Tình hình sản xuất chuối ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh giống chuối phấn vàng tại thái nguyên (Trang 32 - 37)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.5.2. Tình hình sản xuất chuối ở Việt Nam

29,6% 10,4% 7,8% 35,8% 4,4% 7,7% 4,3%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Việt Nam là nước nhiệt đới với điều kiện khí hậu phù hợp, thuận lợi cho Chuối phát triển và là một trong những xứ sở của chuối với nhiều giống chuối quý như: Chuối tiêu, Chuối tây, Chuối bom, Chuối ngự..., có loại chuối nổi tiếng như Chuối ngự Đại Hoàng (Nam Định), từng là đặc sản tiến vua. Chuối đối với người Việt Nam là rau, là quả, là lương thực, thực phẩm. Sản lượng chuối ở ta hàng năm ngoài việc tiêu thụ nội địa, còn xuất khẩu một lượng khá lớn.

Chủng loại: Các chủng loại chuối ở Việt Nam rất đa dạng, được trồng rải rác khắp các tỉnh thành trong cả nước. Các giống chuối của Việt Nam không chỉ phong phú về kích cỡ, hương vị mà còn có những giá trị sử dụng rất khác nhau. Cao cấp nhất vẫn là chuối ngự, loại chuối tiến vua, quả thon nhỏ, vàng óng, thơm ngậy nhưng diện tích và sản lượng không cao. Chuối tiêu, chuối gòng có sản lượng lớn hơn, hương vị tuy không ngon bằng nhưng chất lượng đang ngày càng nâng cao.

Với những đặc điểm trên, chuối là mặt hàng có triển vọng xuất khẩu của Việt Nam, nhất là đối với giống chuối già và chuối cau. Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam đã có những công nghệ mới để hỗ trợ các tỉnh cây giống chuối nuôi cấy mô sạch bệnh và công nghệ chuyển màu chuối già sang màu vàng rất đẹp, có thể cạnh tranh xuất khẩu chuối với Philippin, Đài Loan vào thị trường châu Âu, Nhật Bản. Thời gian gần đây các tỉnh Cà Mau, Đồng Nai, Quảng Ngãi...đã có những bước cải thiện trong việc trồng và phát triển cây chuối, tiến tới xuất khẩu sản phẩm chuối.Diện tích, sản lượng: Ở nước ta chuối là loại trái cây có diện tích và sản lượng cao. Với diện tích chiếm 19% tổng diện tích cây ăn trái của Việt Nam, hàng năm cho sản lượng khoảng 1,4 triệu tấn. Tuy nhiên, diện tích trồng chuối không tập trung. Do đặc điểm là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ loại cây ngắn ngày, nhiều công dụng và ít tốn diện tích nên chuối được trồng ở rất nhiều nơi trong các vườn cây ăn trái và hộ gia đình. Một số tỉnh miền Trung và miền Nam có diện tích trồng chuối khá lớn (Thanh Hoá, Nghệ An, Khánh Hoà, Đồng Nai, Sóc Trăng, Cà Mau có diện tích từ 3.000 ha đến gần 8.000 ha). Trong khi đó các tỉnh miền Bắc có diện tích trồng chuối lớn như: Hải Phòng, Nam Định, Phú Thọ...chưa đạt đến 3.000 ha.

Bảng 1.5. Diện tích chuối cho thu hoạch tại một số vùng

Đơn vị: 1000 ha STT Tỉnh/vùng 2008 2009 2010 I Đồng bằng sông Hồng 17,0 17,3 17,7 1 Hà Nội 2,3 2,2 2,2 2 Hải Phòng 2,6 2,5 2,5 3 Thái Bình 1,9 1,9 1,9 4 Hà Nam 1,6 1,6 1,7 5 Nam Định 2,0 2,0 1,9 6 Các tỉnh khác 6,6 7,1 7,5

II Trung du và miền núi phía Bắc 13,4 14,6 15,3

1 Bắc Cạn 0,3 0,7 0,8 2 Thái Nguyên 1,6 1,5 1,7 3 Phú Thọ 2,3 2,5 2,5 4 Sơn La 1,9 1,9 1,9 5 Hoà Bình 1,4 1,5 1,5 6 Các tỉnh khác 5,9 6,5 6,9

III Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

30,1 31,3 32,8

IV Tây Nguyên 4,0 4,3 4,5

V Đông Nam Bộ 10,8 10,8 10,6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

CẢ NƢỚC 111,7 116,2 119,5

Nguồn: Số liệu thống kê năm 2013[11]

Qua Bảng 1.6 cho thấy ở khu vực đồng bằng, chuối được trồng nhiều ở Hải Phòng (2.500 ha), Hà Nội (2.200 ha), Nam Định (1.900 ha)...; ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc chuối tập trung ở các tỉnh Phú Thọ (2.500 ha), Sơn La (1.900 ha), Thái Nguyên (1.700 ha) ....

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 1.6. Sản lượng Chuối tại một số vùng

Đơn vị: 1000 tấn STT Tỉnh/vùng 2008 2009 2010 I Đồng bằng sông Hồng 411,6 416,5 416,6 1 Hà Nội 51,8 49,8 49,8 2 Hải Phòng 72,2 70,6 69,5 3 Thái Bình 81,9 82,6 83,3 4 Hà Nam 25,1 23,7 20,5 5 Nam Định 40,7 42,3 40,3 6 Các tỉnh khác 139,9 147,5 153,2

II Trung du và miền núi phía Bắc 141,1 158,3 167,3

1 Bắc Cạn 2,5 4,6 5,6 2 Thái Nguyên 17,5 17,4 19,9 3 Phú Thọ 39,8 44,4 45,8 4 Sơn La 17,8 18,5 19,6 5 Hoà Bình 16 16,4 17,3 6 Các tỉnh khác 47,5 57,0 59,1

III Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

467,1 425,4 435,3

IV Tây Nguyên 71,9 68,0 76,5

V Đông Nam Bộ 143,3 162,0 160,5

VI Đồng bằng sông Cửu Long 367,5 381,6 404,6

CẢ NƢỚC 1.602,5 1.611,8 1.660,8

Nguồn: Số liệu thống kê năm 2013[11]

Từ các số liệu thống kê cho thấy, năm 2010 sản lượng chuối cả nước đạt 1.660.800 tấn, đây là loại quả có sản lượng lớn nhất nước ta hiện nay. Vùng núi và Trung du phía Bắc có sản lượng chuối đạt 167.300 tấn, trong đó tỉnh Thái Nguyên có sản lượng là 19.900 tấn. Địa phương có sản lượng chuối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ lớn nhất là Phú Thọ đạt 45.800 tấn, chiếm 27,37% sản lượng chuối toàn vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh giống chuối phấn vàng tại thái nguyên (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)