Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh giống chuối phấn vàng tại thái nguyên (Trang 41 - 131)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách trồng và tổ hợp phân bón lót đến tình hình sinh trưởng, phát triển và năng suất giống chuối Phấn Vàng.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp canh tác đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống chuối Phấn Vàng.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách trồng và tổ hợp phân bón lót đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây chuối Phấn Vàng

Tiến hành thí nghiệm 02 nhân tố gồm 09 Công thức với 03 lần nhắc lại; bố trí theo phương pháp thí nghiệm khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh; mỗi ô thí nghiệm gồm 12 cây.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Tổ hợp phân bón lót: M1: (không bón - đối chứng); M2 (5kg phân chuồng hoai mục, trộn đều với 400g phân lân và 10g Furadan/1 hố); M3 (1,7kg phân hữu cơ vi sinh, trộn đều với 400g phân lân và 10g Furadan/1 hố).

+ Công thức 1: M1P1 + Công thức 2: M1P2 + Công thức 3: M1P3 + Công thức 4: M2P1 + Công thức 5: M2P2 + Công thức 6: M2P3 + Công thức 7: M3P1 + Công thức 8: M3P2 + Công thức 9: M3P3

Thí nghiệm 1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm Nhắc lại I M1P1 M1P2 M2P2 M3P2 M3P3 M1P3 M2P1 M2P3 M3P1 Nhắc lại II M1P3 M2P1 M2P3 M3P1 M1P1 M3P3 M1P2 M3P2 M2P2 Nhắc lại III M1P2 M1P3 M2P1 M1P1 M3P1 M3P2 M2P2 M3P3 M2P3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Quy trình kỹ thuật:

Thời vụ: trồng vào ngày 24, 25 tháng 7 năm 2013.

Đào hố trồng kích thước 40 x 40 x 40 cm, bón phân trực tiếp vào hố và lấp hố trước khi trồng 30 ngày.

Mật độ: Trồng với khoảng cách 2,5 x 3m; 2,5 x 2,5m và 2 x 3m. Bón lót: theo 03 Công thức.

Thường xuyên chăm sóc vườn chuối, tiến hành trồng dặm những cây bị chết.

Thường xuyên kiểm tra tình hình sâu bệnh.

2.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp canh tác đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây Chuối Phấn Vàng trưởng, phát triển và năng suất cây Chuối Phấn Vàng

Tiến hành thí nghiệm 01 nhân tố gồm 03 công thức với 03 lần nhắc lại; bố trí theo phương pháp thí nghiệm ngẫu nhiên hoàn toàn; mỗi ô thí nghiệm gồm 12 cây.

- Công thức 1: Thường xuyên cắt bỏ lá già

- Công thức 2: Thường xuyên cắt bỏ lá già kết hợp tủ gốc giữ ẩm - Công thức 3: Canh tác truyền thống (đối chứng)

Thí nghiệm 2:

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Quy trình kỹ thuật:

Thời vụ: trồng vào ngày 24, 25 tháng 7 năm 2014. Đào hố trồng kích thước khoảng 40 x 40 x 40 cm. Mật độ: Trồng với khoảng cách 2,5 x 2,5m.

1 2 3

1 3 2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Bón lót: 1,7kg phân hữu cơ vi sinh, trộn đều với 400g phân lân và 10g Furadan/1 hố.

Thường xuyên chăm sóc vườn chuối, tiến hành trồng dặm những cây bị chết.

2.4. Chỉ tiêu theo dõi

- Chiều cao thân giả (m): Đo sau trồng 01 tháng và sau đó 01 tháng đo 01 lần; đo từ mặt đất đến giao điểm của 02 lá trên cùng.

- Chu vi gốc (cm): Đo cách mặt đất 10cm; đo sau trồng 01 tháng và 01 tháng đo 01 lần.

- Động thái ra lá (lá/cây): Đếm số lá thực, đếm sau trồng 01 tháng và sau đó 01 tháng đếm 01 lần.

- Thời gian từ trồng đến thu hoạch (ngày). - Số nải/buồng (nải).

- Số quả/nải (quả).

