Nghiên cứu nuôi cá chẽm trong bể

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển kỹ thuật nuôi cá chẽm (Lates calcarifer) trong ruộng, ao và lồng ở vùng nước lợ và ngọt tỉnh Hậu Giang (Trang 30 - 120)

2.3.1.1. Nghiên cu nuôi cá chm vi các loi thc ăn khác nhau trong h

thng b lc tun hoàn nước l

Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 05/2008 đến tháng 06/2008 tại trại thực nghiệm cá biển, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ.

Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức thức ăn khác nhau, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần

- Nghiệm thức 1: Ốc bươu vàng (ốc)

- Nghiệm thức 2: Thức ăn công nghiệp 1 (TACN 1) + ốc bươu vàng

- Nghiệm thức 3: TNCN 1

- Nghiệm thức 4: TACN 1 + cá tạp

- Nghiệm thức 5: Cá tạp (cá biển)

Thí nghiệm được bố trí trong hệ thống lọc tuần hoàn gồm 15 bể nhựa có thể tích 200 lít, sục khí liên tục. Bể lọc có thể tích 200 lít sử dụng chung cho 3 bể trong cùng 1 nghiệm thức. Bể dạng hình tròn có đường kính 0,7 m và độ

sâu mực nước 0,5 m. Cá chẽm giống có khối lượng trung bình 1,30 g/con được nuôi với mật độ 150 con/m3 (30 con/bể) ở độ mặn 5‰. Sử dụng dây nylon làm giá thể cho cá. Thời gian nuôi 6 tuần.

Cho cá ăn mỗi ngày 2 lần (sáng, chiều), cá được cho ăn theo nhu cầu (khoảng 5-10% trọng lượng thân). Ở nghiệm Thức ăn công nghiệp 1 (TACN 1) kết hợp ốc bươu vàng và TACN 1 kết hợp cá tạp thì cá chẽm được cho ăn luân phiên 2 loại thức ăn mỗi ngày. Thức ăn công nghiệp 1 (TACN 1) là thức ăn Aquafeed cho cá tra và cá ba sa dạng viên nổi có hàm lượng protein 37,8%, (do tại thời điểm thí nghiệm trên thị trường chưa có thức ăn công nghiệp chuyện biệt cho cá chẽm. Bên cạnh đó, thức ăn tự chế biến không thể ép viên nổi được nên đã sử dụng thức ăn Aquafeed cho cá tra và cá ba sa cá tra và cá ba sa). Hàng ngày theo dõi hoạt động của cá, hút cặn và bổ sung lượng nước hao hụt.

Nhiệt độ và pH được thu 1 tuần/đợt (sáng và chiều) bằng cách đo trực tiếp bằng máy đo nhiệt độ và pH. N-NH4+ và N-NO2- được thu 2 tuần/lần, N- NH4+ được xác định bằng phương pháp Indophenol blue và N-NO2- được xác định bằng phương pháp Griess llosvay. Mẫu cá ban đầu khi bố trí được cân ngẫu nhiên 30 con để tính giá trị trung bình cho tất cả các nghiệm thức. Mẫu cá sau đó được thu và cân đo 2 tuần/lần với số lượng 5 con/bể và sau khi kết thúc thí nghiệm (6 tuần) mẫu cá được cân từng con trong bể để xác định tăng trưởng của cá. Tỷ lệ sống của cá cũng được theo dõi xác định hằng ngày và khi kết thúc thí nghiệm.

Hình 2.1: Hệ thống bể nuôi cá chẽm ở các loại thức ăn khác nhau ở ĐHCT

2.3.1.2. Nghiên cu nuôi cá chm vi các loi thc ăn khác nhau trong b

nước ngt

Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 08/2012 đến tháng 11/2012 tại trại thực nghiệm cá biển, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. Đây là nghiên cứu bổ sung cho thí nghiệm trên, nhằm đánh giá khả năng nuôi cá chẽm thâm canh trong bể với môi trường nước ngọt và với thức ăn viên chuyên biệt cho cá chẽm.

