Động thái ra lá của cây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh giống chuối phấn vàng tại thái nguyên (Trang 52 - 55)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.3. Động thái ra lá của cây

Sự tăng trưởng của thân lá, quyết định lượng vật chất hữu cơ được tạo ra và là cơ sở cho việc hình thành năng suất sau này. Do đó, các tổ hợp phân bón khác nhau sẽ tác động tích cực hoặc tiêu cực đến sinh trưởng, đây là tiền đề cho việc hình thành hoa, quả và tạo năng suất ở giai đoạn sau.

Động thái ra lá và tốc độ tăng diện tích lá càng cao thì diện tích lá quang hợp càng lớn dẫn đến khả năng đồng hóa và tích lũy vật chất vào trong cây càng nhiều, đó là cơ sở cho việc hình thành năng suất sau này. Để tính động thái ra lá của cây ta đếm số lá thực, đếm sau trồng 01 tháng và sau đó 01 tháng đếm 01 lần.

Kết quả theo dõi động thái ra lá của giống chuối tham gia thí nghiệm được thể hiện ở Bảng 3.3.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng và tổ hợp phân bón đến động thái ra lá của cây

Đơn vị tính: lá Công thức TT Các tháng sau trồng 3 6 9 12 1 M1P1(đ/c) 6,06 13,07 20,36 23,06 2 M1P2 6,19 13,25 23,13 25,93 3 M1P3 6,83 13,17 21,98 25,98 4 M2P1 6,03 13,25 22,32 25,52 5 M2P2 6,56 13,75 21,28 28,58 6 M2P3 6,14 12,27 23,09 25,79 7 M3P1 6,03 13,30 22,32 25,02 8 M3P2 6,19 13,74 23,38 25,58 9 M3P3 6,14 13,50 22,46 25,06 ppb >0,05 >0,05 >0,05 <0,05 pkc >0,05 >0,05 >0,05 <0,05 ppb*kc >0,05 >0,05 >0,05 <0,05 CV% 4,8 5,3 6,9 3,2 LSD.05 - - - 1,41

Từ kết quả thu được tại Bảng 3.3 cho thấy tổ hợp phân bón lót và khoảng cách trồng có ảnh hưởng rất lớn đến động thái ra lá của các công thức và có xu hướng tăng tỷ lệ thuận với mức phân bón tăng dần ở các công thức.

Kết quả phân tích số liệu cho thấy, tại các thời điểm 3 tháng, 6 tháng và chính tháng sau trồng, các nhân tố phân bón lót và khoảng cách trồng không

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ảnh hưởng chắc chắn đến động thái ra lá của cây. Tại thời điểm 12 tháng sau trồng, cả nhân tố phân bón và khoảng cách trồng đều có tác động chặt đến động thái ra lá, tạo sự sai khác chắc chắn ở mức tin cậy 95%. So sánh số liệu cụ thể tại từng thời điểm cho thấy kết quả như sau:

Tại thời điểm 3 tháng sau trồng, các nhân tố thí nghiệm đã dó tác động đến tốc độ ra lá của cây tại công thức thí nghiệm số 03 với sự sai khác chắc chắn so với công thức đối chứng ở mức tin cây 95%, cụ thể là 6,83 lá, chênh lệch so với công thức đối chứng là 0,78 lá. Các công thức còn lại cho thấy có sự sai khác song không rõ rệt.

Tại thời điểm 6 tháng sau trồng, kết quả phân tích số liệu cho thấy sự sai khác về số lá của các công thức thí nghiệm là không rõ rệt, hay nói cách khác, sự ảnh hưởng của tổ hợp phân bón lót và khoảng cách trồng đến động thái ra lá của các công thức thí nghiệm ở tháng thứ 6 là không rõ rệt.

Tại thời điểm 9 tháng sau trồng, các công thức thí nghiệm đều cho kết quả số lá trung bình cao hơn so với công thức đối chứng, song chỉ có công thức số 2, số 6 và số 8 cho thấy sự sai khác chắc chắn so với đối chứng ở mức tin cây 95%, trong đó công thức số 8 đạt được động thái ra lá tốt nhất với 23,38 lá, cao hơn công thức đối chứng 3,02 lá. Các công thức còn lại có sự sai khác nhưng không chắc chắn

Đến thời điểm 12 tháng sau trồng, tổng số lá giữa các công thức dao động trong khoảng từ 23,06 - 28,58 lá/cây; các công thức thí nghiệm đều cao hơn và có sự sai khác chắc chắn ở mức tin cậy 95% so với công thức đối chứng. Cụ thể, công thức số 5 đạt tổng số lá cao nhất với 28,58 lá/cây, có sự sai khác và cao hơn đối chứng là 5,51 lá ở mức tin cậy 95%; các công thức còn lại cao hơn và có sự sai khác chắc chắn với số lá dao động từ 25,02 lá/cây (công thức 7) đến 25,98 lá/cây (công thức 3) với số lá chênh lệch so với đối chứng là từ 1,96 đến 2,92 lá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Như vậy, so với sự tăng trưởng về chiều cao và chi vi gốc thân giả thì động thái ra lá của cây cho thấy sự ảnh hưởng rõ rệt và chặt chẽ hơn của các nhân tố tổ hợp phân bón lót và khoảng cách trồng. Trong đó ở tổ hợp M2P2 cho kết quả cao nhất về tốc độ ra lá của cây, các tổ hợp còn lại cũng cho thấy sự sai khác nhưng ở mức độ thấp hơn. Động thái ra lá nhanh và tập trung, số lá nhiều góp phần quan trọng trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây tạo tiền đề cấu thành năng suất, chất lượng quả sau này. Trong đó, ảnh hưởng của tổ hợp phân bón lót khác nhau cho ảnh hưởng rõ rệt hơn về động thái ra lá so với khoảng cách trồng đối với giống Chuối Phấn Vàng .

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh giống chuối phấn vàng tại thái nguyên (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)