- Khối lượng quả tươi (gam). - Khối lượng buồng tươi (kg). - Chiều dài quả nải 3, nải 6 (cm).

d1 + d2 d: Chiều dài quả cần theo dõi d = d1: Chiều dài mặt trong của quả

2 d2: Chiều dài mặt ngoài của quả - Đường kính quả (cm). Xác định điểm có giá trị lớn nhất của quả và các quả được lấy đều trên buồng

- Theo dõi mức độ sâu, bệnh hại ở thí nghiệm 1: Thống kê tỷ lệ gây hại của các loại sâu bệnh trên các công thức thí nghiệm. Kiểm tra, phân cấp mức độ gây hại theo QCVN 01-38: 2010/BNNPTNT như sau:

Bệnh trên lá:

Cấp 1: < 1% diện tích lá bị hại. Cấp 3: 1 đến 5% diện tích lá bị hại. Cấp 5: > 5 đến 25% diện tích lá bị hại. Cấp 7: > 25 đến 50% diện tích lá bị hại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Cấp 9: > 50% diện tích lá bị hại.

Bệnh trên thân:

Cấp 1: < 1/4 diện tích thân bị hại.

Cấp 3: > 1/4 đến 1/2 diện tích thân bị hại.

Cấp 5: > 1/4 đến 1/2 diện tích thân lá bị hại, cộng lá thứ 3, thứ 4 bị bệnh nhẹ.

Cấp 7: > 1/2 đến 3/4 diện tích thân bị hại và lá phía trên bị hại.

Cấp 9: Vết bệnh leo tới đỉnh cây, các lá nhiễm nặng, một số cây chết. Đánh giá mức độ sâu hại:

Cấp 1: Nhẹ (cây có 1 - 2 vết đục trên thân hoặc 1 lá bị héo, cây vẫn xanh tốt).

Cấp 2: Nhẹ (cây có 3 - 5 vết đục thân hoặc 2 đến 4 lá bị đục, cây phát triển trung bình).

Cấp 3: Nặng (dùng tay lắc nhẹ, cây bị gẫy do vết đục của sâu, tán lá của cây vàng héo).

2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Thu thập và tổng hợp số liệu được tiến hành xử lý trên phần mềm Excel.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hƣởng của khoảng cách trồng và tổ hợp phân bón lót đến sinh trƣởng, phát triển và năng suất cây chuối Phấn Vàng

Chuối là cây ăn quả ngắn ngày, phàm ăn và có năng suất sinh khối cao. Vì vậy, tổ hợp phân bón và khoảng cách trồng được xác định là những biện pháp kỹ thuật thâm canh quan trọng, có tác động lớn đến động thái tăng trưởng của cây chuối, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất chuối. Cây chuối nuôi cấy mô khác cây tách chồi ở cả phương pháp nhân giống, tình trạng và độ lớn của cây giống khi trồng ra ruộng sản xuất.

3.1.1. Động thái tăng trưởng chiều cao thân giả cây

Động thái tăng trưởng chiều cao cây phụ thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây ở các giai đoạn là cơ sở khoa học để xây dựng các biện pháp kỹ thuật phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng, phát triển và tăng khả năng cho năng suất cao. Để tính toán tốc độ tăng trưởng của cây thí nghiệm, ta tiến hành đo sau trồng 01 tháng và sau đó 01 tháng đo 01 lần.

Chiều cao thân giả được tính từ mặt đất đến phần giao nhau của hai lá trên cùng, chiều cao thân giả phản ánh rõ về sự sinh trưởng của cây, chiều cao thân giả phụ thuộc điều kiện tự nhiên, chế độ chăm sóc, phân bón. . .

Sự phát triển chiều cao thân giả còn phụ thuộc vào từng thời kỳ của cây, nhìn chung có sự tăng trưởng đều qua các tháng, tuy nhiên, sau trồng khoảng hai tháng cây bắt đầu sinh trưởng mạnh và giảm dần đến khi phân hoá, hình thành hoa.

Qua theo dõi cho thấy ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau cây có động thái tăng trưởng chiều cao cây khác nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Kết quả theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao thân giả của giống chuối tham gia thí nghiệm được thể hiện ở Bảng 3.1.