Thí nghiệm được bố trí với 3 nghiệm thức thức ăn khác nhau với các loại thức ăn khác nhau (i) Thức ăn công nghiệp 2 (TACN 2) + cá tạp, (ii) Cá tạp và (iii) Thức ăn công nghiệp 2 (TACN 2). Thức ăn công nghiệp 2 (TACN 2) là thức ăn Uni-President chuyên biệt cho cá chẽm dạng viên nổi có hàm lượng protein 44%. Thí nghiệm được tiến hành trong 3 bể composite, mỗi bể có thể tích 10 m3 được sục khí liên tục. Bể dạng hình tròn có đường kính khoảng 4 m và độ sâu mực nước 0,8 m. Cá chẽm giống có khối lượng trung bình 3,02 g/con được thả nuôi với mật độ 20 con/m3 (200 con/bể). Cá được nuôi hoàn toàn trong nước ngọt. Thời gian nuôi 3 tháng

Cá được cho ăn ngày 2 lần (sáng, chiều), cá được cho ăn theo nhu cầu (khoảng 5-10% trọng lượng thân). Ở nghiệm thức thức ăn công nghiệp 2 kết hợp cá tạp thì cá chẽm được cho ăn luân phiên 2 loại thức ăn mỗi ngày. Hàng ngày theo dõi hoạt động của cá, hút cặn và bổ sung lượng nước hao hụt. Định kỳ thay nước 2 tuần/lần với lượng nước thay từ 20-30%

Nhiệt độ và pH được thu 2 tuần/lần (sáng và chiều) bằng cách đo trực tiếp bằng máy đo nhiệt độ và pH. N-NH4+ được đo bằng test NH3/NH4+ và N- NO2- được đo bằng test N-NO2-. Mẫu cá được cân từng con trong bể khi bố trí và lúc kết thúc thí nghiệm để xác định tăng trưởng và sự phân đàn của cá. Hằng ngày theo dõi và ghi nhận số cá chết để xác định tỉ lệ sống của cá sau 1 tháng, 2 tháng và sau khi kết thúc thí nghiệm (3 tháng). Lượng thức ăn cho cá ăn mỗi ngày được ghi nhận đê tính hệ số FCR. Hệ số CV và sinh khối của cá chẽm được xác định khi kết thúc thí nghiệm

Hình 2.2: Bể nuôi cá chẽm với các loại thức ăn khác nhau ở ĐHCT

2.3.1.3. Nghiên cu nuôi cá chm trong b lc tun hoàn các độ mn khác nhau

Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 08/2012 đến tháng 11/2012 tại trại thực nghiệm cá biển, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. Đây là nghiên cứu bổ sung cho các thí nghiệm nuôi cá chẽm ở vùng nước lợ và ngọt, nhằm đánh giá khả năng tăng trưởng và tỷ lệ sống nuôi cá chẽm bán thâm canh trong bể với môi trường nước lợ và ngọt và với thức ăn viên chuyên biệt cho cá chẽm.

Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 2 nghiệm thức độ mặn 0 và 10‰ và mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Thí nghiệm được tiến hành trong hệ thống lọc tuần hoàn gồm 6 bể composite có thể tích 2 m3, sục khí liên tục. Bể lọc có thể tích 250 lít, mỗi bể nuôi được sử dụng riêng một bể lọc. Bể dạng hình tròn có đường kính 2 m và độ sâu mực nước 0,8 m. Với lưu lượng nước qua bể 30 lít/giờ. Cá chẽm giống có khối lượng trung bình 2,89 g/con được nuôi ở mật độ 50 con/m3 (100 con/bể). Thời gian nuôi 3 tháng

Cá được cho ăn thức ăn công nghiệp 2 (TACN 2) ngày 2 lần (sáng, chiều), cá được cho ăn theo nhu cầu (khoảng 5-10% trọng lượng thân). Thức ăn công nghiệp 2 (TACN 2) là thức ăn Uni-President cho cá chẽm dạng viên nổi có hàm lượng protein 44%. Hàng ngày theo dõi hoạt động của cá, hút cặn và bổ sung lượng nước hao hụt.

Theo dõi các yếu tố môi trường và cá nuôi được thực hiện tương tự như thí nghiệm 2.3.1.2.

