Nghiên cứu nuôi cá chẽm trong bể lọc tuần hoà nở các độ mặn khác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển kỹ thuật nuôi cá chẽm (Lates calcarifer) trong ruộng, ao và lồng ở vùng nước lợ và ngọt tỉnh Hậu Giang (Trang 50 - 51)

nhau

3.1.3.1. Các yếu tố môi trường

Qua thí nghiệm nuôi cá chẽm với các độ mặn khác nhau (0 và 10‰) trong bể 2 m3, các yếu tố môi trường nhiệt độ, pH, NH4+, N-NO2- được thể hiện trong Bảng 3.7

Kết quả cho thấy nhiệt độ trong thời gian thí nghiệm khá thấp, dao động ít, từ 27,1 đến 27,8oC do sự ảnh hưởng của mùa mưa (cuối tháng 6 đến đầu tháng 9 âm lịch). Tuy nhiên, nhiệt độ này cũng trong khoản thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá chẽm là từ 26-32oC, thích hợp nhất là từ 26- 29oC (Williams & Barlow, 1999).

Bảng 3.7: Biến động các yếu tố môi trường

Nhiệt độ (oC) pH Độ mặn (‰) Sáng Chiều Sáng Chiều N-NH4+ (mg/l) N-NO2- (mg/l) 0 27,1±0,02 27,8±0,14 7,76±0,07 7,99±0,03 0,43±0,07 0,05±0,02 10 27,1±0,02 27,7±0,05 7,75±0,04 7,97±0,05 0,45±0,02 0,03±0,01

Qua kết quả thí nghiệm Bảng 3.7 cũng cho thấy sự chênh lệch pH ở hai nghiệm thức là không lớn và khá ổn định chỉ dao động từ 7,8-8,0. Theo boyd (1990) thì pH thích hợp để nuôi cá chẽm trong khoảng 6,5-9. Khi pH quá cao hoặc quá thấp cũng đều ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của thủy sinh vật vì sẽ làm thay đổi độ thẩm thấu của màng tế bào dẫn đến rối loạn quá trình

trao đổi muối-nước giữa cơ thể với môi trường (Trương Quốc Phú và ctv, 2006).

Kết quả cũng cho thấy hàm lượng N-NH4+ dao động từ 0,43-0,45 mg/l và N-NO2- dao động từ 0,03-0,05 mg/l (Bảng 3.7). Nhìn chung, nhờ có hệ thống lọc sinh học, nên hàm lượng đạm N-NH4+ và N-NO2- được duy trì ổn định và ở mức thấp, rất thích hợp cho sự phát triển của cá. Theo Kungvankij (1986) hàm lượng N-NH4+ trong nước thích hợp cho cá chẽm là <2 mg/l, tốt nhất là <1 mg/l, và theo Boyd (1990) thì hàm lượng N-NO2- thích hợp cho sự phát triển của cá <0,1 mg/l, tốt nhất <0,05 mg/l.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển kỹ thuật nuôi cá chẽm (Lates calcarifer) trong ruộng, ao và lồng ở vùng nước lợ và ngọt tỉnh Hậu Giang (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)