Bối cảnh nền kinh tế trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định

Một phần của tài liệu Luận văn: Tăng cường triển khai thực hiện, quản lý và sử dụng hóa đơn theo nghị định 512010nđ CP của chính phủ tại chi cục thuế quận cầu giấy (Trang 25 - 28)

1.3.1 Những yếu tố tác động đến công tác triển khai thực hiện, quản lý và sử dụng hóa đơn theo Nghị định 51/2010/NĐ-CPdụng hóa đơn theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP dụng hóa đơn theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP

1.3.1.1 Cơ cấu thành phần kinh tế

Hiện nay nước ta có khoảng 500 nghìn doanh nghiệp với khoảng 95% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thậm chí là siêu nhỏ. Trong sô các doanh nghiệp này có khoảng 10 nghìn doanh nghiệp ( chiếm khoảng 2%) đã tiến hành tự in hóa đơn theo nghị định 89/2002/NĐ-CP.

Đối với số DN đã tiến hành tự in theo Nghị định 89/2002/NĐ-CP sẽ không có khó khăn gì khi thực hiện tự in theo nghị định mới vì họ đã quen với việc này và chỉ cần đăng kí lại với cơ quan thuế để tự in hay đặt in.

Còn đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, đối tượng chiếm phần lớn trong nền kinh tế thì việc thực thi Nghị định mới gây cho họ không ít khó khăn. Bởi họ đã quen với cơ chế cũ là xếp hàng mua hóa đơn của cơ quan thuế, nay phải tiến hành tự in hoặc đặt in là một việc hoàn toàn mới, thời gian thực hiện lại gấp rút khiến cho nhiều DN lúng túng. Thêm vào đó, số lượng DN tự in, đặt in (chủ yếu là đặt in) lại rất nhiều trong khi số lượng nhà in đủ tiêu chuẩn in hóa đơn lại hạn chế gây nên hiện tượng quá tải ở các nhà in.

Chính điều này khiến cho việc triển khai thực hiện nghị định 51/2010/NĐ-CP gặp rất nhiều khó khăn.

1.3.1.2 Bối cảnh nền kinh tế trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định 51/2010/NĐ-CP. 51/2010/NĐ-CP.

Sau khi chạm đáy vào quý I/2009 (đạt 3.1%) do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam dần hồi phục, tốc độ tăng trưởng kinh tế đã tăng dần theo các quý trong năm 2009, GDP cả năm 2009 đạt 5,32 %. Bước

sang năm 2010, trong điều kiện kinh tế toàn cầu hậu khủng hoảng phục hồi chậm, nhưng kinh tế Việt Nam đã sớm ra khỏi tình trạng suy giảm, từng bước phục hồi và tăng trưởng khá nhanh, tình hình tiếp tục khả quan với GDP quý I/2010 tăng 5,83 % so với quý I/2009. Đến cuối năm tốc độ tăng trưởng đạt 6,78% (chỉ tiêu kế hoạch đề ra là 6,5%). Tuy nhiên, cùng với sự phục hồi của nền kinh tế trong nước và trên thế giới, nước ta cũng đối mặt với tình trạng lạm phát, nhất là trong những tháng cuối năm 2010. Chỉ số CPI cuối năm 2010 đạt mức hai con số 11,75 % (vượt xa chỉ tiêu lạm phát Quốc hội thông qua đầu năm là không quá 7% và mục tiêu Chính phủ điều chỉnh là không quá 8%), khiến cho doanh nghiệp và người dân gặp rất nhiều khó khăn.

Nguyên nhân tạo nên tình trạng lạm phát vào nửa sau năm 2010 đến từ nhiều phía:

Thứ nhất, lạm phát đến từ giá cả hàng hóa thế giới tăng, trước sự phục hồi của

nền kinh tế thế giới của thời kỳ hậu khủng hoảng khiến giá dầu và giá lương thực tăng cao, trong khi đó sản xuất của nước ta phụ thuộc rất lớn vào nền kinh tế thế giới, gây nên tác động làm tăng chi phí của doanh nghiệp, kết quả là giá cả hàng hóa tăng, tạo nên lạm phát chi phí đẩy.

Thứ hai, nguyên nhân lạm phát đến từ các chính sách tài khóa mở rộng hướng

vào mục tiêu tăng trưởng, mức thâm hụt ngân sách năm 2010 của nước ta là 5,8% ở mức cao so với các nước trong khu vực. Thêm vào đó, khả năng dễ dàng tiếp cận tín dụng mền của các tổng công ty lớn Nhà nước làm ăn không hiệu quả cũng góp phần gây nên lạm phát không chỉ trong ngắn hạn mà trong cả trung và dài hạn.

