3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1.2. Động thái tăng trưởng chu vi gốc
Thân Chuối có thân thật và thân giả, khi xác định được đường kính của thân giả, sự tăng trưởng của thân thể hiện khả năng thích nghi, mức độ sinh trưởng và đặc điểm của giống Chuối. Để đánh giá động thái tăng trưởng chu vi cũng như đường kính thân giả của cây Chuối, ta tiến hành theo dõi sự tăng trưởng về chu vi gốc: Đo cách mặt đất 10cm; đo sau trồng 01 tháng và 01 tháng đo 01 lần.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Kết quả theo dõi động thái tăng trưởng chu vi gốc của giống chuối Phấn Vàng được thể hiện ở Bảng 3.2 dưới đây:
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng và tổ hợp phân bón đến động thái tăng trưởng chu vi gốc của cây
Đơn vị tính: cm Công thức TT Các tháng sau trồng 3 6 9 12 1 M1P1(đ/c) 5,50 10,44 41,93 60,73 2 M1P2 5,97 10,42 43,95 64,75 3 M1P3 4,83 10,17 41,18 62,48 4 M2P1 4,85 10,50 43,28 63,28 5 M2P2 4,73 10,87 40,97 69,87 6 M2P3 4,80 11,03 43,13 64,13 7 M3P1 4,91 10,12 43,20 62,50 8 M3P2 4,51 10,15 43,76 63,46 9 M3P3 4,69 9,82 44,18 66,88 ppb >0,05 <0,05 >0,05 <0,05 pkc >0,05 >0,05 >0,05 <0,05 ppb*kc >0,05 >0,05 >0,05 <0,05 CV% 13,4 5,8 6,8 1,9 LSD.05 - - - 2,11
Kết quả phân tích số liệu thí nghiệm cho thấy
* Tại thời điểm tháng thứ 3 sau trồng không cho thấy sự tác động chặt chẽ giữa các nhân tố đến động thái tăng trưởng chu vi thân giả của cây. So sánh kết quả số liệu trung bình cũng cho thấy sự sai khác không lớn giữa các công thức.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ * Tại thời điểm tháng thứ 6 sau trồng, chỉ có nhân tố phân bón cho kết quả là tác động chặt chẽ và có ảnh hưởng đến động thái tăng trưởng chu vi thân giả ở mức tin cậy 95%. Kết quả so sánh các chỉ tiêu theo dõi cho thấy giữa các công thức không có sự sai khác chắc chắn về động thái tăng trưởng chu vi gốc của cây.
* Ở tháng thứ 9 sau trồng: Các nhân tổ tác động không tạo ra sự sai khác chắc chắn giữa các công thức.
* Tại thời điểm 12 tháng sau trồng, cả hai nhân tố đều có tác động chặt và tạo sự sai khác chắc chắn đến động thái tăng trưởng chu vi gốc của cây thí nghiệm ở mức tin cậy 95%. Đánh giá động thái tăng trưởng chu vi gốc của các công thức thí nghiệm thấy có sự biến động mạnh, có sự sai khác rõ rệt, cho thấy sự ảnh hưởng chắc chắn của các yếu tố phân bón lót và khoảng cách trồng đến sự tăng trưởng chi vi thân giả của cây. Cụ thể, tại các công thức số 02, 04, 05, 06, 08, 09 đều đã có sự sai khác rõ rệt so với công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%, trong đó cao nhất là công thức số 5 với chu vi trung bình đạt 69,87cm cao hơn đối chứng là 9,14cm ở mức tin cậy 95%; tiếp theo là công thức số 9 đạt 66,88cm, chênh lệch 6,15cm so với đối chứng; các công thức số 02, 04, 06, 08 cũng có chu vi lớn hơn chắc chắn so với đối chứng với độ chênh lệch từ 2,54cm đến 4,02cm. Các công thức số 03 và 07 cũng có sự chênh lệch chu vi thân giả so với công thức đối chứng song không chắc chắn. Kết luận: Cũng như đối với động thái tăng trưởng chiều cao cây, các tổ hợp phân bón lót và khoảng cách trồng có ảnh hưởng đến động thái tăng trưởng chu vi gốc của cây và tăng tỷ lệ thuận với thời gian theo dõi. Sự tăng trưởng chu vi thân giả của các công thức thí nghiệm có bị ảnh hưởng bởi các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ tổ hợp phân bón lót và khoảng cách trồng, có thời điểm sự ảnh hưởng là không chức chắn. tại các tháng thứ ba, thứ sáu, thứ chín sau trồng, kết quả theo dõi cho thấy giữa các công thức không có sự sai khác lớn về động thái tăng trưởng chu vi gốc của cây. Tuy nhiên, tại thời điểm 12 tháng sau trồng cho thấy sự ảnh hưởng rất lớn của các nhân tố đến sự tăng trưởng chu vi thân giả của cây, trong đó công thức số 5 và số 9 cho thấy sự ảnh hưởng chặt và tăng trưởng tốt nhất. Qua đó cho thấy tổ hợp phân bón lót và khoảng cánh có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tăng trưởng chu vi thân giả của cây chuối, ảnh hưởng đến quá trình tích lỹ vật chất, sức chống chịu của cây.