Nghiên cứu nuôi cá chẽm trong lồng nước lợ ở xã Lương Tâm, huyện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển kỹ thuật nuôi cá chẽm (Lates calcarifer) trong ruộng, ao và lồng ở vùng nước lợ và ngọt tỉnh Hậu Giang (Trang 60 - 120)

Long Mỹ

Thí nghiệm được bố trí vào tháng 03/2008, sau khi bố trí gặp mưa liên tục nên cá bị hao hụt rất nhiều nên đã bố trí lại vào tháng 05/2008. Sau 2 tháng nuôi cá bị hao hụt do bệnh và đã bố trí lại trong tháng 08/2008. Sau 1 tháng bố trí lại cá tiếp tục chết do không kiểm soát được nguồn nước trên

sông. Sự biến động chất lượng nước liên tục làm cá bị sốc, biếng ăn dẫn đến bệnh và chết. Sau 3 đợt thả nuôi trong lồng không đem lại kết quả nên đã kết thúc thí nghiệm nuôi cá chẽm trong lồng.

Sự không thành công trong mô hình nuôi lồng trước mắt chủ yếu là do chất lượng nước trong sông, kênh rạch thường biến động theo chiều hướng xấu. Theo ghi nhận của người dân địa phương nước chủ yếu ô nhiễm do chất thải từ nhà máy và cũng đã phát hiện cá sống trong các sông, kênh rạch ngoài tự nhiên chết.

Trong tháng 08/2012 đề tài cũng đã triển khai thực hiện bổ sung hai lồng nuôi cá chẽm với nguồn cá chẽm sinh sản nhân tạo được luyện cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp và cá được cho ăn bằng thức ăn công nghiệp chuyên biệt cho cá chẽm ở xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh. Mỗi lồng có thể tích 4 m3, được thả nuôi với mật độ 50 và 100 con/lồng. Tuy nhiên, sau 2 tháng nuôi do ảnh hưởng của chất lượng nước kém, cá bỏ ăn và chết liên tục. Cuối cùng phải chuyển lên bể nuôi, kết thúc thí nghiệm nuôi lồng.

Riêng ở Châu Thành, sau khi khảo sát các tuyến sông rạch, điều kiện mức nước dao động lớn và chảy quá mạnh nên không bố trí lồng nuôi ở khu vực này trong thời gian thí nghiệm

Nhìn chung, qua nổ lực triển khai nội dung nuôi cá lồng trên sông ở Hậu Giang, kết quả chưa đạt được như mong muốn. Điều này cho thấy điều kiện sông rạch của Hậu Giang khó khăn cho phát triển nuôi lồng cá chẽm. Tuy nhiên, cần có nghiên cứu, đánh giá sâu và toàn diện hơn để có kết luận cụ thể hơn.

3.4. Nghiên cứu nuôi cá chẽm bán thâm canh trong ao

3.4.1. Nghiên cứu nuôi cá chẽm bán thâm canh trong ao nước ngọt ở xã Phú, An huyện Châu Thành và trong ao nước lợ ở xã Vĩnh Viễn, Phú, An huyện Châu Thành và trong ao nước lợ ở xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ

Thí nghiệm được bố trí vào tháng 03/2008, sau khi bố trí gặp mưa liên tục nên cá bị hao hụt rất nhiều nên đã bố trí lại vào tháng 05/2008. Khi nuôi được 2 tháng cá bị bệnh hao hụt và đã bố trí lại vào tháng 08/2008.

3.4.1.1. Các yếu t môi trường ao nuôi cá chm

a) Các yếu tố thủy lý trong ao nuôi

Nhiệt độ trung bình trong thời gian nuôi cá trong các ao ở huyện Châu Thành là 29,4 oC, thấp nhất là 28,0 oC và cao nhất là 32,3 oC. Ở huyện Long Mỹ là 29,5 oC, thấp nhất là 28,0 oC và cao nhất là 31,0 oC (Bảng 3.16).

