Tăng cường đẩy mạnh mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt

Một phần của tài liệu Luận văn: Tăng cường triển khai thực hiện, quản lý và sử dụng hóa đơn theo nghị định 512010nđ CP của chính phủ tại chi cục thuế quận cầu giấy (Trang 55 - 57)

pháp nhằm nâng cao ý thức của người tiêu dùng trong việc sử dụng hóa đơn khi giao dịch cần được triển khai mạnh mẽ, sâu rộng hơn nữa.

Nghị định 51/2010/NĐ-CP đã có một bước tiến quan trọng khi quy định quyền lợi của người mua hàng khi có hóa đơn hợp pháp ngay trong nội dung của Nghị định. Trong thời gian tới, bên cạnh việc tiếp tục phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng như báo, đài, truyền hình tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao ý thức của người tiêu dùng, nhất là người tiêu dùng cá nhân vì họ là đối tượng không kinh doanh nên hành vi mua hàng lấy hóa đơn thường không quen thuộc với họ. Cơ quan thuế cũng cần phối hợp với các đoàn thể xã hội (Mặt trận tổ quốc Việt Nam, công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh…) để giáo dục, tuyên truyền, phổ biến ngay trong nội bộ các tổ chức này, đồng thời các tổ chức này có thể lấy việc chấp hành pháp luật thuế nói chung và pháp luật về hóa đơn chứng từ nói riêng để làm một trong những tiêu chuẩn thi đua trong hội, đoàn của mình. Cục thuế các tỉnh, chi cục thuế các quận huyện cần phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố quán triệt đến từng quận, huyện, xã, phường, tổ dân phố đưa nội dung giáo dục, tuyên truyền về nâng cao ý thức sử dụng hóa đơn vào các cuộc họp thường kỳ của các đơn vị này, để người dân dần dần thấm nhuần tư tưởng sử dụng hóa đơn trong các giao dịch kinh tế.

Bên cạnh đó, Bộ giáo dục và đào tạo cần xem xét việc sớm đưa giáo dục pháp luật thuế vào chương trình giáo dục phổ thông (có thể đưa vào môn giáo dục công dân) để xây dựng ý thức tuân thủ pháp luật thuế nói chung và pháp luật về hóa đơn chứng từ nói riêng cho học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

3.2.2.4. Tăng cường đẩy mạnh mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế nền kinh tế

Lợi ích của việc thanh toán không dùng tiền mặt đối với nền kinh tế đã được Nhà nước ta sớm nhìn nhận và đã sớm xây dựng đề án nhằm khuyến khích việc thanh toán không dùng tiền mặt trên cả nước. Ngày 29/12/2006 Chính phủ đã phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định

hướng đến năm 2020 theo Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg, giao Ngân hàng Nhà nước, các Bộ, ngành, địa phương liên quan phối hợp tổ chức triển khai xây dựng và thực hiện các đề án thành phần.

Sau hơn 5 năm triển khai, đề án đã thu được những kết quả đáng khích lệ, tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán của cả nước giảm liên tục từ mức 23,7% năm 2001 xuống 14,6% năm 2008 và đến năm 2010 tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán không vượt quá 18%. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách tổng thể, có thể nhận định rằng: tiền mặt vẫn là phương thức thanh toán chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực công, doanh nghiệp và dân cư. Chất lượng, tiện ích mới trong thanh toán không dùng tiền mặt còn hạn chế, các tiện ích thiết thực và phổ biến (như thanh toán tiền điện, nước, điện thoại, truyền hình cáp) chưa được triển khai mạnh trên thực tế. Các dịch vụ thanh toán trực tuyến như Mobile Banking, Internet Banking, Ví điện tử… mới chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ hẹp, chưa triển khai trên diện rộng để đáp ứng nhu cầu thanh toán nhỏ lẻ của khách hàng.

Trong cơ chế quản lý hóa đơn cũ, việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt là giải pháp tối ưu giúp ngăn chặn được hành vi thành lập doanh nghiệp “ma” để mua bán hóa đơn do Bộ Tài Chính phát hành, trả lại chức năng vốn có của hóa đơn, làm cho hóa đơn trở về với bản chất vốn có của nó là chứng từ kế toán. Trong cơ chế quản lý hóa đơn mới theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP, đây cũng là giải pháp tối ưu nhất để giải quyết tận gốc những vấn đề bất cập mới nảy sinh trong quá trình thực thi nghị định.

Đối với các DN, việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt sẽ giúp DN ngăn chặn được rủi ro khi hóa đơn của họ bị làm giả, rủi ro trong việc mất kiểm soát hóa đơn tự in, hóa đơn điện tử. Bởi khi việc thanh toán các khoản thu chi của DN được thực hiện qua hệ thống ngân hàng, lượng tiền lưu chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh của các DN được kiểm soát chặt chẽ, ngoài hóa đơn các giao dịch còn được xác thực thông qua các chứng từ thanh toán qua ngân hàng, nhờ đó DN có thể ngăn chặn được việc thông đồng khởi tạo hóa đơn tự in, hóa đơn điện tử trong nội bộ DN (bởi khi đó hóa đơn sẽ không còn giá trị lợi dụng để thu lợi). Đồng thời, DN còn có thể giải trình minh bạch các giao dịch của mình trước các cơ quan chức năng (nhất là cơ quan thuế), ngăn chặn được rủi ro khi hóa đơn của đơn vị mình bị làm giả. Đối với cơ quan thuế, sẽ giúp cơ quan thuế đạt hiệu quả cao nhất trong công tác hành thu.

Có thể nói trong cơ chế quản lý hóa đơn mới, vai trò của việc cải tiến chế độ thanh toán trong nền kinh tế càng trở nên cấp thiết bởi việc thanh toán không dùng tiền mặt không chỉ mang lại lợi ích cho cơ quan quản lý nhà nước mà còn mang lại lợi ích trực tiếp cho DN, là một biện pháp tối ưu để DN giải quyết mối lo hóa đơn bị làm giả, hay mất kiểm soát đối với hóa đơn tự in, hóa đơn điện tử. Chính vì vậy, trong thời gian tới, Chính phủ cần đẩy mạnh việc triển khai các giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư. Bên cạnh đó, cơ quan thuế cần tích cực tuyên truyền, nhấn mạnh để các DN nhận thức được rằng giải pháp tối ưu giúp họ tự bảo vệ chính mình trong cơ chế mới chính là: thực hiện thanh toán qua hệ thống ngân hàng trong các giao dịch sản xuất kinh doanh. Để từ đó họ có ý thức chủ động thực hiện. Có thể nhận thấy rằng, đây sẽ là một cú kích ngược lại giúp cho hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế phát triển.

Một phần của tài liệu Luận văn: Tăng cường triển khai thực hiện, quản lý và sử dụng hóa đơn theo nghị định 512010nđ CP của chính phủ tại chi cục thuế quận cầu giấy (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w