Tốc độ tăng trưởng chu vi gốc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh giống chuối phấn vàng tại thái nguyên (Trang 65 - 67)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2.2. Tốc độ tăng trưởng chu vi gốc

Để đánh giá động thái tăng trưởng chu vi cũng như đường kính thân giả của cây Chuối Phấn Vàng, tôi tiến hành theo dõi sự tăng trưởng về chu vi gốc. Kết quả theo dõi động thái tăng trưởng chu vi gốc của giống Chuối Phấn Vàng được thể hiện ở Bảng 3.9 dưới đây:

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của các biện pháp canh tác đến động thái tăng trưởng chu vi gốc

Đơn vị tính: cm Công thức Các tháng sau trồng 3 6 9 12 1 4,84 11,27 45,68 67,58 2 5,40 13,72 47,37 69,72 3(đ/c) 4,71 11,94 41,62 62,50 p <0,05 CV% 9,1 LSD.05 3,72

Qua Bảng 3.9 cho thấy, khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác khác nhau trên cây chuối Phấn Vàng đã có những tác động tích cực đến động thái tăng trưởng chu vi thân giả của cây; qua theo dõi, đánh giá cho thấy kết quả tăng trưởng chu vi cũng như đường kính gốc của các công thức áp dụng biện pháp kỹ thuật cao hơn so với công thức đối chứng.

Sau 12 tháng trồng, chăm sóc, chu vi gốc thân cây giả tăng trưởng đều qua các tháng sau trồng và có sự dao động ở các công thức, cụ thể: Công thức 1 đạt 67,58cm, công thức 2 đạt 69,72cm và công thức 3 đạt 62,50cm. Kết quả số liệu sau xử lý cho thấy, cả công thức 1 và 2 đều cao hơn so với đối chứng, sai khác chắc chắn với mức tin cậy 95%, song công thức 2 vượt trội hơn đạt 69,72cm cao hơn đối chứng là 7,22cm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Như vậy, biện pháp canh tác như tủ gốc giữ ẩm, cắt bỏ lá già có ý nghĩa quan trọng trong sinh trưởng và phát triển của cây chuối, góp phần tích cực vào quá trình tăng trường chu vi thân giả, tạo tiền đề để đạt năng suất tối ưu.

3.2.3. Động thái ra lá của cây

Kết quả nghiên cứu động thái ra lá đối với các cây trồng cũng như đối với cây chuối Phấn Vàng là rất quan trọng, tỷ lệ ra lá cao, nhanh, tập trung giúp cây hấp thu năng lượng ánh sáng quang hợp, là yếu tố then chốt cho quá trình đồng hóa các chất hữu cơ tổng hợp sinh khối cũng như năng suất thu hoạch sau này. Việc sử dụng các phương thức giữ ẩm sẽ làm cho đất luôn ẩm để cung cấp nước cho cây chuối Phấn Vàng sinh trưởng nhanh, ra lá tập trung do đó đã rút ngắn được thời gian sinh trưởng, phát triển của cây chuối. Qua kết quả theo dõi các thí nghiệm tôi xử lý và tổng hợp thể hiện ở Bảng sau:

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của một số biện pháp canh tác đến động thái ra lá của cây chuối Phấn Vàng

Đơn vị tính: lá Công thức Các tháng sau trồng 3 6 9 12 1 5,61 8,00 24,35 25,83 2 8,58 10,58 26,49 27,60 3(đ/c) 6,33 9,42 19,04 22,08 p <0,05 CV% 6,4 LSD.05 0,97

Qua Bảng số liệu 3.10 cho thấy, sử dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc đã ảnh hưởng tích cực đến động thái ra lá của cây chuối Phấn Vàng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Sau 12 tháng trồng tổng số lá đạt khá cao, cụ thể công thức 1 đạt 25,83 lá, công thức 2 đạt 27,60 lá và công thức 3 đạt 22,08 lá. Như vậy, so sánh cả 3 công thức ta thấy, công thức 3 (đối chứng) cho số lá mới ít nhất, cao nhất là công thức 2 đạt 27,60 lá, cao hơn công thức đối chứng là 5,5 lá. Kết quả sử lý, đánh giá số liệu cho thấy, cả 02 biện pháp canh tác đều có tác động tích cực đến động thái ra lá của cây, tạo sự sai khác chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

Có thể nói, động thái ra lá đối với cây chuối Phấn Vàng tại địa điểm thí nghiệm chịu ảnh hưởng rất lớn từ các biện pháp kỹ thuật trong chăm sóc, nuôi dưỡng cây, nhất là các biện pháp tủ gốc giữ ẩm và vệ sinh thân, gốc cây.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh giống chuối phấn vàng tại thái nguyên (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)