Nghiên cứu nuôi cá chẽm trong bể ở nước ngọt với các loại thức ăn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển kỹ thuật nuôi cá chẽm (Lates calcarifer) trong ruộng, ao và lồng ở vùng nước lợ và ngọt tỉnh Hậu Giang (Trang 44 - 47)

cá chẽm; đồng thời cần chú ý chọn nguồn cá giống đã được tập ăn thức ăn nhân tạo kỹ trong giai đoạn trại giống cho trường hợp nuôi thương phẩm có cho ăn.

3.1.2. Nghiên cứu nuôi cá chẽm trong bể ở nước ngọt với các loại thức ăn khác nhau khác nhau

Trong thởi điểm triển khai thí nghiệm năm 2008-2009 chưa có nguồn cá chẽm sinh sản nhân tạo được luyện cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp và cũng chưa có thức ăn công nghiệp chuyên biệt cho nuôi cá chẽm. Vì thế, thí nghiệm này được thực hiện năm 2012 với mục đích nhằm đánh giá bổ sung thí nghiệm thực hiện trước đây, với nguồn giống là cá chẽm sinh sản nhân tạo từ Nha Trang, đã được luyện cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp ở giai đoạn trại giống để phục vụ nuôi bán thâm canh và thâm canh bằng thức ăn nhân tạo trước khi mua thí nghiệm. Hơn nữa, thí nghiệm này sử

dụng nguồn thức ăn công nghiệp chuyên biệt cho cá chẽm bán trên thị trường nên có thể giải quyết được các vấn đề khó khăn trên.

3.1.2.1. Các yếu tố môi trường

Qua Bảng 3.3 cho thấy nhiệt độ buổi sáng trung bình dao động trong khoảng từ 27,3 – 27,9 oC, nhiệt độ buổi chiều từ 27,8 – 28,2 oC, nhiệt độ cao nhất là 29,0 oC, thấp nhất là 26,4 oC. Đây là khoảng nhiệt độ thích hợp cho cá chẽm phát triển. Theo Williams & Barlow (1999) nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá chẽm là 26-32oC, thích hợp nhất là 26-29oC, hệ số sử dụng thức ăn (FCR) của cá chẽm cũng thấp nhất trong khoảng nhiệt độ này.

Bảng 3.3: Biến động các yếu tố môi trường

Nhiệt độ (oC) pH Thức ăn Sáng Chiều Sáng Chiều N-NH4+ (mg/L) N-NO2- (mg/L) TACN 2 27,3±0,64 27,8±0,70 8,03±0,26 8,06±0,25 0,40±0,71 0,079±0,04 TACN 2+Cá tạp 27,5±0,76 28,1±0,87 8,11±0,30 8,07±0,21 0,29±0,69 0,083±0,02 Cá tạp 27,9±1,35 28,2±1,08 8,01±0,28 8,03±0,23 0,27±0,33 0,090±0,06

pH trong thời gian thí nghiệm trung bình buổi sáng dao động trong khoảng 8,03 – 8,11, pH buổi chiều từ 8,03 – 8,06, pH cao nhất 8,5 và thấp nhất 7,7 (Bảng 3.3). Khoảng pH tối ưu cho tôm cá nước ngọt phát triển và sinh sản từ 6,5-9. Điểm chết đối với chúng là pH<4 và pH>11. Cơ quan mang của các loài thủy động vật là cơ quan nhạy cảm nhất đối với ion hydro (H+) do phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường (Lê Văn Cát, 2006). pH cũng là một yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng nước tốt hay xấu. .

Qua kết quả cho thấy hàm lượng N-NH4+ dao động từ 0,27 – 0,40 (Bảng 3.3). Theo Lê Như Xuân (1994) tỷ lệ của NH3 và NH4+ phụ thuộc vào nhiệt độ và pH của nước, tính độc của NH3 tăng cao khi pH và nhiệt độ tăng. NH4+ trong nước rất cần thiết cho sự phát triển của các sinh vật là thức ăn tự nhiên, nhưng NH4+ tăng quá cao sẽ làm cho thực vật phù du phát triển quá mức sẽ gây hại cho tôm cá và hàm lượng thích hợp dao động trong khoảng từ 0,2-2 mg/L (Boyd, 1982).

