Biến động của các yếu tố môi trường nước trong thời gian thí nghiệm được trình bày ở Bảng 3.1. Kết quả cho thấy, trong quá trình nuôi cá chẽm, nhiệt độ môi trường nước tương đối ổn định, dao động trung bình trong khoảng 26,6 – 28,4oC, nhiệt độ thấp nhất là 26,0oC và cao nhất là 29,5oC. pH nước cao và ổn định, trung bình từ 7,89-8,29, thấp nhất là 7,80 và cao nhất là 8,30. Theo Boyd (1990), nhiệt độ thích hợp cho sự tăng trưởng của cá là 25- 32oC, khoảng pH thích hợp từ 6-9. pH thấp làm tăng tính độc của kim loại như kẽm, đồng và nhôm, pH cao làm tăng tính độc của NH3. Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), pH có giá trị từ 7-8 thích hợp cho các loài cá nuôi, pH<7 hay pH>8 thì bất lợi cho cá. Nhìn chung, nhiệt độ và pH nước thí nghiệm dao động trong giới hạn thích hợp cho sự phát triển của cá.
Bảng 3.1 Các yếu tố thủy lý hóa
Nhiệt độ (oC) pH Nghiệm thức Sáng Chiều Sáng Chiều N-NH4- (mg/L) N-NO2- (mg/L) Ốc 26,4±0,45 28,4±0,73 8,10±0,06 8,29±0,04 0,07±0,06 0,61±0,60 TACN1 +ốc 26,4±0,45 28,4±0,73 8,00±0,07 8,27±0,05 0,06±0,07 0,69±0,65 TACN 1 26,4±0,45 28,4±0,73 8,06±0,05 8,24±0,05 0,07±0,06 0,54±0,51 TACN1 +cá tạp 26,4±0,45 28,4±0,73 7,94±0,10 8,11±0,11 0,08±0,07 0,99±0,61 Cá tạp 26,4±0,45 28,4±0,73 7,89±0,11 8,07±0,11 0,12±0,08 1,07±0,65
Bảng 3.1 cũng cho thấy, hàm lượng N-NH4+ và N-NO2- dao động khác nhau giữa các nghiệm thức. N-NH4+ và N-NO2- tương đối cao ở nghiệm thức cho ăn thức ăn cá tạp và thấp nhất ở nghiệm thức thức ăn nhân tạo. Điều này cho thấy thức ăn cá tạp dễ gây ô nhiễm nước hơn các loại thức ăn khác. Thức ăn nhân tạo ít ảnh hưởng đến môi trường nhất. Kết quả cho thấy, hàm lượng N-NH4+ trong khoản0,06-0,12 (mg/L) là tương đối thấp, trong khi N-NO2- trong khoản 0,54 – 1,07 (mg/L) là tương đối cao. Theo Boyd (1990) thì trong môi trường nuôi cá, hàm lượng N-NH4+ thích hợp là 0,2-2,0 mg/l; hàm
lượng NH3 phải nhỏ hơn 0,1 mg/l; N-NO2- nên nhỏ hơn 0,3 mg/l và có thể gây độc khi lớn hơn 2 mg/l. Tùy theo pH và nhiệt độ mà ammonia sẽ tồn tại nhiều hay ít dưới dạng khí NH3 độc hay dạng ion NH4+ thì ít độc hơn; tỉ lệ giữa dạng khí và dạng ion bị ảnh hưởng chủ yếu bởi pH, khi pH cao thì NH3 dạng khí nhiều, ở mức pH 7,5-8,5 thì NH3 ở dạng độc thấp nhất (Boyd, 1990). Theo Dowing and Markin (1975) cho rằng hàm lượng N-NH4+ trong môi trường nước là sản phẩm của quá trình phân hủy thức ăn dư thừa và động vật thủy sản bài tiết vào trong môi trường nước; N-NH4+ ít độc nhưng với nồng
độ lớn hơn 2 mg/L thì gây ảnh hưởng đến cá nuôi và ức chế sinh trưởng của cá.
Nhìn chung, với hệ thống tuần hoàn, các yếu tố môi trường trong bể nuôi được kiểm soát trong khoảng chấp nhận cho sự sinh trưởng và phát triển của cá.