Điều tra nhân trắc:

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ y học thực trạng thiếu dinh dưỡng, một số yếu tố liên quan và đề xuất giải pháp can thiệp ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện việt yên - bắc giang, 2006-2008 (Trang 52 - 55)

e) Vịng bụng, vịng thắt lưng, vịng mơng:

2.5.3. Điều tra nhân trắc:

Các thơng tin về nhân trắc học được thu thập bằng cách tính tuổi của trẻ, cân, đo trẻ và ghi vào phiếu điều tra thực trạng dinh dưỡng của trẻ tại thời điểm nghiên cứu.

- Cách tính tuổi: Tuổi của trẻ được tính bằng cách lấy ngày tháng điều tra trừ đi ngày tháng năm sinh của trẻ, và phân loại theo WHO 1995 [4]. Ví dụ trẻ dưới 5 tuổi được tính từ ngày trẻ được sinh ra cho tới 59 tháng 29 ngày. - Xác định cân nặng: Dùng cân điện tử AND (độ chính xác 100g). Cân được kiểm tra và chỉnh trước khi sử dụng. Sau đĩ cứ cân được khoảng 10 trẻ

lại kiểm tra và chỉnh cân một lần. Trẻ mặc quần áo mỏng, bỏ guốc dép và ngồi hoặc nằm cân đối, đúng trọng tâm của cân. Ngay khi cân ổn định, đọc và ghi số đo của cân với đơn vị là kg và một số lẻ sau dấu phẩy, ví dụ: 10,5 kg.

- Xác định chiều cao: Dùng thước Microtoise để đo chiều dài nằm của trẻ (với trẻ dưới 24 tháng tuổi) và chiều cao đứng (với trẻ trên 24 tháng tuổi). Trẻ nằm thẳng hoặc đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, đỉnh đầu chạm vào vị trí 0 cm. Tồn thân trẻ đảm bảo 5 điểm chạm lên bề mặt thước: chẩm, xương bả vai, mơng, bắp chân và gĩt chân. Kết quả được ghi với đơn vị là xen-ti-mét (cm) và một số lẻ sau dấu phẩy, ví dụ 70,5 cm.

+ Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ số nhân trắc dinhdưỡng:

Sử dụng các số đo nhân trắc như tháng tuổi, cân nặng, chiều cao của trẻ và phân loại theo WHO 2005[4] với các chỉ số: cân nặng theo tuổi (CN/T), chiều cao theo tuổi (CC/T) và cân nặng theo chiều cao (CN/CC). Hiện nay, người ta nhận định tình trạng dinh dưỡng trẻ em chủ yếu dựa vào 3 chỉ tiêu: cân nặng/tuổi (CN/T), chiều cao/tuổi (CC/T), và cân nặng/chiều cao (CN/CC).

Muốn nhận định các kết quả về nhân trắc, cần phải chọn một quần thể tham chiếu( reference population) để so sánh. Khơng nên coi quần thể tham chiếu là chuẩn (standard) nghĩa là mục tiêu mong muốn , mà chỉ là cơ sở đưa ra các nhận định thuận tiện cho các so sánh trong nước và quốc tế. Do nhận thấy ở trẻ em dưới 5 tuổi được nuơi dưỡng hợp lý và điều kiện sống hợp vệ sinh thì khả năng lớn khơng khác nhau theo chủng tộc, Tổ chức Y tế thế giới năm 1985 đã chọn Quần thể tham khảo NCHS của Hoa Kỳ làm quần thể tham chiếu để so sánh đánh giá TTDD của trẻ em. Từ năm 1997, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xây dựng một quần thể tham chiếu mới với các số liệu được tổng hợp từ các châu lục khác nhau. Tiêu chuẩn mới này của WHO đã được áp dụng ở Việt Nam từ năm 2006.

+ Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dựa vào các chỉ số nhân trắc:

 Chỉ số cân nặng theo tuổi (CN/T): Sử dụng chỉ tiêu cân nặng so với tuổi và quần thể tham khảo WHO 2005 [4] để đánh giá:

- Bình thường: CN/T từ -2 Zscores đến +2 Zscores - SDD (thể nhẹ cân), CN/T<-2 Zscores; trong đĩ:

+ SDD độ 1: từ -2 đến -3 Zscores + SDD độ 2: từ -3 đến -4 Zscores + SDD độ 3: <-4 Zscores

 Chỉ số chiều cao theo tuổi (CC/T): Sử dụng chỉ tiêu chiều cao so với tuổi (CC/T) và quần thể tham khảo WHO 2005 [4] để đánh giá:

- Bình thường: CC/T từ -2 Zscores đến +2 Zscores. - SDD (thể thấp cịi), CC/T<-2 Zscores; trong đĩ:

+ SDD độ 1: từ <-2 đến -3 Zscores + SDD độ 2: <-3 Zscores

 Chỉ số cân nặng theo chiều cao (CN/CC): Sử dụng chỉ tiêu cân nặng so với chiều cao (CN/CC) và quần thể tham khảo WHO 2005 [4] để đánh giá:

- Thừa cân: CN/CC> +2 Zscores

- Bình thường: CN/CC từ -2 Zscores đến +2 Zscores - SDD (thể gầy cịm), CN/CC<-2 Zscores

Hiện nay, người ta nhận định tình trạng dinh dưỡng trẻ em chủ yếu dựa vào 3 chỉ tiêu: cân nặng/tuổi (CN/T), chiều cao/tuổi (CC/T), và cân nặng/chiều cao (CN/CC).

Muốn nhận định các kết quả về nhân trắc, cần phải chọn một quần thể tham chiếu( reference population) để so sánh. Khơng nên coi quần thể tham chiếu là chuẩn (standard) nghĩa là mục tiêu mong muốn , mà chỉ là cơ sở đưa

ra các nhận định thuận tiện cho các so sánh trong nước và quốc tế. Do nhận thấy ở trẻ em dưới 5 tuổi được nuơi dưỡng hợp lý và điều kiện sống hợp vệ sinh thì khả năng lớn khơng khác nhau theo chủng tộc, Tổ chức Y tế thế giới năm 1985 đã chọn Quần thể tham khảo NCHS của Hoa Kỳ làm quần thể tham chiếu để so sánh đánh giá TTDD của trẻ em. Từ năm 1997, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xây dựng một quần thể tham chiếu mới với các số liệu được tổng hợp từ các châu lục khác nhau. Tiêu chuẩn mới này của WHO đã được áp dụng ở Việt Nam từ năm 2006.

Người ta sử dụng các giới hạn ‘ngưỡng’ (cut - off point) theo các cách như sau:

- Theo phân bố thống kê, thường lấy -2 SD của số trung bình làm giới hạn ngưỡng. Từ đĩ người ta tính được tỷ lệ ở dưới hoặc trên các ngưỡng đĩ. - Theo độ lệch chuẩn ( Z score hay SD score) :

Kích thước đo được - Số trung bình của quần thể tham chiếu Zscore hay SDscore =

Độ lệch chuẩn của quần thể tham chiếu

Cách biểu hiện theo tỷ lệ % dưới giới hạn ngưỡng cho một kết luận tổng quát nhưng để so sánh hiệu quả các can thiệp thì cách so sánh số trung bình (± SD) hoặc số trung bình của Zscore tỏ ra thích hợp hơn.

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ y học thực trạng thiếu dinh dưỡng, một số yếu tố liên quan và đề xuất giải pháp can thiệp ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện việt yên - bắc giang, 2006-2008 (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)