Bảng 3.16: Các yếu tố thủy lý trong thời gian nuôi cá trong ao

Địa điểm Ao Nhiệt độ (oC) pH Độ trong (cm) Độ mặn (‰) 1 29,3±1,19 7,28±0,33 25,5±6,91 0,00±0,00 2 30,1±1,16 7,18±0,32 26,1±6,77 0,00±0,00 3 29,2±1,07 7,27±0,45 26,5±7,15 0,00±0,00 4 29,2±1,31 7,39±0,50 23,3±5,09 0,00±0,00 Xã Phú An, Huyện Châu Thành TB 29,4±0,45 7,28±0,08 25,3±1,46 0,00±0,00 5 29,7±1,10 7,12±0,40 25,4±5,80 0,63±1,19 6 29,8±0,84 7,06±0,38 25,9±6,13 0,63±1,19 7 29,1±0,69 7,05±0,33 25,9±5,49 0,63±1,19 Xã Vĩnh Viễn, Huyện Long Mỹ TB 29,5±0,37 7,08±0,04 25,7±0,29 0,63±0,00

Theo Boyd (1998), nhiệt độ thích hợp cho sự tăng trưởng của cá tôm vùng nhiệt đới nằm trong khoảng 25-32 oC. Nhiệt độ thấp có thể gây tỉ lệ chết cao và giảm sinh trưởng (New, 2002). Nhìn chung, nhiệt độ trong thí nghiệm đều nằm trong khoảng giới hạn thích hợp cho sự sinh trưởng bình thường của cá.

pH nước dao động trung bình trong ao nuôi cá ở huyện Châu Thành là 6,37, thấp nhất là 6,00 và cao nhất là 6,90. Ở huyện long Mỹ là 6,37, thấp nhất là 6,00 và cao nhất là 6,90 (Bảng 3.15). Nhìn chung, pH ở các ao nuôi tương đối thấp. Tuy nhiên, khoản dao động này vẫn còn nằm trong giới hạn thích hợp cho sự phát triển của tôm, cá. Theo Trương Quốc Phú (2003) và Boyd (1998) thì khoảng pH thích hợp từ 6-9, pH thấp làm tăng tính độc của kim loại như kẽm, đồng và nhôm, pH cao làm tăng tính độc của khí NH3.

Độ trong ở các ao nuôi không dao động lớn, ở huyện Châu Thành độ trong là 25,3 cm, độ trong cao nhất trong thời gian nuôi là 35,0 cm và thấp nhất là 17,0 cm. Ở huyện Long Mỹ là 25,7 cm, độ trong cao nhất trong thời gian nuôi là 33,0 cm và thấp nhất là 15,0 cm. (Bảng 3.15). Nhìn chung, tùy điều kiện và thời điểm, dộ trong của nước ao nuôi ở các Huyện thay đổi và được quyết định bới nhiều yếu tố như phù sa hay tảo. Theo Boyd (1998) thì nước có độ trong từ 30-45 cm là nguồn nước tốt.

Đối với yếu tố dộ mặn, độ mặn của nước trong ao nuôi ở huyện Châu Thành là 0‰ do huyện Châu Thành là huyện thuộc vùng nước ngọt. Ở huyện Long Mỹ là vùng nước lợ, độ mặn của nước tùy theo các tháng trong năm, trong thời gian nuôi độ mặn trung bình trong ruộng nuôi là 0,63‰, độ mặn cao nhất là 3‰ và thấp nhất là 0‰ (Bảng 3.15). Tương tự như độ mặn của các mô hình nuôi cá trên ruộng vùng Vĩnh Viễn, Long Mỹ, trong suốt thời gian nuôi, độ mặn của nước của các ao nuôi chỉ nhiễm lợ vào tháng thứ 2 (2‰) và tháng thứ 3 (3‰) của chu kỳ nuôi và các tháng còn lại thì nước ngọt 0‰.

b) Các yếu tố thủy hóa trong ao nuôi

Bảng 3.17 cho thấy hàm lượng N-NH4+ và N-NO2- ở các ao nuôi ở huyện Châu Thành là 0,59 mg/L và 0,06 mg/L, ở huyện Long Mỹ là 0,63 mg/L và 0,04 mg/L. Hàm lượng N-NH4+ và N-NO2- có khuynh hướng tăng dần về cuối vụ nuôi. Trong các mô hình nuôi cá trong ao, các ao đều gần sông vì thể, thông qua thay nước thường xuyên, chất lượng nước, nhất là các yếu tố đạm đảm bảo trong phạm vi thích hợp cho cá nuôi. Theo Boyd (1998), hàm lượng N-NH4+ thích hợp cho ao nuôi là 0,2-2,0 mg/L và hàm lượng NH3 phải nhỏ hơn 0,1 mg/L, N-NO2- có tác dụng gây độc cho tôm cá khi lớn hơn 2 mg/L, hàm lượng thích hợp nhỏ hơn 0,3 mg/L.

