Động thái tăng trưởng chiều cao thân giả cây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh giống chuối phấn vàng tại thái nguyên (Trang 46 - 49)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.1.Động thái tăng trưởng chiều cao thân giả cây

Động thái tăng trưởng chiều cao cây phụ thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây ở các giai đoạn là cơ sở khoa học để xây dựng các biện pháp kỹ thuật phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng, phát triển và tăng khả năng cho năng suất cao. Để tính toán tốc độ tăng trưởng của cây thí nghiệm, ta tiến hành đo sau trồng 01 tháng và sau đó 01 tháng đo 01 lần.

Chiều cao thân giả được tính từ mặt đất đến phần giao nhau của hai lá trên cùng, chiều cao thân giả phản ánh rõ về sự sinh trưởng của cây, chiều cao thân giả phụ thuộc điều kiện tự nhiên, chế độ chăm sóc, phân bón. . .

Sự phát triển chiều cao thân giả còn phụ thuộc vào từng thời kỳ của cây, nhìn chung có sự tăng trưởng đều qua các tháng, tuy nhiên, sau trồng khoảng hai tháng cây bắt đầu sinh trưởng mạnh và giảm dần đến khi phân hoá, hình thành hoa.

Qua theo dõi cho thấy ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau cây có động thái tăng trưởng chiều cao cây khác nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Kết quả theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao thân giả của giống chuối tham gia thí nghiệm được thể hiện ở Bảng 3.1.

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng và tổ hợp phân bón lót đến động thái tăng trưởng chiều cao cây

Đơn vị: cm Công thức TT Các tháng sau trồng 3 6 9 12 1 M1P1(đ/c) 14,99 85,58 231,30 301,21 2 M1P2 15,43 86,18 234,75 305,40 3 M1P3 13,97 85,02 219,90 293,06 4 M2P1 13,39 85,44 230,42 301,29 5 M2P2 13,92 84,26 227,84 306,50 6 M2P3 13,56 85,60 228,38 303,25 7 M3P1 12.91 86,06 232,33 301,40 8 M3P2 14,68 86,05 230,08 302,01 9 M3P3 13,51 84,75 234,48 302,38 ppb <0,05 >0,05 <0,05 <0,05 pkc >0,05 >0,05 <0,05 <0,05 ppb*kc >0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV% 6,2 0,7 1,3 0,7 LSD.05 - 1,04 5,21 3,75

Qua Bảng 3.1 cho thấy các tổ hợp phân bón và mật độ trồng đều có ảnh hưởng đến động thái tăng trưởng chiều cao cây, có thời điểm sự tác động không rõ ràng, qua phân tích không cho thấy sự sai khác. Tuy nhiên, ở thời điểm 12 tháng sau trồng, động thái tăng trưởng chiều cao cây của các công thức chịu ảnh hưởng chắc chắn của các nhân tố.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ * Tại thời điểm tháng thứ ba sau trồng, chỉ số P phân bón là nhỏ hơn 0,05, còn lại P khoảng cách và P phân bón – khoảng cách lớn hơn 0,5. Như vậy ở thời điểm này chỉ có yếu tố phân bón là có tác động đến sự tăng trưởng chiều cao cây ở mức ý nghĩa 95%. Chênh lệch giữa giá trị bình quân của các công thức thí nghiệm so với công thức đối chứng cho thấy các công thức số 3, 4, 5, 6, 7, 9 đều có sự sai khác chắc chắn; còn công thức số 2, số 8 cho thấy sự sai khác là không rõ.

* Thời điểm tháng thứ sáu, kết quả phân tích số liệu cho thấy, yếu tố phân bón và khoảng cách không có tác động riêng lẻ đến sự tăng trưởng chiều cao cây. Tuy nhiên, sự tác động đồng thời giữa hai nhân tố đã có tác động chặt chẽ đến động thái tăng trưởng chiều cao cây, tạo sự sai khác chắc chắn ở mức 95% với p = 0,009. Tuy nhiên, kết quả so sách các chỉ số theo dõi cho thấy sự tăng trưởng chiều cao cây của các công thức tại thí nghiệm cho thấy sự ảnh hưởng không rõ rệt giữa các công thức; chỉ có công thức số 05 cho thấy sự sai khác chắc chắn.

* Tại thời điểm tháng thứ 9 sau trồng: cả ba chỉ số P của phân bón, khoảng cách và tổng hợp 02 nhân tố đều có ảnh hưởng chắc chắn đến động thái tăng trưởng chiều cao của cây ở mức tin cậy 95% với Ppbon, Pkcach và Ppb*kc đều nhỏ hơn 0,05. Tuy nhiên, khi so sánh các giá trị trung bình của các công thức so với đối chứng cho thấy: Yếu tố phân bón và khoảng cách tác động riêng lẻ đêu có ảnh hưởng rõ rệt đến các công thức số 02, 03, 04, 09, các công thức còn lại cho thấy sự ảnh hưởng không rõ rệt. Tác động tổng hợp của cả hai nhân tố cho thấy chỉ tạo ra sai khác chắc chắn ở công thức số 03.

* Tại thời điểm 12 tháng sau trồng, các nhân tổ tác động riêng lẻ hay tổng hợp đều ảnh hưởng chắc chắn đến động thái tăng trưởng chiều cao của cây chuối. Với LSD.05 của tổng hợp hai nhân tố là 3,75, ta có hai công thức thí nghiệm số 2, số 3 và số 5 cho thấy động thái tăng trưởng chiều cao cây có sự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ sai khác rõ rệt nhất so với công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%, cụ thể ở công thức 5 đạt chiều cao cây lớn nhất là 306,50cm cao hơn công thức đối chứng (công thức 1), tiếp đến là công thức 2 đạt 305,35cm. Các công thức còn lại có giá trị trung bình chênh lệch so với đối chứng thấp hơn giá trị LSD, cho thấy sự ảnh hưởng của hai nhân tố phân bón lót và khoảng cách ở các công thức này là không rõ ràng, trong đó công thức 3 có chiều cao cây nhỏ nhất là 293,06cm.

Như vậy, đánh giá về sự ảnh hưởng của tổ hợp phân bón lót và khoảng cách trồng đến sự tăng trưởng chiều cao cây cho thấy: Các nhân tố đã có ảnh hưởng nhất định đến sự sinh trưởng chiều cao của cây, tạo ra sự sai khác chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Tuy nhiên, trong quá trình sinh tr ưởng, có những thời điểm sự ảnh hưởng này tạo ra sự sai khác không rõ ràng, không cho thấy sự ảnh hưởng lớn giữa các nhân tố tới sự tăng trưởng chiều cao cây. Ở các tháng thứ 3, 6, 9 cho thấy yếu tố phân bón lót và khoảng cách trồng ảnh hưởng nhưng tạo sự sai khác không rõ rệt đến sự tăng trưởng chiều cao của cây chuối trong các công thức trong thí nghiệm. Tại thời điểm tháng 12 sau trồng cho thấy có sự sai khác rõ rệt của công thức 5 và công thức 2, trong đó công thức 5 cho kết quả tốt nhất và cao hơn chắc chắn so với đối chứng ở mức tin cậy 95%. Qua xử lý và phân tích số liệu thu thập về mối quan hệ giữa khoảng cách trồng và tổ hợp phân bón lót cho thấy đã có sự ảnh hưởng đến động thái tăng trưởng chiều cao cây.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh giống chuối phấn vàng tại thái nguyên (Trang 46 - 49)