Sự phân cỡ của cá chẽm sau 3 tháng nuôi ở độ mặn khác nhau

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển kỹ thuật nuôi cá chẽm (Lates calcarifer) trong ruộng, ao và lồng ở vùng nước lợ và ngọt tỉnh Hậu Giang (Trang 53 - 55)

Qua Bảng 3.10 và Hình 3.6 cho thấy, cá chẽm có sự phân đàn khá lớn. Đây là đặc điểm của loài.

Hình 3.6 ta thấy ở độ mặn 0‰ cá thể có khối lượng cao nhất là 153 g/con và thấp nhất là 27 g/con. Trong đó cá có khối lượng từ 50-80 g/con chiếm 53,5%, những cá thể vượt đàn có khối lượng trên 110g/con chiếm tỉ lệ rất thấp với 3,52%. Ở độ mặn 10‰ cá thể có khối lượng cao nhất là 152 g/con và thấp nhất là 10 g/con, khối lượng cá thể được phân bố đều ở khoảng 30-80 g/con chiếm 76,6%, riêng những cá thể vượt đàn có khối lượng trên 100g/con

Độ mặn (‰) Sinh khối (kg/m3) FCR

0 2,83±0,34b 1,47±0,17a

chỉ chiếm 1,63%. Bảng 3.10 cho thấy mức độ phân cỡ ở nghiệm thức 0‰ thấp hơn so với nghiệm thức 10‰, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Bảng 3.10: Hệ số phân cỡ của cá chẽm sau 3 tháng nuôi

Độ mặn (‰) Số cá thể (con) Khối lượng cá (g/con) Hệ số CV 0 284 59,8±7,62a 0,31±0,01a 10 184 52,1±9,66a 0,38±0,07a

Các giá trị trên cùng một cột mang mẫu tự (a) giống nhau thể hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)

Nhìn chung, qua thí nghiệm nuôi cá chẽm trên bể cho thấy cá tăng trưởng, năng suất và đạt tỷ lệ sống cao và trong khi hệ số thức ăn thấp ở độ mặn 0‰. Điều này có thể khẳng định cá chẽm hoàn toàn sống và tăng trưởng tốt trong nước ngọt. Kết quả này là cơ sở quan trọng cho phát triển nuôi cá chẽm ở vùng nước ngọt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển kỹ thuật nuôi cá chẽm (Lates calcarifer) trong ruộng, ao và lồng ở vùng nước lợ và ngọt tỉnh Hậu Giang (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)