Các yếu tố nhiệt độ, pH, độ trong và độ mặn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển kỹ thuật nuôi cá chẽm (Lates calcarifer) trong ruộng, ao và lồng ở vùng nước lợ và ngọt tỉnh Hậu Giang (Trang 55 - 56)

Biến động các yếu tố nhiệt độ, pH, độ trong và độ mặn trong các mô hình nuôi ở hai Huyện được trình bày ở Bảng 3.11. Nhiệt độ dao động trung bình trong thời gian nuôi cá trong ruộng lúa ở huyện Châu Thành là 29,6 oC, thấp nhất là 28,5 oC và cao nhất là 31,4 oC, và ở huyện Long Mỹ là 30,1 oC, thấp nhất là 28,4 oC và cao nhất là 32,0 oC. Theo Boyd (1998), nhiệt độ thích hợp cho sự tăng trưởng của cá vùng nhiệt đới nằm trong khoảng 25-32 oC. Nhìn chung, nhiệt độ trong thí nghiệm đều nằm trong khoảng giới hạn thích hợp cho sự sinh trưởng bình thường của cá.

pH nước dao động trung bình trong ruộng nuôi cá ở huyện Châu Thành là 6,51, thấp nhất là 6,30 và cao nhất là 6,90; ở huyện Long Mỹ là 6,46, thấp nhất là 6,00 và cao nhất là 6,93. pH ở các ruộng nuôi cá là tương đối thấp, nhưng vẫn nằm trong giới hạn thích hợp cho sự phát triển của tôm, cá. Theo Trương Quốc Phú (2003) và Boyd (1998) thì khoảng pH thích hợp từ 6-9, pH thấp làm tăng tính độc của kim loại như kẽm, đồng và nhôm, pH cao làm tăng tính độc của khí NH3.

Bảng 3.11: Các yếu tố thủy lý trong thời gian nuôi cá trong ruộng lúa Địa điểm Ruộng Nhiệt độ (oC) pH Độ trong (cm) Độ mặn (‰) 1 29,3±0,64 6,48±0,15 21,4±4,24 0,00±0,00 2 29,7±0,66 6,51±0,07 19,0±3,46 0,00±0,00 3 29,8±1,04 6,54±0,22 18,0±2,07 0,00±0,00 Xã Phú An, Huyện Châu Thành TB 29,6±0,29 6,51±0,03 19,5±1,73 0,00±0,00 4 30,3±1,25 6,37±0,28 19,6±2,92 0,63±1,19 5 30,4±1,37 6,40±0,32 19,6±2,92 0,63±1,19 6 29,7±0,91 6,62±0,32 20,9±2,59 0,63±1,19 Xã Vĩnh Viễn, Huyện Long Mỹ TB 30,1±0,40 6,46±0,14 20,0±0,72 0,63±0,00

Độ trong ở các ruộng nuôi không dao động lớn, ở huyện Châu Thành độ trong trung bình là 19,5 cm và huyện Long Mỹ là 20,0 cm. Độ trong của các ruộng tương đối thấp, và chủ yếu là do nước đục phù sa. Theo Boyd (1998) thì nước có độ trong từ 30-45 cm là nguồn nước tốt.

Độ mặn của nước trong ruộng nuôi cho thấy, các mô hình ở huyện Châu Thành hoàn toàn ở vùng nước ngọt (0‰), trong khi các mô hình ở huyện Long Mỹ bị ảnh hưởng bới nước lợ xập nhập theo mùa, nên có độ mặn trung bình là 0,63‰, độ mặn cao nhất là 3‰ và thấp nhất là 0‰ . Trong suốt thời gian nuôi, độ mặn của nước ở huyện Long Mỹ chỉ mặn vào tháng thứ 2 (2‰) và tháng thứ 3 (3‰) của chu kỳ nuôi và các tháng còn lại thì nước nước ngọt 0‰ hoàn toàn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển kỹ thuật nuôi cá chẽm (Lates calcarifer) trong ruộng, ao và lồng ở vùng nước lợ và ngọt tỉnh Hậu Giang (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)