Hình 2.3: Hệ thống bể nuôi cá chẽm ở các độ mặn khác nhau ở ĐHCT 2.3.2. Nghiên cứu nuôi cá chẽm kết hợp với cá rô phi trong ruộng nước

ngọt (ở xã Phú An huyện Châu Thành) và nước lợ (ở xã Vĩnh Viễn huyện Long Mỹ)

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 03/2008 đến tháng 11/2008 ở vùng nước ngọt (huyện Châu Thành) và nước lợ nhạt (huyện Long Mỹ) tỉnh Hậu Giang. Cá chẽm được thả nuôi trong ruộng lúa kết hợp với cá rô phi. Cá rô phi được thả nuôi trong ruộng từ 1 - 2 tháng, đến khi cá con xuất hiện nhiều thì thả cá chẽm giống vào ruộng nuôi. Cá rô phi sẽ là nguồn thức ăn cho cá chẽm, nên không bổ sung thức ăn cho cá chẽm trong quá trình nuôi.

Vùng nước ngọt có 3 ruộng nuôi xã Phú An, huyện Châu Thành, diện tích mỗi ruộng 2.000 m2; vùng nước lợ có 3 ruộng ở xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, gồm 2 ruộng có diện tích 1.500 m2 và 1 ruộng 2.500 m2. Mỗi ruộng đều có hệ thống mương bao xung quanh, chiều rộng mương từ 3-5 m. Cá chẽm giống có khối lượng trung bình 1,30 g/con được thả với mật độ 1 con/10 m2 kết hợp với thả cá rô phi có kích cỡ 50-100 g/con với mật độ 5 con/10 m2, tỷ lệ đực:cái là 1:3. Nước trong ruộng nuôi được giữ mức nước trung bình trên trảng ruộng 0,3-0,4 m. Thay nước 1 tháng/lần, thay 30-50% mỗi lần. Định kỳ bón phân DAP 10 kg/1.000 m3/tháng để duy trì màu nước và thức ăn tự nhiên cho cá rô phi. Thời gian nuôi 8 tháng

Các yếu tố môi trường được thu định kỳ 1 tháng/lần bao gồm: nhiệt độ và pH được đo bằng máy đo nhiệt độ và pH, lúc sáng và chiều; độ trong được đo bằng đĩa secchi; độ mặn được đo bằng khúc xạ kế; N-NH4+ được xác định bằng phương pháp Indophenol blue, N-NO2- được xác định bằng phương

pháp Griess llosvay và H2S được xác địnhbằng phương pháp iodine. Mẫu cá ban đầu khi bố trí được cân ngẫu nhiên 30 con và sau khi kết thúc thí nghiệm cân tổng khối lượng cá để xác định tăng trưởng của cá. Tỷ lệ sống và năng suất của cá chẽm được xác định lúc thu hoạch.

Hình 2.4: Ruộng nuôi cá chẽm kết hợp với cá rô phi ở Long Mỹ 2.3.3. Nghiên cứu nuôi cá chẽm trong lồng

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 03/2008 đến tháng 11/2008 ở vùng nước lợ nhạt (xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ) tỉnh Hậu Giang. Vị trí chọn để nuôi lồng là đoạn sông rộng, nước chảy chậm với lưu tốc nước nhỏ hơn 2m/s và mức nước khá ổn định. Tuy nhiên, có nhiều lục bình trên sông làm ảnh hưởng đến dòng chảy. Lồng nuôi cá chẽm theo kiểu lồng cố định, gồm 3 lồng lưới, kích thước lồng 2x2x1,5 m. Lồng được cố định bằng 4 cọc gỗ, mực nước trong lồng khoảng 1 m, đáy lồng cách đáy sông 1m. Cá chẽm giống có khối lượng trung bình 1,30 g/con được thả nuôi với mật độ 80 con/m3. Cá chẽm được cho ăn thức ăn công nghiệp 1 (TACN 1) là thức ăn Aquafeed cho cá tra và cá ba sa dạng viên nổi có hàm lượng protein 37,8% kết hợp với cá tạp và ốc, cho cá ăn 5-10% trọng lượng thân/ngày (Do thời điểm thí nghiệm, chưa có thức ăn công nghiệp chuyên biệt cho cá chẽm). Thời gian nuôi 8 tháng

Các yếu tố môi trường và cá nuôi được theo dõi tương tự như thí nghiệm 2.3.2.