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng và tổ hợp phân bón lót đến động thái tăng trưởng chiều cao cây

Đơn vị: cm Công thức TT Các tháng sau trồng 3 6 9 12 1 M1P1(đ/c) 14,99 85,58 231,30 301,21 2 M1P2 15,43 86,18 234,75 305,40 3 M1P3 13,97 85,02 219,90 293,06 4 M2P1 13,39 85,44 230,42 301,29 5 M2P2 13,92 84,26 227,84 306,50 6 M2P3 13,56 85,60 228,38 303,25 7 M3P1 12.91 86,06 232,33 301,40 8 M3P2 14,68 86,05 230,08 302,01 9 M3P3 13,51 84,75 234,48 302,38 ppb <0,05 >0,05 <0,05 <0,05 pkc >0,05 >0,05 <0,05 <0,05 ppb*kc >0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV% 6,2 0,7 1,3 0,7 LSD.05 - 1,04 5,21 3,75

Qua Bảng 3.1 cho thấy các tổ hợp phân bón và mật độ trồng đều có ảnh hưởng đến động thái tăng trưởng chiều cao cây, có thời điểm sự tác động không rõ ràng, qua phân tích không cho thấy sự sai khác. Tuy nhiên, ở thời điểm 12 tháng sau trồng, động thái tăng trưởng chiều cao cây của các công thức chịu ảnh hưởng chắc chắn của các nhân tố.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ * Tại thời điểm tháng thứ ba sau trồng, chỉ số P phân bón là nhỏ hơn 0,05, còn lại P khoảng cách và P phân bón – khoảng cách lớn hơn 0,5. Như vậy ở thời điểm này chỉ có yếu tố phân bón là có tác động đến sự tăng trưởng chiều cao cây ở mức ý nghĩa 95%. Chênh lệch giữa giá trị bình quân của các công thức thí nghiệm so với công thức đối chứng cho thấy các công thức số 3, 4, 5, 6, 7, 9 đều có sự sai khác chắc chắn; còn công thức số 2, số 8 cho thấy sự sai khác là không rõ.

* Thời điểm tháng thứ sáu, kết quả phân tích số liệu cho thấy, yếu tố phân bón và khoảng cách không có tác động riêng lẻ đến sự tăng trưởng chiều cao cây. Tuy nhiên, sự tác động đồng thời giữa hai nhân tố đã có tác động chặt chẽ đến động thái tăng trưởng chiều cao cây, tạo sự sai khác chắc chắn ở mức 95% với p = 0,009. Tuy nhiên, kết quả so sách các chỉ số theo dõi cho thấy sự tăng trưởng chiều cao cây của các công thức tại thí nghiệm cho thấy sự ảnh hưởng không rõ rệt giữa các công thức; chỉ có công thức số 05 cho thấy sự sai khác chắc chắn.

* Tại thời điểm tháng thứ 9 sau trồng: cả ba chỉ số P của phân bón, khoảng cách và tổng hợp 02 nhân tố đều có ảnh hưởng chắc chắn đến động thái tăng trưởng chiều cao của cây ở mức tin cậy 95% với Ppbon, Pkcach và Ppb*kc đều nhỏ hơn 0,05. Tuy nhiên, khi so sánh các giá trị trung bình của các công thức so với đối chứng cho thấy: Yếu tố phân bón và khoảng cách tác động riêng lẻ đêu có ảnh hưởng rõ rệt đến các công thức số 02, 03, 04, 09, các công thức còn lại cho thấy sự ảnh hưởng không rõ rệt. Tác động tổng hợp của cả hai nhân tố cho thấy chỉ tạo ra sai khác chắc chắn ở công thức số 03.

* Tại thời điểm 12 tháng sau trồng, các nhân tổ tác động riêng lẻ hay tổng hợp đều ảnh hưởng chắc chắn đến động thái tăng trưởng chiều cao của cây chuối. Với LSD.05 của tổng hợp hai nhân tố là 3,75, ta có hai công thức thí nghiệm số 2, số 3 và số 5 cho thấy động thái tăng trưởng chiều cao cây có sự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ sai khác rõ rệt nhất so với công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%, cụ thể ở công thức 5 đạt chiều cao cây lớn nhất là 306,50cm cao hơn công thức đối chứng (công thức 1), tiếp đến là công thức 2 đạt 305,35cm. Các công thức còn lại có giá trị trung bình chênh lệch so với đối chứng thấp hơn giá trị LSD, cho thấy sự ảnh hưởng của hai nhân tố phân bón lót và khoảng cách ở các công thức này là không rõ ràng, trong đó công thức 3 có chiều cao cây nhỏ nhất là 293,06cm.