Hàm lượng H2S trong các ao nuôi là 0,08 mg/L (huyện Châu Thành) và 0,09 mg/L (huyện Long Mỹ). Nhìn chung, các ao nuôi cá ở Châu Thành và Long Mỹ khá sâu, đặc biệt là 1 ao ở Châu Thành (ao 4) là ao nuôi cá rô, cá tra trước đây sâu trên 3 m, nhiều thực vật; trong khi các ao ở Long Mỹ nằm trên đất mùn của rừng dừa nước vừa được phá, nên H2S trong các ao này là khá cao. Trong nuôi thủy sản, H2S nên dưới 0,03 mg/L, tốt nhất là không có (Boyd, 1998). H2S là khí độc đối với thủy sinh vật, được hình thành trong quá trình phân hủy chất hữu cơ có chứa lưu huỳnh trong điều kiện hiếm khí. H2S hiện diện trong ao dưới hai dạng là dạng khí có tính độc cao và dạng ion ít

độc hơn. Tỉ lệ giữa dạng khí và dạng ion bị ảnh hưởng chủ yếu bởi pH, khi pH thấp thì H2S dạng khí nhiều, ở mức pH 7,5-8,5 thì H2S ở dạng độc là thấp nhất (Pornlerd và ctv., 1994).

Bảng 3.17: Các yếu tố thủy hóa trong thời gian nuôi cá trong ao

Địa điểm Ao N-NH4+ (mg/L) N-NO2- (mg/L) H2S (mg/L) 1 0,35±0,45 0,05±0,07 0,12±0,05 2 0,70±0,60 0,07±0,13 0,07±0,04 3 0,69±0,61 0,05±0,03 0,06±0,05 4 0,63±0,80 0,06±0,07 0,09±0,06 Xã Phú An, Huyện Châu Thành TB 0,59±0,17 0,06±0,01 0,08±0,03 5 0,51±0,56 0,04±0,07 0,08±0,03 6 0,72±0,81 0,04±0,04 0,06±0,02 7 0,66±1,19 0,03±0,01 0,12±0,10 Xã Vĩnh Viễn, Huyện Long Mỹ TB 0,63±0,11 0,04±0,01 0,09±0,03

3.4.1.2. Tăng trưởng về khối lượng của cá chẽm trong ao nuôi

Sau 8 tháng nuôi cá chẽm trong ao của 3 mô hình ở huyện Châu Thành cho thấy tăng trưởng trung bình là 293 g/con, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối trung bình 1,22 g/ngày và tốc độ tăng trưởng đặc biệt trung bình 2,36 %/ngày. Trong khi 3 mô hình ở huyện Long Mỹ tăng trưởng trung bình là 287 g/con, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối trung bình 1,19 g/ngày và tốc độ tăng trưởng đặc biệt trung bình 2,35 %/ngày (Bảng 3.18).

Đa số cá nuôi trong ao có khối lượng 300-500 g/con, đặc biệt, có nhiều cá vượt đàn, đạt trên 2 kg. Cá chẽm là cá dữ và có thể bắt mồi có kích cỡ bằng cơ thể chúng, chính sự phân đàn này cũng làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá trong ao nuôi. Nhìn chung, kích cỡ cá trung bình của các ao nuôi vùng nước ngọt (Châu Thành) và nước lơ nhạt (Long Mỹ) khác nhau không ý nghĩa. So với kích cỡ cá thu hoạch ở một số nghiên cứu trước đây, kích cỡ cá trung bình của các mô hình này tương đối nhỏ hơn. Điều này có thể do việc cho cá ăn chưa được đảm bảo.

Bảng 3.18: Tăng trưởng của cá trong ao sau 8 tháng nuôi

Khối lượng (g/con) Tốc độ tăng trưởng

Địa điểm Ao

Ban đầu 8 tháng Tuyệt đối (g/ngày) Đặc biệt (%/ngày)

1 1,30 255 1,06 2,30 2 1,30 315 1,31 2,39 3 1,30 282 1,17 2,35 4 1,30 318 1,32 2,40 Xã Phú An, Huyện Châu Thành TB 1,30 293±30,1 1,22±0,13 2,36±0,04 5 1,30 267 1,11 2,32 6 1,30 283 1,18 2,35 7 1,30 310 1,29 2,39 Xã Vĩnh Viễn, Huyện Long Mỹ TB 1,30 287±21,8 1,19±0,09 2,35±0,03