Hình 2.5: Lồng nuôi cá chẽm giai đoạn đầu 2.3.4. Nghiên cứu nuôi cá chẽm bán thâm canh trong ao

2.3.4.1. Nghiên cu nuôi cá chm bán thâm canh trong ao nước ngt Phú An huyn Châu Thành và trong ao nước l xã Vĩnh Vin huyn Long M

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 03/2008 đến tháng 11/2008 ở vùng nước ngọt (huyện Châu Thành) và nước lợ nhạt (huyện Long Mỹ) tỉnh Hậu Giang. Vùng nước ngọt xã Phú An, huyện Châu Thành được triển khai ở 4 ao, diện tích mỗi ao 200 m2 (3 ao) và 8.000 m2, vùng nước lợ nhạt xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ được triển khai ở 3 ao có diện tích mỗi ao 200 m2. Cá chẽm giống có khối lượng trung bình 1,30 g/con được thả nuôi với mật độ 5 con/m2. Cá chẽm được cho ăn thức ăn công nghiệp 1 (TACN 1) là thức ăn Aquafeed cho cá tra và cá ba sa dạng viên nổi có hàm lượng protein 37,8% kết hợp với cá tạp và ốc, cho cá ăn 5-10% trọng lượng thân/ngày. Thay nước 2 tuần/ lần, thay 30-50% mỗi lần. Thời gian nuôi 8 tháng

Các yếu tố môi trường nước và cá nuôi được theo dõi tương tự nghiên cứu 2.3.2.

2.3.4.2. Nghiên cu nuôi cá chm bán thâm canh trong ao nước l Ha Tiến thành ph V Thanh

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 07/2012 đến tháng 04/2013 ở vùng nước lợ nhạt xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh tỉnh Hậu Giang. Nghiên cứu này nhằm đánh giá bổ sung nghiên cứu 2.3.4.1. Cá chẽm giống có khối lượng trung bình 2,94 g/con được thả nuôi với mật độ 5 con/m2 trong 1 ao có diện

tích 500 m2. Cá chẽm được cho ăn thức ăn công nghiệp 2 (TACN 2) là thức ăn Uni-President chuyên dụng cho cá chẽm, có dạng viên nổi có hàm lượng protein 44%. Thức ăn cá tạp và ốc được bổ sung 1 tuần/lần. Cho cá ăn 5-10% trọng lượng thân/ngày. Thay nước 2 tuần/lần, thay 30-50% mỗi lần. Thời gian nuôi 8 tháng

Do kết thúc thời gian thực hiện của đề tài nên thí nghiệm kết thúc sớm vào tháng 12/2012, thời gian nuôi chỉ 5 tháng chưa đến thời điểm thu hoạch cho nên các chỉ tiêu theo dõi như tăng trưởng, hệ số CV, tỷ lệ sống, năng suất và hiệu quả kinh tế của cá chẽm được xác định bằng cách dùng chài nhiều điểm trong ao để ước lượng. Lượng thức ăn cho cá ăn mỗi ngày được ghi nhận đê tính hệ số FCR.

Các yếu tố môi trường và mẫu cá được thu hành tháng, tương tự như nghiên cứu 2.3.2.

Hình 2.6: Ao nuôi cá chẽm bán thâm canh ở xã Hỏa Tiễn, Vị Thanh Bảng 2.1: Thành phần sinh hóa của các loại thức ăn thí nghiệm

Thành phần (%) Loại thức ăn

Protein Lipid Ẩm độ Tro

Ốc bươu vàng 40,8 9,80 69,4 16,5

Cá tạp (cá biển) 74,6 12,7 79,3 7,43

Thức ăn công nghiệp 1 (Aquafeed) 37,8 11,2 10,0 9,99 Thức ăn công nghiệp 2 (Uni-President) 44,0 7,00 11,0 10,0

a b

a b

Hình 2.7: Cá tạp cắt khúc (a) và thịt ốc bươu vàng (b)

a b

Hình 2.8: Thức ăn công nghiệp 1 (a) và thức ăn công nghiệp 2 (b) 2.3.5. Các chỉ tiêu theo dõi cá nuôi

Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (g/ngày) = (Wc – Wđ)/t Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (%/ngày) = 100 x [(lnWc – lnWđ)/t]

Trong đó: Wđ: Khối lượng đầu (g)

Wc: Khối lượng cuối (g) t: Thời gian thí nghiệm (ngày) Hệ số CV CV = X S x 100 Trong đó: S: độ lệch chuẩn

