Điều kiện tự nhiên, thời tiết tại tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh giống chuối phấn vàng tại thái nguyên (Trang 38 - 41)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.6.1.Điều kiện tự nhiên, thời tiết tại tỉnh Thái Nguyên

Cây Chuối được trồng vào tháng 7, đầu tháng 8 năm 2013, quá trình sinh trưởng phát triển diễn ra trong điều kiện biến động nhiều về thời tiết, phần nào ảnh hưởng đến động thái sinh trưởng của cây.

Từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 2 năm 2014, vùng có nhiệt độ trung bình 26,30C, lượng mưa từ 1.831,4 mm, độ ẩm không khí 85,8% và số giờ chiếu sáng cao, nên rất thuận lợi cho cây chuối sinh trưởng thân lá. Tuy nhiên, thời tiết các tháng 12 năm 2013 đến tháng 2 năm 2014 có nhiều bất lợi, nhiệt độ thấp, trời mưa nhiều, ẩm độ cao, đôi khi có sương muối, đã ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Từ tháng 3-4, có nhiệt độ trung bình từ 23,40C, rất thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của cây.

(Có Phụ lục 01: Diễn biến thời tiết khí hậu qua các tháng kèm theo báo cáo). Đối chiếu các yêu cầu ngoại cảnh với cây chuối tại Thái Nguyên thì các điều kiện thời tiết, khí hậu, nhiệt độ, ẩm độ của nơi tiến hành thí nghiệm tương đối thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của cây.

1.6.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối

Thái Nguyên nằm ở khu vực các tỉnh trung du miền núi phía bắc, có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi cho cây chuối phát triển. Đây là loại cây ăn quả quen thuộc, được trồng lâu đời đối với người dân ở Thái Nguyên; diện tích và sản lượng chuối ở Thái Nguyên luôn trong tốp các tỉnh đứng đầu của khu vực trung du miền núi phía bắc. Diện tích trồng chuối của Thái Nguyên đã tăng từ 1.600ha năm 2008 lên 1.700 ha năm 2010; năng suất tăng từ 17.500 tấn lên 19.900 tấn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Trong những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều chính sách, chương trình, dự án để phát triển diện tích trồng chuối trên địa bàn tỉnh; đã triển khai thực hiện và quy hoạch, hình thành nhiều vùng trồng chuối chuyên canh, chuối đặc sản đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân như vùng trồng chuối ở Phú Lương, Đại Từ, Phú Bình, Đồng Hỷ. Từng bước triển khai và đưa vào sản xuất những giống mới đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Mặc dù có những bước phát triển theo hướng tích cực, tuy nhiên, cây chuối ở Thái Nguyên vẫn còn những hạn chế nhất định như: nhiều khu vực trồng rải rác, nhỏ lẻ, không tập trung; chưa được đầu tư thâm canh, chưa được áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất nên chưa khai thác hết được tiềm năng năng suất của cây chuối trên địa bàn tỉnh. Tình hình sản xuất chuối ở Thái Nguyên năm 2012 được thể hiện qua Bảng 1.7.

Bảng 1.7. Tình hình sản xuất chuối ở Thái Nguyên năm 2012

Đơn vị Diện tích cho

sản phẩm (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng thu hoạch (tấn) TP. Thái Nguyên 404 102,1 4.125 Thị xã Sông Công 49 95,92 407 Định Hoá 70 102,14 715 Võ Nhai 45 104,22 469 Phú Lương 92 103,26 950 Đồng Hỷ 127 102,76 1.305 Đại Từ 305 98,52 3.005 Phú Bình 105 102,19 1.073 Phổ Yên 408 99,51 4.060 Toàn tỉnh 1.605 100,76 16.172

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Qua kết quả sản xuất chuối năm 2012 cho thấy, mặc dù có điều kiện thuận lợi và có nhiều tiềm năng cho cây chuối sinh trưởng, phát triển, song năng suất chuối của tỉnh Thái Nguyên còn thấp so với năng suất của nhiều khu vực trong nước.

Tóm lại: Với những điều kiện tự nhiên thuận lợi, việc trồng và phát triển sản xuất chuối theo hướng hàng hóa ở Thái Nguyên trong những năm qua đã từng bước được quan tâm. Tuy nhiên, việc lựa chọn những giống chuối mới có năng suất, chất lượng cao để đưa vào sản xuất và xây dựng một quy trình sản xuất thích hợp là vấn đề cần quan tâm, nghiên cứu. Vì vậy, việc thâm canh cao và áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất chuối là cần thiết, sẽ góp phần nâng cao năng suất và khai thác tốt những tiềm năng năng suất của cây chuối, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh giống chuối phấn vàng tại thái nguyên (Trang 38 - 41)