Qua kết quả cho thấy hàm lượng N-NO2- dao động trong khoảng 0,079- 0,09 (mg/L) (Bảng 3.3). Do thay nước định kỳ 15 ngày/lần và kiểm soát được lượng thức ăn nên trong suốt quá trình nuôi hàm lượng N-NO2- trong khoảng cho phép, thích hợp với sự phát triển của cá.. Theo Kungvankij & ctv (1986) hàm lượng N-NO2- thích hợp cho sự sinh trưởng của cá chẽm từ 0 – 0,2 mg/L.

3.1.2.2. Tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng về khối lượng của cá chẽm nuôi trong bể với các loại thức ăn khác nhau nuôi trong bể với các loại thức ăn khác nhau

Cá chẽm có sự tăng trưởng khác nhau khi cho ăn các loại thức ăn khác nhau. Qua Bảng 3.4 cho thấy nghiệm thức cho ăn bằng thức ăn công nghiệp 2 và thức ăn công nghiệp kết hợp cá tạp cá tăng trưởng nhanh nhất và nghiệm thức cho ăn cá tạp tăng trưởng chậm nhất. Với kích cỡ cá ban đầu là 2,99 g/con sau 3 tháng nuôi, cá ở nghiệm thức được cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp và nghiệm thức cho ăn kết hợp thức ăn công nghiệp kết hợp cá tạp đạt khối lượng lần lượt là 84,0 g và 83,7g, khác biệt nhau không có ý nghĩa (p>0,05) nhưng khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với nghiệm thức cho ăn bằng cá tạp (53,8 g/con).

Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối và tốc độ tăng trưởng đặc biệt về khối lượng ở cá ở thí nghiệm thể hiện rõ ở Bảng 3.4., với nghiệm thức sử dụng thức ăn công nghiệp 2 là 0,90 g/ngày và 3,70 %/ngày, kế đến là cá cho ăn thức ăn công nghiệp 2 kết hợp cá tạp (0,89 g/ngày và 3,63 %/ngày) và thấp nhất là cá cho ăn cá tạp (0,57 g/ngày và 3,25%/ngày).

Bảng 3.4: Tăng trưởng của cá chẽm nuôi trong bể với các loại thức ăn

Khối lượng (g/con) Tốc độ tăng trưởng

Thức ăn

Ban đầu 3 tháng Tuyệt đối (g/ngày) Đặc biệt (%/ngày)

TACN 2 2,99±0,53a 84,0±22,0b 0,90 3,70

TACN 2+Cá tạp 3,19±0,68a 83,7±31,6b 0,89 3,63

Cá tạp 2,88±0,63a 53,8±17,0a 0,57 3,25

Các giá trị trên cùng cột mang ký tự (a, b và c) khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa (p<0,05)

Trong thí nghiệm này thức ăn công nghiệp có kết quả tốt hơn cá tạp, ngược lại với kết quả nghiên cứu ở thí nghiệm 1 có lẽ là do thức ăn công

nghiệp trong thí nghiệm này là thức ăn chuyên cho cá chẽm, có hàm lượng protein 44% cao hơn hàm lượng protein (37,8%) trong thức ăn công nghiệp của thí nghiệm 1, và vì vậy đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng của cá chẽm. Kết quả này phù hợp với kết quả nuôi ở Bến tre, cá chẽm nuôi thâm canh bằng thức ăn công nghiệp có hiệu quả cao hơn khi dùng thức ăn tươi sống (http://www.fistenet.gov.vn). Theo Wongsomnuk, 1969 và Bhatia, 1971, cá chẽm là loài ăn thịt nên nhu cầu protein khá cao, từ 45-55% (Catacutan và Coloso, 1995).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển kỹ thuật nuôi cá chẽm (Lates calcarifer) trong ruộng, ao và lồng ở vùng nước lợ và ngọt tỉnh Hậu Giang (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)