân. Đây là ngưỡng để sàng lọc. Cịn để xác định béo phì cần phải đo bề dày lớp mỡ dưới da và sử dụng chỉ tiêu cân nặng theo chiều cao

Phân loại TTDD bằng chỉ tiêu cân nặng theo tuổi cĩ nhược điểm là khơng phân biệt được suy dinh dưỡng cấp hay mạn tính.

Chiều cao theo tuổi: Chiều cao của trẻ được so sánh với trẻ cùng tuổi, cùng giới của chuẩn WHO. Thang phân loại như sau:

Từ -2 Zscores trở lên: Bình thường

Từ dưới -2 Zscores đến -3 Zscores: Suy dinh dưỡng độ I (thấp cịi độ I)

Dưới -3 Zscores: Suy dinh dưỡng độ II (thấp cịi độ II)

Chỉ tiêu chiều cao/tuổi thấp (dưới -2Zscores) phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài hoặc SDD trong quá khứ làm đứa trẻ bị SDD thể thấp cịi (thấp hơn so với chiều cao cĩ thể đạt được của trẻ cùng tuổi cùng giới).

Cân nặng theo chiều cao: Cân nặng/chiều cao thấp so với điểm ngưỡng là dưới -2 Zscores theo chuẩn WHO phản ánh SDD ở thời điểm hiện

tại, mới xảy ra làm đứa trẻ ngừng lên cân hay tụt cân bị SDD thể gầy cịm (SDD cấp tính). Các điểm ngưỡng giống 2 chỉ tiêu trên:

Từ -2 Zscores đến dưới +2 Zscores: Bình thường

Từ dưới -2 Zscores đến -3 Zscores: Suy dinh dưỡng cấp vừa (gầy cịm độ I)

Dưới -3 Zscores: Suy dinh dưỡng cấp nặng (gầy cịm độ II)

Trên +2 Zscores là trẻ cĩ biểu hiện thừa cân. Để chẩn đốn béo phì ở nhĩm tuổi này cần kết hợp với đo dự trữ mỡ.

Khi cả hai chỉ tiêu chiều cao/tuổi và cân nặng/chiều cao đều thấp hơn điểm ngưỡng (-2 Zscores) đề nghị thì đứa trẻ đĩ bị SDD thể phối hợp (mạn tính và cấp tính), vừa gầy cịm vừa thấp cịi.

MUAC: theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2006, chủ

yếu dùng để làm sàng lọc tìm SDD cấp tính trên cộng đồng vì phương pháp đơn giản và cĩ chung một điểm ngưỡng mà khơng phụ thuộc vào tuổi của trẻ. Trẻ được coi là suy dinh dưỡng cấp tính nặng khi MUAC <11,5cm (tương đương < -3 Zscores Cân nặng/chiều cao với quần thể tham khảo của WHO). Trẻ được coi là suy dinh dưỡng cấp tính vừa khi MUAC ≥11,5cm - <12,5cm (tương đương ≥-3 Zscores -< -2 Zscores cân nặng/chiều cao với chuẩn của WHO).

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC THỰC TRẠNG THIẾU DINH DƯỠNG, MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CAN THIỆP Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI TẠI HUYỆN VIỆT YÊN - BẮC GIANG, 2006-2008 (Trang 29 -32 )

×