Như vậy, đánh giá về sự ảnh hưởng của tổ hợp phân bón lót và khoảng cách trồng đến sự tăng trưởng chiều cao cây cho thấy: Các nhân tố đã có ảnh hưởng nhất định đến sự sinh trưởng chiều cao của cây, tạo ra sự sai khác chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Tuy nhiên, trong quá trình sinh tr ưởng, có những thời điểm sự ảnh hưởng này tạo ra sự sai khác không rõ ràng, không cho thấy sự ảnh hưởng lớn giữa các nhân tố tới sự tăng trưởng chiều cao cây. Ở các tháng thứ 3, 6, 9 cho thấy yếu tố phân bón lót và khoảng cách trồng ảnh hưởng nhưng tạo sự sai khác không rõ rệt đến sự tăng trưởng chiều cao của cây chuối trong các công thức trong thí nghiệm. Tại thời điểm tháng 12 sau trồng cho thấy có sự sai khác rõ rệt của công thức 5 và công thức 2, trong đó công thức 5 cho kết quả tốt nhất và cao hơn chắc chắn so với đối chứng ở mức tin cậy 95%. Qua xử lý và phân tích số liệu thu thập về mối quan hệ giữa khoảng cách trồng và tổ hợp phân bón lót cho thấy đã có sự ảnh hưởng đến động thái tăng trưởng chiều cao cây.

3.1.2. Động thái tăng trưởng chu vi gốc

Thân Chuối có thân thật và thân giả, khi xác định được đường kính của thân giả, sự tăng trưởng của thân thể hiện khả năng thích nghi, mức độ sinh trưởng và đặc điểm của giống Chuối. Để đánh giá động thái tăng trưởng chu vi cũng như đường kính thân giả của cây Chuối, ta tiến hành theo dõi sự tăng trưởng về chu vi gốc: Đo cách mặt đất 10cm; đo sau trồng 01 tháng và 01 tháng đo 01 lần.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Kết quả theo dõi động thái tăng trưởng chu vi gốc của giống chuối Phấn Vàng được thể hiện ở Bảng 3.2 dưới đây:

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng và tổ hợp phân bón đến động thái tăng trưởng chu vi gốc của cây

Đơn vị tính: cm Công thức TT Các tháng sau trồng 3 6 9 12 1 M1P1(đ/c) 5,50 10,44 41,93 60,73 2 M1P2 5,97 10,42 43,95 64,75 3 M1P3 4,83 10,17 41,18 62,48 4 M2P1 4,85 10,50 43,28 63,28 5 M2P2 4,73 10,87 40,97 69,87 6 M2P3 4,80 11,03 43,13 64,13 7 M3P1 4,91 10,12 43,20 62,50 8 M3P2 4,51 10,15 43,76 63,46 9 M3P3 4,69 9,82 44,18 66,88 ppb >0,05 <0,05 >0,05 <0,05 pkc >0,05 >0,05 >0,05 <0,05 ppb*kc >0,05 >0,05 >0,05 <0,05 CV% 13,4 5,8 6,8 1,9 LSD.05 - - - 2,11

Kết quả phân tích số liệu thí nghiệm cho thấy

* Tại thời điểm tháng thứ 3 sau trồng không cho thấy sự tác động chặt chẽ giữa các nhân tố đến động thái tăng trưởng chu vi thân giả của cây. So sánh kết quả số liệu trung bình cũng cho thấy sự sai khác không lớn giữa các công thức.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ * Tại thời điểm tháng thứ 6 sau trồng, chỉ có nhân tố phân bón cho kết quả là tác động chặt chẽ và có ảnh hưởng đến động thái tăng trưởng chu vi thân giả ở mức tin cậy 95%. Kết quả so sánh các chỉ tiêu theo dõi cho thấy giữa các công thức không có sự sai khác chắc chắn về động thái tăng trưởng chu vi gốc của cây.

* Ở tháng thứ 9 sau trồng: Các nhân tổ tác động không tạo ra sự sai khác chắc chắn giữa các công thức.

* Tại thời điểm 12 tháng sau trồng, cả hai nhân tố đều có tác động chặt và tạo sự sai khác chắc chắn đến động thái tăng trưởng chu vi gốc của cây thí nghiệm ở mức tin cậy 95%. Đánh giá động thái tăng trưởng chu vi gốc của các công thức thí nghiệm thấy có sự biến động mạnh, có sự sai khác rõ rệt, cho thấy sự ảnh hưởng chắc chắn của các yếu tố phân bón lót và khoảng cách trồng đến sự tăng trưởng chi vi thân giả của cây. Cụ thể, tại các công thức số 02, 04, 05, 06, 08, 09 đều đã có sự sai khác rõ rệt so với công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%, trong đó cao nhất là công thức số 5 với chu vi trung bình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh giống chuối phấn vàng tại thái nguyên (Trang 41 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)