Tình hình nghiên cứu chuối trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh giống chuối phấn vàng tại thái nguyên (Trang 26 - 29)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.4.2.Tình hình nghiên cứu chuối trong nước

* Nghiên cứu tuyển chọn giống chuối

Việt Nam nằm ở trung tâm phát sinh và là nơi có điều kiện khí hậu thời tiết thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây chuối. Theo Trần Thế Tục (1998) [13], ở nước ta các vùng đều trồng được chuối. Trồng chuối sau 1 năm đã được thu hoạch, cần ít vốn đầu tư, thâm canh thì hiệu quả kinh tế rất cao. Các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ giống chuối trồng bao gồm chuối tiêu, chuối tây, chuối ngốp và chuối ngự.

Theo Nguyễn Văn Nghiêm và cs (2010) [10], vườn tập đoàn giống chuối quốc gia hiện lưu giữ 120 mẫu giống bao gồm 74 mẫu giống trong nước và 46 mẫu giống nhập nội. Đáng chú ý là ở nước ta có đủ cả đại diện của 8 nhóm giống chuối trồng ăn được với các kiểu gen AA, AAA, AAB, AB, ABB, ABBB, BBB và BB.

Ngoài ra còn các giống chuối mắn, chuối lá, chuối hột, chuối ngốp … Tuy nhiên, các giống này có diện tích trồng ít, rải rác và giá trị kinh tế thấp.

Theo Trần Thế Tục (1998)[13], nước ta có nguồn gen cây chuối rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, chỉ có rất ít giống đạt tiêu chuẩn sản xuất xuất khẩu. Hướng khắc phục là đẩy mạnh nghiên cứu tuyển chọn giống thông qua điều tra phát hiện giống tốt địa phương và nhập nội giống tốt thích hợp.

* Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhân giống chuối

Các nghiên cứu về nhân giống chuối trước đây chỉ chú trọng các biện pháp kỹ thuật nhân bằng củ và tách chồi. Những kỹ thuật này hiện còn được áp dụng khá phổ biến ở nhiều vùng miền và nhất là ở quy mô sản xuất nhỏ.

Quy trình nhân giống chuối in vitro đầu tiên ở nước ta do tác giả Trần Văn Minh và Nguyễn Văn Uyển (1993) [6] đề xuất, bao gồm 6 công đoạn chính sau: Đưa mẫu vào nuôi cấy; tạo và nhân nhanh chồi chuối; tạo rễ cây; ươm chuối trong vườn ươm; bầu chuối và trồng ra ruộng sản xuất.

Các bước chính trong nhân giống in vitro là: - Chọn lọc cây mẹ và giám định bệnh

- Tạo chồi ban đầu và nhân chồi in vitro

- Tái sinh cây hoàn chỉnh - Ra ngôi cây trong nhà lưới.

Quy trình nhân giống chuối bằng nuôi cấy mô đã và đang được nhiều cơ sở sản xuất cây giống chuối ứng dụng. Tuy nhiên, ở quy mô sản xuất hàng hoá thì còn gặp phải một số vấn đề cần nghiên cứu khắc phục như: Hệ số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ nhân giống chưa thực sự cao, thời gian cấy chuyển còn dài, chất lượng và tiêu chuẩn cây giống sau khi đưa ra vườn ươm thấp.

* Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật sản xuất chuối

Vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ có 2 thời vụ trồng chính là vụ xuân, từ tháng 2-4 và vụ thu, từ tháng 8-10. Trồng vào vụ xuân cây rất dễ sống nhưng đến khi trổ buồng thì gặp rét nên vụ thu hiện đang là thời vụ trồng phổ biến. Ở các vùng khác, thời vụ trồng chính là đầu mùa mưa [10] [18].

Mật độ trồng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất quả chuối. Ở nước ta, chuối được trồng nhiều trong vườn hộ, xen với nhiều loại cây trồng và cây ăn quả khác nên mật độ trồng rất tùy tiện, thưa hoặc dày quá và chủ yếu được xác định theo kinh nghiệm của người dân. Ở quy mô sản xuất hàng hóa, mật độ trồng chuối khác nhau tùy theo giống và điều kiện canh tác. Theo Trần Thế Tục (1998) [13], mật độ trồng phổ biến đối với chuối tiêu và chuối tây từ 2.000-2.500 cây/ha, đối với chuối bom từ 3.000-3.500 cây/ha.

* Nghiên cứu bảo quản và chế biến chuối

Theo Quách Đĩnh và cs (1996) [5], xử lý chuối xanh bằng dung dịch Topsin-M nồng độ 0,1- 0,2% thì phần lớn nấm mốc của chuối bị tiêu diệt hoặc bị ức chế. Để hạn chế sử dụng hoá chất diệt nấm ở nồng độ cao cho thực phẩm, các tác giả đã dùng nồng độ 0,1% và dư lượng Topsin-M còn lại trên trái cây sau tồn trữ là 0,002mg/kg, chỉ bằng 1/10 liều lượng cho phép của Tổ chức nông lương thế giới (FAO).

Chuối là loại trái cây thông dụng ở Việt Nam. Từ quả, hoa và thân chuối, có thể chế biến ra nhiều món ăn như chuối khô, chuối sấy, mứt chuối, rượu chuối, nước cốt chuối, bột chuối v.v... Từ năm 1986-1990 Việt Nam đã xuất khẩu sang Liên Xô cũ gần 40.000 tấn chuối tươi và 20.000 tấn chuối sấy. Năm 2000 lượng nguyên liệu chuối tươi cho sấy là 21.000 tấn, chủ yếu là chuối bom. Song song với việc xuất khẩu chuối tươi, nước ta còn xuất khẩu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ chuối sấy. Theo dự kiến của Tổng công ty rau quả Việt Nam VEGETEXCO, hiện nay sản phẩm chuối của nước ta không những hướng tới thị trường Liên Bang Nga, mà còn đến các nước khác như Nhật Bản, Mỹ v.v...

Tuy nhiên, hiện nay công nghệ và thiết bị sấy chuối ở nước ta chưa đảm bảo tạo ra sản phẩm có chất lượng cao. Theo kết quả điều tra, khảo sát của VEGETEXCO thì ở miền Nam - nơi sản xuất và xuất khẩu khoảng 90% chuối sấy của cả nước, có rất nhiều lò sấy nhưng đều là sấy thô: lò sấy than, sấy gas, sấy điện có các nhược điểm: Dễ nhiễm bụi khói, khó điều chỉnh nhiệt độ, thoát ẩm chậm, hiệu suất thấp, sản phẩm không đảm bảo chất lượng dinh dưỡng, cảm quan và vệ sinh an toàn thực phẩm. Ở miền Bắc, sản xuất chuối khô đã đáp ứng một phần của nhu cầu thị trường hiện nay nhưng hầu hết sử dụng công nghệ thủ công lạc hậu. Còn ở các hộ gia đình hầu hết sử dụng phơi nắng tự nhiên, gác góc bếp hoặc sấy trực tiếp bằng khói lò làm chất lượng thấp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh giống chuối phấn vàng tại thái nguyên (Trang 26 - 29)