Nghiên cứu nuôi cá chẽm bán thâm canh trong ao nước lợ ở xã Hỏa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển kỹ thuật nuôi cá chẽm (Lates calcarifer) trong ruộng, ao và lồng ở vùng nước lợ và ngọt tỉnh Hậu Giang (Trang 66 - 68)

Tiến thành phố Vị Thanh

Do kết quả thí nghiệm nuôi cá chẽm thực tế tại Hậu Giang trong năm 2008-2009 chưa đạt được kết quả mong muốn, đồng thời do trong thởi điểm

triển khai thí nghiệm trước đây chưa có nguồn cá chẽm sinh sản nhân tạo được luyện cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp và cũng chưa có thức ăn công nghiệp chuyên biệt cho nuôi cá chẽm do đó gặp rất nhiều khó khăn trở ngại ảnh hưởng đến kết quả mô hình. Năm 2012, đã có nguồn cá chẽm sinh sản nhân tạo được luyện cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp rất tốt và đã có thức ăn công nghiệp chuyên biệt cho cá chẽm bán trên thị trường nên có thể giải quyết được các vấn đề khó khăn trên. Với quyết tâm phát triển mô hình nuôi, góp phần phát triển đa dạng hóa đối tượng nuôi, được sự đồng ý của cơ quan chủ quản, đề tài được triển khai thực hiện bổ sung một mô hình nuôi cá chẽm bán thâm canh trong ao với nguồn cá chẽm sinh sản nhân tạo được luyện cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp và cá được cho ăn bằng thức ăn công nghiệp chuyên biệt cho cá chẽm để cũng cố và phát triển mô hình nuôi nhằm phát triển kỹ thuật nuôi cá chẽm, đa dạng hóa đối tượng nuôi, góp phần phát triển nuôi thủy sản bền vững.

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 07/2012 đến tháng 04/2013 ở vùng nước lợ nhạt xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh tỉnh Hậu Giang. Nhưng do hết thời gian triển khai thí nghiệm của đề tài nên thí nghiệm kết thúc sớm vào tháng 12/2012, thời gian nuôi chỉ 5 tháng chưa đến thời gian thu hoạch cho nên các chỉ tiêu theo dõi như tăng trưởng, FCR, hệ số CV, tỷ lệ sống, năng suất và hiệu quả kinh tế của cá chẽm được xác định bằng cách chài nhiều điểm trong ao để ước lượng.

3.4.2.1. Các yếu tố môi trường ao nuôi cá chẽm

Trong quá trình nuôi, các yếu tố như nhiệt độ nước trung bình dao động 29,5±0,85oC, pH nước dao động 7,22±0,30, hàm lượng N-NH4+ ở ao là 0,80±0,26 mg/L, hàm lượng N-NO2- 0,30±0,26. Nhìn chung, đều phù hợp và nằm trong khoảng thích hợp cho cá phát triển (Bảng 3.20).

Bảng 3.20: Các yếu tố môi trường trong thời gian nuôi

Nhiệt độ (oC) pH N-NH4+ (mg/L) N-NO2- (mg/L) Độ mặn (‰) 29,5±0,85 7,22±0,30 0,80±0,26 0,30±0,26 0,00±0,00

Tại điểm nuôi trong suốt thời gian triển khai nước gần như ngọt hoàn toàn, mặc dù trước khi triển khai độ mặn nước có thời điểm lên 5‰. Bên cạnh đó, trong thời gian nuôi có thời điểm nước ngoài sông bị ô nhiểm nên không

thể thay nước trong ao nuôi được, chất lượng nước trong ao có lúc xấu, cá bỏ ăn ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển kỹ thuật nuôi cá chẽm (Lates calcarifer) trong ruộng, ao và lồng ở vùng nước lợ và ngọt tỉnh Hậu Giang (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)