3.4.1.3. Tỷ lệ sống và năng suất của cá trong ao nuôi

Sau 8 tháng nuôi, tỷ lệ sống của cá trong 3 mô hình ở huyện Châu Thành trung bình 4,35%, cao nhất 7,99%, thấp nhất 1,8% và năng suất trung bình 650 kg/ha, cao nhất 1.271 kg/ha, thấp nhất 266 kg/ha. 3 mô hình nuôi ở huyện Long Mỹ có tỷ lệ sống của cá trung bình 10,0%, cao nhất 11,3%, thấp nhất 9,25% và năng suất trung bình 1.433 kg/ha, cao nhất 1.593 kg/ha, thấp nhất 1.269 kg/ha (Bảng 3.19).

Kết quả nuôi trong thí nghiệm thấp hơn so với 1 số nghiên cứu khác. Theo Phan Thị Liên (2007) cá chẽm nuôi trong ao với mật độ 0,8 con/m2 sau 6 tháng nuôi đạt khối lượng trung bình 1 kg/con, tỷ lệ sống đạt 60% và năng suất là 4,8 tấn/ha. Theo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre (2009) nuôi cá chẽm (8 cm), cho cá ăn hoàn toàn bằng thức ăn viên. Sau 6 tháng nuôi cá đạt trọng lượng 0,4 đến 0,7 kg/con, tỷ lệ sống đạt trên 80% (cá có trọng lượng trên 0,4 kg khoảng 70%). Nuôi cá chẽm thâm canh bằng thức ăn công nghiệp có hiệu quả cao hơn khi dùng thức ăn tươi sống (http://www.fistenet.gov.vn). Edward Danakusumah, (1987) nuôi cá chẽm trong ao 10 con/m2 (80-85 g/con), sau 5 tháng nuôi cho ăn bằng cá tạp, tỷ lệ sống 72-85,5%, tốc độ tăng

trưởng khoảng 3,58 g/ngày, FCR =3. Sự khác biệt giữa thí nghiệm với các nghiên cứu khác phần lớn là do kích cỡ và mật độ con giống thả nuôi. Bên cạnh đó, còn phụ thuộc vào nhịp điệu cho ăn đặc biệt là hàm lượng protein trong thức ăn và chất lượng nước trong ao nuôi.

Bảng 3.19: Tỷ lệ sống và năng suất của cá trong ao sau 8 tháng nuôi

Địa điểm Ao Tỷ lệ sống (%) Năng suất (kg/ha)

1 2,10 266 2 1,80 284 3 5,50 776 4 7,99 1.271 Xã Phú An, Huyện Châu Thành TB 4,35±2,95 650±477 5 9,50 1.269 6 11,3 1.593 7 9,25 1.436 Xã Vĩnh Viễn, Huyện Long Mỹ TB 10,0±1,09 1.433±162

Kết quả tỷ lệ sống thấp ở các mô hình có thể do nhiều yếu tố, như chất lượng giống chưa đảm bảo (cá giống chỉ ăn thức ăn cá tạp trước khi mua nên khâu tập ăn thức ăn viên khó khăn), chế độ cho ăn bằng cá tạp chưa được đều đặn và kiểm soát tốt, đặc biệt, trong qua trình nuôi, gặp trở ngại lớn về bệnh cá là bệnh do giáp xác, làm cá chết hàng loạt.

Kết quả thí nghiệm cho thấy cần khắc phục vấn đề thay nước hay tìm biện pháp cải thiện chất lượng nước trong ao nuôi, đồng thời cần quản lý tốt việc cho ăn ở các mô hình; và cần xử lý kịp thời, hiệu qảu hơn nữa đối với bệnh cá.

