Tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng về khối lượng của cá chẽm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển kỹ thuật nuôi cá chẽm (Lates calcarifer) trong ruộng, ao và lồng ở vùng nước lợ và ngọt tỉnh Hậu Giang (Trang 41 - 43)

nuôi trong bể

Tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng về khối lượng của cá nuôi với các loại thức ăn khác nhau được trình bày ở Hình 3.1 và Bảng 3.2.

Kết quả cho thấy, ở nghiệm thức cho ăn cá tạp cắt nhỏ, cá tăng trưởng nhanh nhất. Với khối lượng cá ban đầu trung bình là 1,30 g, sau 2 tuần nuôi cá đạt 2,48 g và sau 6 tuần nuôi đạt 6,99 g, tốc độ tăng trưởng 4,84 ± 0,13%/ngày, cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với các nghiệm thức khác. Ở nghiệm thức cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp 1 và nghiệm thức thức ăn công nghiệp 1 kết hợp với ốc, cá tăng trưởng chậm nhất và có khối lượng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với 3 nghiệm thức còn lại.

0 1 2 3 4 5 6 7 8 Ban đầu 2 tuần 4 tuần 6 tuần g/con Ốc TACN + ốc TACN TACN+cá tạp Cá tạp

Hình 3.1: Khối lượng của cá sau 6 tuần nuôi

Theo Catacutan and Coloso (1995), cá chẽm là loài ăn thịt nên có nhu cầu protein cao từ 45-55%. Trong thí nghiệm này, do thức ăn công nghiệp có hàm lượng protein khá thấp (37,8%) vì thế sự tăng trưởng của cá chậm hơn so với nghiệm thức cho ăn cá tạp hay nghiệm thức cho ăn ốc bươu vàng.

Bảng 3.2: Tốc độ tăng trưởng của cá chẽm sau 6 tuần nuôi

Nghiệm thức Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối

(g/ngày) Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (%/ngày) Ốc 0,05 ± 0,01 b 2,69 ± 0,37 b TACN 1 + ốc 0,02 ± 0,00 a 1,74 ± 0,24 a TACN 1 0,02 ± 0,00 a 1,43 ± 0,04 a TACN 1 + cá tạp 0,08 ± 0,01 c 3,70 ± 0,24 c Cá tạp 0,14 ± 0,01 d 4,84 ± 0,13 d

Các giá trị trên cùng cột mang mẫu tự (a, b, c, d) khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa (p<0,05)

Kết quả thí nghiệm của Trần Hữu Lễ (2008) khi sau 1 tháng ương từ cá giống 0,3 g/con thì tốc độ tăng trưởng tuyệt đối dao động từ 0,06-0,34 g/ngày khi sử dụng thức ăn cá tạp 100%, cá tạp 50% và artemia 50%, artemia 100%, Khưu Phương Quế (2006) báo cáo, khi sau 30 ngày ương, cá chẽm có tốc tăng

trưởng tuyệt đối dao động từ 0,023-0,069g/ngày khi sử dụng cá tạp và con ruốc làm thức ăn cho cá chẽm. Theo Nguyễn Trọng Nho và Tạ Khắc Tường (2004) thì tốc độ tăng trưởng tuyệt đối 0,055 g/ngày khi sử dụng thức ăn chủ yếu là động vật phù du được gây nuôi trong ao.

Như vậy, tốc độ tăng trưởng của cá trong thí nghiệm này khá tốt. Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy, ốc bươu vàng vốn khá phổ biến và rẻ ở địa phương vùng ĐBSCL, mặc dù không lý tưởng so với cá tạp, nhưng cá chẽm vẫn chấp nhận ăn và vì thế cũng có thể được dùng cho cá chẽm ăn bổ sung khi cần thiết, vừa tận dụng nguồn thức ăn địa phương, góp phần giảm thiểu nguy cơ phát triển lan tràn của ốc trong vùng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển kỹ thuật nuôi cá chẽm (Lates calcarifer) trong ruộng, ao và lồng ở vùng nước lợ và ngọt tỉnh Hậu Giang (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)