Thứ ba, lạm phát đến từ nguyên nhân tiền tệ: Năm 2009, Nhà nước thực thi

chính sách tiền tệ mở rộng, lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc được ấn định ở mức thấp. Tăng trưởng tín dụng năm 2009 lên đến 37,74% và là mức khá cao so với mức trung bình những năm vừa qua. Tăng trưởng cung tiền M2 lên mức 28,7% mức tăng này thấp hơn so với năm 2006 và 2007, nhưng vẫn khá cao so với năm 2008 và những năm còn lại trước đó. Như vậy tăng trưởng tín dụng và cung tiền cao trong năm 2009 sẽ ảnh hưởng đến lạm phát trong năm 2010 (do cung tiền có tác động đến lạm phát với độ trễ từ 5-7 tháng).

Thứ tư, Lạm phát đến từ việc điều chỉnh giá điện, xăng dầu và một số hàng hoán

chỉnh tăng. Giá điện tăng 6,8% từ 01/03/2010, giá xăng dầu điều chỉnh tăng 6,5% (tổng cộng 2 lần), than bán cho ngành điện tăng từ 28-47%. Việc tăng giá điện, xăng dầu ngoài ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, còn tác động lên kỳ vọng của người tiêu dùng, nếu kỳ vọng về mức lạm phát cao trong tương lai thì mức lạm phát thực tế càng trở nên trầm trọng. Nhất là tại Việt Nam, một nền kinh tế mà cơ chế thị trường còn kém hiệu quả và tâm lý đám đông có ảnh hưởng khá lớn đến hành động của người dân.

Thứ năm, lạm phát đến từ hiệu ứng từ việc tăng lương tối thiểu: năm 2010, mức

lương cơ bản được điều chỉnh tăng khoảng 10-15% tùy từng khu vực. Việc tăng lương tối thiểu sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp và ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa. Ngoài ra, việc tăng lương tối thiểu cũng có thể tạo ra một hiệu ứng tăng giá ăn theo trên thị trường.

Thứ sáu, lạm phát do yếu tố cầu kéo: xuất phát từ sự chênh lệch cung cầu làm

cho giá hàng hóa biến động mạnh. Khi nhu cầu tăng cao đột biến trong khi nguồn cung chưa kịp thay đổi hoặc ngược lại khi nguồn cung giảm xuống cầu vẫn giữ nguyên đều làm cho giá hàng hóa tăng. Năm 2009, các gói kích thích kinh tế và việc tăng chi tiêu của chính phủ khiến cho nhu cầu một số hàng hóa tăng mạnh. Hiệu ứng từ việc tăng nhu cầu này tiếp tục kéo dài sang năm 2010, gây nên sức ép lên giá cả nhiều hàng hóa. Ngoài ra, năm 2010 người dân tăng cường chi tiêu khi triển vọng kinh tế khả quan hơn, tạo ra một sức cầu lớn hơn đối với nhiều loại hàng hóa.

Tình hình lạm phát tăng cao vào nửa sau năm 2010 vượt xa dự đoán đã khiến cho tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Nhất là khi đây cũng là thời điểm triển khai thực hiện Nghị định 51/2010/NĐ-CP. Việc thực hiện Nghị định này làm phát sinh thêm nhiều khoản chi phí đối với doanh nghiệp, các DN tự in phải bố trí nhân lực chuẩn bị các máy móc, thiết bị thỏa mãn điều kiện để tiến hành tự in hóa đơn, các DN đặt in thì thực hiện thiết kế mẫu và đặt in hóa đơn với mức giá có khi vượt gấp 60-70 lần so với giá mua một quyển hóa đơn trước đây của cơ quan thuế, nhất là đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, hàng năm sử dụng rất ít hóa đơn, khi in với số lượng ít phải chấp nhận mức giá cao do số lượng nhà in đủ điều kiện in hóa đơn có hạn trong khi lượng DN có nhu cầu in hóa đơn lớn, chưa kể đến có một số nhà in mặc dù đủ điều kiện in hóa

đơn nhưng không nhận in hóa đơn vì vào dịp cuối năm việc nhận các hợp đồng in lịch, sổ tay, tài liệu giới thiệu… mang lại lợi nhuận lớn hơn so với việc nhận in hóa đơn nhỏ lẻ từ mỗi doanh nghiệp.

Bước sang năm 2011, Tình hình giá cả vẫn có xu hướng leo thang do những tác động từ việc tiếp tục điều chỉnh giá xăng dầu, giá điện, lãi suất, tỷ giá của Nhà nước. Đứng trước tình hình đó, ngày 24/02/2011 chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Trong gói giải pháp này có việc thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước. Trong bối cảnh cả nước vẫn đang tiếp tục triển khai quản lý sử dụng hóa đơn theo nghị định mới, cơ quan thuế vẫn tiếp tục tích cực thực hiện tuyên truyền, hỗ trợ các đơn vị, triển khai các ứng dụng quản lý hóa đơn theo cơ chế mới thì việc cắt giảm chi tiêu công khiến cho công tác thực hiện của cơ quan thuế các cấp gặp nhiều khó khăn.

Có thể nói, trong bối cảnh như vậy cùng với việc gấp rút triển khai nghị định

Một phần của tài liệu Luận văn: Tăng cường triển khai thực hiện, quản lý và sử dụng hóa đơn theo nghị định 512010nđ CP của chính phủ tại chi cục thuế quận cầu giấy (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w