3.4.2. Nghiên cứu nuôi cá chẽm bán thâm canh trong ao nước lợ ở xã Hỏa Tiến thành phố Vị Thanh Tiến thành phố Vị Thanh

Do kết quả thí nghiệm nuôi cá chẽm thực tế tại Hậu Giang trong năm 2008-2009 chưa đạt được kết quả mong muốn, đồng thời do trong thởi điểm

triển khai thí nghiệm trước đây chưa có nguồn cá chẽm sinh sản nhân tạo được luyện cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp và cũng chưa có thức ăn công nghiệp chuyên biệt cho nuôi cá chẽm do đó gặp rất nhiều khó khăn trở ngại ảnh hưởng đến kết quả mô hình. Năm 2012, đã có nguồn cá chẽm sinh sản nhân tạo được luyện cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp rất tốt và đã có thức ăn công nghiệp chuyên biệt cho cá chẽm bán trên thị trường nên có thể giải quyết được các vấn đề khó khăn trên. Với quyết tâm phát triển mô hình nuôi, góp phần phát triển đa dạng hóa đối tượng nuôi, được sự đồng ý của cơ quan chủ quản, đề tài được triển khai thực hiện bổ sung một mô hình nuôi cá chẽm bán thâm canh trong ao với nguồn cá chẽm sinh sản nhân tạo được luyện cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp và cá được cho ăn bằng thức ăn công nghiệp chuyên biệt cho cá chẽm để cũng cố và phát triển mô hình nuôi nhằm phát triển kỹ thuật nuôi cá chẽm, đa dạng hóa đối tượng nuôi, góp phần phát triển nuôi thủy sản bền vững.

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 07/2012 đến tháng 04/2013 ở vùng nước lợ nhạt xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh tỉnh Hậu Giang. Nhưng do hết thời gian triển khai thí nghiệm của đề tài nên thí nghiệm kết thúc sớm vào tháng 12/2012, thời gian nuôi chỉ 5 tháng chưa đến thời gian thu hoạch cho nên các chỉ tiêu theo dõi như tăng trưởng, FCR, hệ số CV, tỷ lệ sống, năng suất và hiệu quả kinh tế của cá chẽm được xác định bằng cách chài nhiều điểm trong ao để ước lượng.

3.4.2.1. Các yếu tố môi trường ao nuôi cá chẽm

Trong quá trình nuôi, các yếu tố như nhiệt độ nước trung bình dao động 29,5±0,85oC, pH nước dao động 7,22±0,30, hàm lượng N-NH4+ ở ao là 0,80±0,26 mg/L, hàm lượng N-NO2- 0,30±0,26. Nhìn chung, đều phù hợp và nằm trong khoảng thích hợp cho cá phát triển (Bảng 3.20).

Bảng 3.20: Các yếu tố môi trường trong thời gian nuôi

Nhiệt độ (oC) pH N-NH4+ (mg/L) N-NO2- (mg/L) Độ mặn (‰) 29,5±0,85 7,22±0,30 0,80±0,26 0,30±0,26 0,00±0,00

Tại điểm nuôi trong suốt thời gian triển khai nước gần như ngọt hoàn toàn, mặc dù trước khi triển khai độ mặn nước có thời điểm lên 5‰. Bên cạnh đó, trong thời gian nuôi có thời điểm nước ngoài sông bị ô nhiểm nên không

thể thay nước trong ao nuôi được, chất lượng nước trong ao có lúc xấu, cá bỏ ăn ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá.

3.4.2.2. Tăng trưởng của cá chẽm sau 5 tháng nuôi

Cá chẽm có khối lượng ban đầu trung bình 2,99±0,53 g, sau khi ương dưỡng trong giai 1 tuần, chăm sóc kỹ trước khi thả ra ao nuôi, sau 5 tháng nuôi đạt khối lượng trung bình 218±49,3 g. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của cá là 1,43 g/ngày và tốc độ tăng trưởng đặc biệt là 2,86 %/ngày. Tốc độ tăng trưởng của cá nhanh hơn so với thí nghiệm của cá nuôi trong ao ở huyện Châu Thành và huyện Long Mỹ trước đó. Điều này cho thấy thức ăn công nghiệp tốt và cho ăn đầy đủ đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng cúa cá, cũng như sự đồng đều về kích cỡ cá. So với các kết quả khác, sự tăng trưởng của cá ở mô hình này là khá tốt.

Bảng 3.21: Tăng trưởng của cá chẽm trong ao sau 5 tháng nuôi

Khối lượng (g/con) Tốc độ tăng trưởng

Ban đầu 5 tháng Tuyệt đối (g/ngày) Đặc biệt (%/ngày)

2,99±0,53 218±49,3 1,43 2,86

3.4.2.3. Tỷ lệ sống, năng suất và hệ số CV của cá trong ao nuôi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển kỹ thuật nuôi cá chẽm (Lates calcarifer) trong ruộng, ao và lồng ở vùng nước lợ và ngọt tỉnh Hậu Giang (Trang 60 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)