Ảnh hưởng của biện pháp canh tác đến động thái tăng trưởng chiều cao thân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh giống chuối phấn vàng tại thái nguyên (Trang 63 - 65)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2.1.Ảnh hưởng của biện pháp canh tác đến động thái tăng trưởng chiều cao thân

chiều cao thân giả cây

Động thái tăng trưởng chiều cao cây phụ thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây ở các giai đoạn là cơ sở khoa học để xây dựng các biện pháp kỹ thuật phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng, phát triển tăng khả năng cho năng suất cao.

Chiều cao thân giả được tính từ mặt đất đến phần giao nhau của lá trên cùng, chiều cao thân giả phản ánh rõ về sự sinh trưởng của cây, chiều cao thân giả phụ thuộc điều kiện tự nhiên, chế độ chăm sóc, phân bón. . . Sự phát triển chiều cao thân giả còn phụ thuộc vào từng thời kỳ của cây, khi mới trồng là thời kỳ bắt đầu sinh trưởng mạnh nhất và giảm dần đến khi phân hoá mạnh. Qua theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao cây cho thấy ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau có động thái tăng trưởng chiều cao cây khác nhau.

Kết quả theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao thân giả của giống Chuối tham gia thí nghiệm được thể hiện ở Bảng số liệu 3.8.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của một số biện pháp canh tác đến động thái tăng trưởng chiều cao thân giả

Đơn vị tính: cm Công thức Các tháng sau trồng 3 6 9 12 1 14,36 79,18 240,24 294,5* 2 16,29 85,72 247,25 302,28* 3(đ/c) 14,08 82,05 238,9 286,34 p <0,05 CV% 10,2 LSD.05 4,98

Từ kết quả thu được tại Bảng 3.9 cho thấy, các các biện pháp canh tác khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến động thái tăng trưởng chiều cao cây. Với các biện pháp canh tác truyền thống không tủ gốc, cắt bỏ lá già.. thì cây kém phát triển hơn, chiều cao thân cây thấp hơn ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng, ánh sáng làm giảm năng suất sau này. Khi tác động các biện pháp canh tác vào chăm sóc cây chuối đã tạo cho cây có không gian dinh dưỡng nhiều hơn, ít sâu bệnh và tăng kích thước, chiều cao cây.

Kết quả theo dõi cho thấy: chiều cao thân cây đạt được ở các công thức 1, 2 lần lượt là 294,50 và 302,28cm cao hơn công thức đối chứng là 8,16 và 15,94cm. So sánh với LSD.05 cho thấy: Khi thực hiện biện pháp tủ gốc giữ ẩm đã giúp cây chuổi sinh trưởng tốt hơn, tăng chiều cao và tạo sự sai khác chắc chắn ở mức tin cậy 95% so với canh tác truyền thống. Khi sử dụng biện pháp cắt tỉa lá già cũng đã tạo nên sự sai khác nhưng tác động không rõ nét đến sự tăng trưởng chiều cao cây so với biện pháp canh tác truyền thống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh giống chuối phấn vàng tại thái nguyên (Trang 63 - 65)