Cách xây dựng lập luận 1 Xác định luận điểm

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn lớp 10 full (Trang 116 - 120)

1. Xác định luận điểm

- Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của người viết xác định vấn đề (luận đề) được đặt ra.

=> Một bài văn có thể có nhiều luận điểm lớn hoặc nhỏ. Các luận điểm nhỏ liên kết với nhau, soi sáng cho nhau để thuyết minh cho luận điểm lớn trong bài.

HSTL&PB

+ Câu a: Văn bản bàn về thái độ tự trọng trong việc sử dụng tiếng mẹ đẻ (chữ ta). Theo tác giả thì chỉ khi nào thực cần thiết mới dùng tiếng nước ngoài. Việc đó sẽ đảm bảo quyền lợi được thông tin của người đọc.

+ Câu b: Văn bản có hai luận điểm là:

* Tiếng nước ngoài (tiếng anh) đang lấn lướt tiếng Việt trong các bảng hiệu quảng cáo ở nước ta.

* Một số trường hợp tiếng nước ngoài được đưa vào báo chí một cách không cần thiết, gây thiệt thòi cho người đọc.

2. Tìm luận cứ.HSTL&PB HSTL&PB

* Luận cứ: là các tài liệu dùng làm cơ sở thuyết minh cho luận điểm. Nó bao gồm các lí lẽ ( các nguyên lí, chân lí, ý kiến đã được công nhận) và dẫn chứng thực tế (của đời sống và văn học).

* Câu a: Ví dụ “Chữ ta” có 02 luận điểm, 06 luận cứ.

+ Luận điểm 1: “Khắp nơi đều có quảng cáo, nhưng…danh lam

thắng cảnh”

Các luận cứ: + “Chữ nước ngoài…ở phía trên” + “ Đi đâu, nhìn đâu…chữ Triều Tiên” + “ Trong khi đó …lạc sang một nước khác.” + Luận điểm 2: “ Phải chăng…mà ta nên suy ngẫm” Các luận cứ: + “Tôi không biết chữ…in rất đẹp” + “ Nhưng các tờ báo…bài cần đọc” + “ Trong khi đó…trang thông tin”

* Luận chứng.

=> Luận chứng là sự phối hợp, tổ chức các lí lẽ và dẫn chứng để thuyết minh cho luận điểm.

3. Lựa chọn phương pháp lập luận.

* Phương pháp lập luận: là cách thức lựa chọn, sắp xếp luận điểm, luận cứ sao cho lập luận được thuyết phục.

Câu a: + lập luận ở văn bản mẫu (mục I) là lập luận theo phương pháp diễn dịch và quan hệ nhân quả. Bắt đầu bằng câu mang ý nghĩa khái quát: “Người dùng binh giỏi…” để đi đến kết luận: “Nay các ông không rõ..”.

+ Lập luận ở văn bản mẫu ở mục II là lập luận theo phương pháp quy nạp và so sánh đối lập.

Câu b: Có thể kể ra ba phương pháp lập luận thường gặp trong văn bản nghị luận.

+ Phép loại suy: Dựa vào sự so sánh hai đối tượng, chúng ta có thể tìm ra những thuộc tính giống nhau nào đó, từ đó có thể suy ra chúng có cùng một thuộc tính giống nhau khác.

VD: + Gà là gia cầm, có lông vũ, đẻ trứng…

+ Ngan là gia cầm, có lông vũ, đẻ trứng, có thể bay ngắn trên mặt đất…

Hoạt động 3: Hướng dẫn hs làm bài tập.

GV: Hướng dẫn HS thực hành làm bài tập trong SGK Tr 111.

=> Gà cũng có thể bay ngăn trên mặt đất.

+ Phép phản đề: Là phương pháp xuất phát từ một kết luận có sẵn (sai hoặc đúng) để suy ra một kết luận khác (sai hoặc đúng). Kết luận chung có thể đúng, cũng có thể sai.

VD: Tiền đề 1: Cây nào cũng ra hoa để kết trái. Kết luận: kể cả hoa đào trong ngày tết (sai).

Tiền đề 2: Không phải cây nào cũng ra hoa để kết trái. Kết luận: Tất cả các cây đào đều như vậy (sai).

+ Nguỵ biện: Là phương pháp xuất phát từ một thực tế hiển nhiên nào đó để suy ra những kết luận chủ quan nhằm bác bỏ ý kiến của đối phương. Kết luận chung có thể đúng khi chỉ dừng lại ở bề mặt hiện tượng, sai khi xem xét một cách toàn diện và bản chất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

VD 1: Tiền đề: Một hạt cát chưa phải là sa mạc, nhiều hạt cát chưa phải là sa mạc, vô cùng nhiều hạt cát cũng chưa phải là sa mạc. Kết luận: Trên hành tinh này không hề có sa mạc.