X: khối lượng trung bình của cá CV: hệ số phân đàn

Hệ số thức ăn

FCR = khối lượng thức ăn/tăng trọng của cá

Tỉ lệ sống (%) = 100 x (số cá thể cuối/số cá thể ban đầu) Sinh khối (kg/m3) = khối lượng cá (kg)/đơn vị thể tích bể (m3) Năng suất (kg/ha) = (khối lượng cá (kg)*10.000)/diện tích nuôi (m2) Hiệu quả kinh tế

Tổng chi = chi phí cải tạo+chi phí giống+chi phí thức ăn+chi khác Tổng thu = giá cá * khối lượng cá thu hoạch

Thu nhập (đồng/ha) = tổng thu - tổng chi

2.4. Tập huấn kỹ thuật nuôi cá chẽm

Trong quá trình nuôi cá, sẽ tổ chức 2 buổi học tập đầu bờ cho cán bộ và nông dân tại hai huyện (mỗi huyện 1 buổi). Sau khi kết thúc thí nghiệm, sẽ tổng kết kết quả, xây dựng qui trình và tổ chức 2 buổi tập huấn cho các cán bộ và nông dân. Số lượng cán bộ và nông dân tham gia mỗi cuộc tập huấn là 10 cán bộ và 30 nông dân

2.5. Phân tích và xử lý số liệu

Các số liệu thu thập ở các thí nghiệm được tính toán giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, lớn nhất, nhỏ nhất và phân tích thống kê (One-way ANOVA với phép thử DUNCAN) để tìm ra sự khác biệt giữa các giá trị trung bình của các nghiệm thức ở mức ý nghĩa p<0,05 bằng các phần mềm Excel và SPSS.

Chương 3

KẾT QUẢ THẢO LUẬN 3.1. Nghiên cứu nuôi cá chẽm trong bể

3.1.1. Nghiên cứu nuôi cá chẽm với các loại thức ăn khác nhau trong bể lọc tuần hoàn nước lợ lọc tuần hoàn nước lợ

3.1.1.1. Các yếu tố môi trường

Biến động của các yếu tố môi trường nước trong thời gian thí nghiệm được trình bày ở Bảng 3.1. Kết quả cho thấy, trong quá trình nuôi cá chẽm, nhiệt độ môi trường nước tương đối ổn định, dao động trung bình trong khoảng 26,6 – 28,4oC, nhiệt độ thấp nhất là 26,0oC và cao nhất là 29,5oC. pH nước cao và ổn định, trung bình từ 7,89-8,29, thấp nhất là 7,80 và cao nhất là 8,30. Theo Boyd (1990), nhiệt độ thích hợp cho sự tăng trưởng của cá là 25- 32oC, khoảng pH thích hợp từ 6-9. pH thấp làm tăng tính độc của kim loại như kẽm, đồng và nhôm, pH cao làm tăng tính độc của NH3. Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), pH có giá trị từ 7-8 thích hợp cho các loài cá nuôi, pH<7 hay pH>8 thì bất lợi cho cá. Nhìn chung, nhiệt độ và pH nước thí nghiệm dao động trong giới hạn thích hợp cho sự phát triển của cá.

Bảng 3.1 Các yếu tố thủy lý hóa

Nhiệt độ (oC) pH Nghiệm thức Sáng Chiều Sáng Chiều N-NH4- (mg/L) N-NO2- (mg/L) Ốc 26,4±0,45 28,4±0,73 8,10±0,06 8,29±0,04 0,07±0,06 0,61±0,60 TACN1 +ốc 26,4±0,45 28,4±0,73 8,00±0,07 8,27±0,05 0,06±0,07 0,69±0,65 TACN 1 26,4±0,45 28,4±0,73 8,06±0,05 8,24±0,05 0,07±0,06 0,54±0,51 TACN1 +cá tạp 26,4±0,45 28,4±0,73 7,94±0,10 8,11±0,11 0,08±0,07 0,99±0,61 Cá tạp 26,4±0,45 28,4±0,73 7,89±0,11 8,07±0,11 0,12±0,08 1,07±0,65

Bảng 3.1 cũng cho thấy, hàm lượng N-NH4+ và N-NO2- dao động khác nhau giữa các nghiệm thức. N-NH4+ và N-NO2- tương đối cao ở nghiệm thức

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển kỹ thuật nuôi cá chẽm (Lates calcarifer) trong ruộng, ao và lồng ở vùng nước lợ và ngọt tỉnh Hậu Giang (Trang 30 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)