III. Luyện tập

HS: Đọc phần ghi nhớ SGK Tr 111 HSĐB&LBT:

Ngày soạn: 15/3 Tuần 30 Tiết 88. Đọc văn.

CHÍ KHÍ ANH HÙNG(Trích truyện Kiều -Nguyễn Du) (Trích truyện Kiều -Nguyễn Du) A.Mục tiêu bài học .

- Qua nhân vật Từ Hải,hiểu được lí tưởng anh hùng của Nguyễn Du

- Nắm vững đặc trưng nghệ thuật trong việc miêu tả anh hùng của Nguyễn Du

B. Phương tiện thực hiện.

- Sách giáo khoa cơ bản.

C.Tiến trình lên lớp : 1. Ổn định lớp : 2.Kiểm tra bài cũ :

3. Bài mới : - Lời dẫn, - Nội dung bài học.

Hoạt động của GS và HS Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu phần tiểu

dẫn

- Cho học sinh đọc tiểu dẫn và giải thích - Em hãy cho biết vị trí của đoạn trích và vai trò của Từ Hải đối với cuộc đời Kiều?

- Bố cục của đoạn trích?

Hoạt động 2: Hướng dẫn hs đọc và tìm hiểu

văn bản

- Đoạn trích chia làm mấy phần *Giáo viên đặt câu hỏi và gợi mở

- Cuộc sống hiện tại của Kiều và Từ Hải trong hiện tại như thế nào ?

Từ Hải là người như thế nào ? * “Trượng phu” ?

-Em có nhận xét gì về từ “ Thoắt đã ” ? Hình ảnh “Động lòng bốn phương”, “trời bể mênh mông” ?

- Thái độ của tác giả đối với Từ Hải thể hiện

I/ Tìm hiểu chung :

1. Vị trí đoạn trích : Kiều bị lừa và rơi vào lầu xanh lần thứ

hai,cuộc đời nàng hầu như bế tắc hoàn toàn thì đột nhiên Từ Hải xuất hiện đưa Kiều thoát khỏi cảnh ô nhục.Hai người rất tâm đầu ý hợp,sống hạnh phúc.Nhưng Từ Hải không bằng lòng với cuộc sống êm đềm bên cạnh nàng kiều tài sắc,chàng muốn có sự nghiệp lớn nên sau nửa năm “ Hương lửa đang nồng” đã từ biệt Kiều ra đi. Đoạn trích này cho thấy chí khí của Từ Hải

2.Bố cục : Hai phần

- 4 câu đầu khát vọng là tư thế của Từ Hải

- Phần còn lại : Cảnh tiễn biệt giữa Kiều và từ Hải

II - Đọc – Hiểu: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.Khát vọng và tư thế của người anh hùng của Từ Hải ( 4 câu đầu )

* Chí khí khát vọng :

- CS hạnh phúc của vợ chồng đương lúc ngọt ngào,nồng nàn “ Hương lửa đang nồng” nhưng trước hết Từ Hải là một tráng sĩ,một người có chí khí mạnh mẽ nên sự nghiệp đối với chàng là trên hết.

“ Thoắt đã ” quyết định nhanh chóng,dứt khoát => tính cách người anh hùng

-“Động lòng bốn phương”=> náo nức chí tung hoành ở 4 phương trời

-“Trời mênh mông”=> khát vọng lớn lao

=> hình ảnh không gian rộng lớn ,hình tượng thơ có tính chất vũ trụ lớn lao,kì vĩ,mang tính ước lệ (Đặc điểm VH TĐ) - Thái độ tác giả . “Trương phu”=> từ ngữ có sắc thái tôn xưng=> sự tôn trọng,kính phục đối với người anh hùng.

qua từ ngữ nào? Thái độ gì ?

- Chí khí của Từ Hải?

-Tư thế củaTừHải thể hiện qua chi tiết nào? Em hiểu như thế nào về câu nói của Kiều?

-Lời từ “sao chưa ……..thường tình” có ý nghĩa gì? GV gợi ra các đáp án cho học sinh trao đổi

-Phẩm chất của Từ Hải thể hiện như thế nào qua lời nói?

- Nhận xét về ngôn ngữ của Từ Hải

-Liên hệ trước đây trong cảnh trần ai,Từ đã ngang nhiên xem mình là người anh hùng

-Hành động của Từ Hải thể hiện qua tư thế nào?nhận xét gì về hạnh động đó?

-ý nghĩa của hình ảnh “gió mây……dặm khơi”

- Qua cách chia tay ta thấy Từ hải là người như thế nào?

-Em có nhận xét gì về cách miêu tả người anh hùng?(hiện thực hay lý tưởng hóa) đây có phải là cách miêu tả phổ biến của VHĐĐ không?

Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò

4.Củng cố: cho hs đọc phần ghi nhớ 5.Dặn dò: học thuộc thơ chuẩn bị bài Thề nguyền.

=> Từ hải không phải là con người của những đam mê thông thường mà là con người có sự nghiệp anh hùng,khát khao được vùng vẫy giữa trời cao đất rộng=> tầm vóc vũ trụ của người anh hùng(So sánh người tráng sỹ trong Thuật Hoài- PNL)

*Tư thế:

-“Thanh gươm yên ngựa” Hình ảnh đẹp vừa HT,vừa CM Một mình một ngựa một thanh gươm

-“Lên đườnh thẳng song”=>sẵn sàng lên đường=> chân dung đẹp của người anh hùng-“tưởng như che cả đất

trời”(H.Thanh)

2.Cảnh tiễn biệt giữa Kiều và Từ Hải.

- Lời nói của Kiều.Kiều biết rõ Từ Hải ra đi trong tình cảnh: -“Bốn bể không nhà”=>tha thiết đi cùng chia sẻ,gánh vác với chồng những khó khăn=> người tri kỉ

-Lời nói của Từ Hải.

+ “ Sao chưa … thường tình ” -lời trách người tri kỉ-khuyên Kiều hãy vượt qua những tình cảm thông thường để làm vợ người anh hùng=>dứt khoát không quyến luyến,bịn rịn vì tình yêu mà quên đi lý tưởng cao cả của người anh hùng.

+ “ bao giờ ….. vội gì” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình ảnh và âm thanh “ mười vạn tinh binh” “Tiếng chiêng dậy đất,cờ rợp”=> khát vọng lớn lao tầm vóc vũ trụ của người anh hùng

.“Rõ mặt phi thường”=> phẩm chất xuất chúng của người anh hùng.

* ”Rước nàng ghi gia”

“chờ đó ít lâu….một năm sau”

=>lời hẹn ước ngắn gọn,dứt khoát chắc nịch=>Từ Hải rất mực tự tin khẳng định không quá môt năm chàng sẻ trở về đón nàng với cả một cơ đồ to lớn=>chí khí của người anh hùng - Hành động của Từ Hải

+” “quyết lời dứt áo ra đi”=> người ở lại -Kiều nắm áo(hình ảnh ước lệ-“Chia bào”

-Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều) nhưng người đi cứ dứt áo ra đi=> dứt khoá-tính cách người anh hùng

+Hình ành” “gió mây…dặm khơi”(mượn từ ý của Trang Tử- ước lệ”=> đẵ đến lúc chim bằng bay lên cùng gió mây=>bản lĩnh phi thường của người anh hùng,khát khao làm nên sự nghiệp lớn

Tóm lại : Từ hải là người giàu tình cảm,có khát vọng lớn lao tầm vóc vũ trụ,chí khí người anh hùng

* Nhận xét nghệ thuật miêu tả Từ Hải có 2 đặc điểm: -Hình tượng có tính ước lệ(không miêu tả cụ thể,những chi tiết tầm thường bị lược bỏ)

-hình tượng con người vũ trụ tầm vóc lớn lao=>phi thường của người anh hùng.

Ngày soạn: 15/3 Tuần 30 Tiết 89-Đọc thêm

THỀ NGUYỀN(Trích truyện Kiều -Nguyễn Du) (Trích truyện Kiều -Nguyễn Du) A. Mục tiêu cần đạt:

-Thấy được tình yêu mãnh liệt,thiêng liêng cao đẹp của Kiều-Kim Trọng -Ngôn ngữ miêu tả,kể của tác giả

B. Phương tiện: SGK-SGV lớp 10 CB

C. Phương pháp : Phân tích, diễn giảng, thảo luận D. Tiến trình lên lớp :

1.Ổn định

2.Bài cũ : Khát vọng và tư thế của người anh hùng Từ Hải? 3.Bài mới

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu phần I

-Học sinh đọc tiểu dẫn cho biết vị trí của đoạn trích

-Kể ngắn gọn các sự việc xẩy ra trong đoạn trích này

Hoạt động 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu phần II

-Nêu nhận xét về hàm nghĩa của các từ “Vội,xăm xăm,băng”

Vì sao Kiều chủ động đến với tình yêu?

Hs trao đổi thảo luận Gv đưa ra nhận xét, chốt ý

Không gian của cuộc gặp gỡ?

Lời nói của Kiều”khoảng vắng đêm trường có ý nghĩa gì?

Không gian của lời thề miêu tả như thế nào?

Hình ảnh”Vầng trăng” có ý nghĩa gì?

Qua tình yêu của Kiều-Kim Trọng ,Nguyễn Du thể hiện tư tưởng gì (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động 3: *Củng cố,dặn dò:

- Gọi hs nhắc lại các phần vừa được học - Về học bài, soạn bài tiếp theo.

I.Giới thiệu :

1. Vị trí đoạn trích : Môt hôm,cả nhà Kiều sang chơi bên ngoại,Kiều đẵ tìm gặp Kim Trọng.Chiều tà nàng trở về nhà,thấy cả nhà chưa về,Kiều quay lại gặp Kim Trọng lần thứ hai. Đoạn trích kể về việc 2 người làm lễ thề nguyền,gắn bó thủy chung suốt đời

2.Đại ý : Cuộc gặp gỡ, thề nguyền giưã Kiều và Kim Trọng

II. Đọc hiểu :

1. Hàm nghĩa của các từ :

- 2 lần dùng từ ‘Vội”,1 lần dùng chữ “xăm xăm,băng”=> nhịp điệu khẩn trương của cuộc thề nguyền:

+ Cuộc thề nguyền chưa được phép của cha mẹ

+ Tình yêu mãnh liệt ,rất tự nhiên của đôi lứa,của trai tài gái sắc”Kiều đến với Kim Trọng cũng như cánh buồm gặp gió,cánh buồm phải căng gió,con người phải có tình yêu”(Lưu Trọng Lư)

+ Kiều chủ động đến với tình yêu để chống lại định mệnh =>sư phản kháng lại số phận

- Kiều luôn bị ám ảnh bởi định mệnh dành cho những người tài sắc

(Sau khi gặp nấm mồ Đạm Tiên,Kiều luôn bị ám bởi sự bất hạnh của mình,sự mong manh của tình yêu”cứ trong mộng mị mà suy,phận con thôi có ra gì mai sau”)

Ta hiểu vì sao Kiều nói với Kim Trọng như để thanh minh về sự chủ động của mình”bây giờ rõ mặt đôi ta-biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao” =>khát vọng tình yêu tự do=>nét mới mẻ,tiến bộ trong cách nhìn về tình yêu của Nguyễn Du- nhà thơ có cái nhìn vượt trước thời đại=>tư tưởng nhân đạo.

2.Cuộc gặp gỡ,thề nguyền giửa Kiều-Kim Trọng

*Cuộc gặp gỡ:

- Không gian: Thơ mộng,thần tiên,huyền ảo

+ Các hình ảnh: Ánh trăng ,nhặt thưa,ngọn đèn hiu hắt,tiếng bước chân nhẹ nhàng của người đẹp tạo ấn tượng cho Kim Trọng như đang sống trong mơ=>tâm trạng đắm say mơ màng=>không gian đẹp,nhưng có cảm giác như hư ảo ,không có thật,con người rất cô đơn giữa đất trời bao la - Lời nói của Kiều:”khoảng vắng đêm trường”=> đó là không gian thời gian tâm lý rợn ngợp,nàng phải vượt qua để vươn tới làm chủ số phận-chống lại định mệnh

-thái độ của Kim Trọng đối với người yêu:”làm lễ rước vào”=>trân trọng

*Cuộc thề nguyền:Thơ mộng,trang trọng,thiêng liêng: + Mùi thơm hương trầm

+ Ánh sáng nến sáp: Ấm áp

+ Vầng trăng vằng vặc=>thiên nhiên to lớn vĩnh hằng=>tình yêu thiêng liêng được đất trời chứng giám

+ Tờ giấy ghi lời thề + Trao kỉ vật: Tóc mây

=> Tình yêu thiêng liêng sâu nặng

Liên hệ : Trong đoạn trao duyên:Kiều nhớ lại hình ảnh” đốt lò hương ấy ,so tơ phím này”-kỉ niệm đẹp=>Nỗi đau không nguôi,dau của lời thề sâu nặng bị chia cắt:” Ôi kim lang,hỡi kim lang….”

Tóm lại : Thông qua tình yêu cao đẹp của KiềU-Kim Trọng,Nguyễn Du thể hiện tư tưởng nhân đạo:yêu thương trân trọng khát vọng hạnh phúc của con người-người phụ nữ tài sắc phải sống trong xã hội phong kiến thối nát bất công.

Ngày soạn: 15/3 Tuần 30 Tiết 90 : Làm văn

TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 6

A. Mục tiêu cần đạt: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giáo án ngữ văn lớp 10 full (Trang 116 - 120)