Sự cần thiết phải tăng cường quản lý và sử dụng hóa đơn theo Nghị định

Một phần của tài liệu Luận văn: Tăng cường triển khai thực hiện, quản lý và sử dụng hóa đơn theo nghị định 512010nđ CP của chính phủ tại chi cục thuế quận cầu giấy (Trang 28 - 31)

khai thực hiện thành công nghị định đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ phía cơ quan thuế và nhất là từ bản thân các doanh nghiệp.

1.3.2 Sự cần thiết phải tăng cường quản lý và sử dụng hóa đơn theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP51/2010/NĐ-CP 51/2010/NĐ-CP

Hóa đơn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác quản lý thuế và quản lý kinh tế của Nhà nước cũng như đối với quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cả đối với các cá nhân. Quản lý tốt hóa đơn chúng ta sẽ có được một nền tài chính trong sạch, lành mạnh, thúc đẩy các thành phần trong nền kinh tế phát triển. Chính vì vậy, quản lý và sử dụng hóa đơn hiệu quả luôn là vấn đề hết sức bức thiết, nhất là trong thời điểm hiện nay, Cụ thể:

Đối với các doanh nghiệp:

Trước đây, gánh nặng quản lý hóa đơn đè nặng trên vai các cơ quan quản lý tài chính mà cụ thể là cơ quan thuế. Ngày nay, khi nghị định 51/2010/NĐ-CP đi vào thực tiễn, gánh nặng này đã được san sẻ để các doanh nghiệp cùng chung lưng gánh vác. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bên cạnh những thuận lợi mà Nghị định mang lại họ cũng sẽ gặp phải những khó khăn, thách thức mới. Nghị định đặt ra

cho các doanh nghiệp những vấn đề khó khăn trong việc làm thế nào họ có thể quản lý tốt hóa đơn tự in, đặt in của đơn vị mình để các doanh nghiệp khác không thể làm giả hay để không nhận phải hóa đơn giả của doanh nghiệp khác; làm thế nào để ngăn chặn được sự kết cấu, thông đồng trong nội bộ doanh nghiệp với các đơn vị bên ngoài để in bất hợp pháp hóa đơn. Đây là những vấn đề có tác động rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà việc tăng cường, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng hóa đơn trong doanh nghiệp đang trở nên hết sức cấp thiết.

Đối với cơ quan thuế:

Mặc dù Nghị định 51/2010/NĐ-CP giúp cơ quan thuế giảm bớt gánh nặng trong quản lý hóa đơn chứng từ nhưng cũng đặt ra những vấn đề bất cập mới nảy sinh.

Trước đây, đối với ngành Thuế, trong vấn đề quản lý hoá đơn do Bộ Tài chính phát hành thì việc mua bán hoá đơn đã trở thành vấn đề khá phức tạp. Hóa đơn do Bộ Tài chính phát hành có thể sử dụng cho tất cả các loại hình kinh doanh trong phạm vi cả nước, do đó đã tạo ra thị trường mua bán hóa đơn bất hợp pháp rộng lớn, các tội phạm về vấn đề này ngày càng gia tăng. Và để chống lại việc mua bán hoá đơn, khi Nghị định 51/2010/NĐ-CP đi vào thực tiễn, doanh nghiệp phải tự tạo hoá đơn trên đó có những đặc trưng riêng như tên doanh nghiệp, lô gô, ký hiệu nhận dạng mật trên hóa đơn do mỗi doanh nghiệp phát hành để phục vụ việc nhận dạng hóa đơn giả trong quá trình sử dụng nên các đơn vị muốn bán hoá đơn cũng không dễ dàng. Nhưng đối với những doanh nghiệp "ma", doanh nghiệp làm ăn bất hợp pháp, doanh nghiệp đang bỏ trốn thì số lượng hoá đơn do những đơn vị này phát hành vẫn có thể dùng để bán lấy tiền hoa hồng hoặc trục lợi thuế.

Luật DN có hiệu lực cách nay 5 năm đã thổi làn gió mới vào nền kinh tế: Thủ tục thành lập DN đơn giản, thông thoáng hơn; số lượng DN, đặc biệt trong lĩnh vực tư nhân, ra đời nhiều hơn. Tuy nhiên, mặt trái của sự thông thoáng chính là DN “ma” xuất hiện ngày càng nhiều và biến ảo rất tinh vi, phương hại nghiêm trọng đến an ninh kinh tế. Thủ đoạn của DN “ma” chủ yếu là dùng hồ sơ giả lập DN để mua bán HĐ trái phép, xuất HĐ khống nhằm thu lợi, không thực hiện báo cáo thuế và sau một thời gian ngắn thì ngưng hoạt động, biến mất. Lực lượng này đã gây thất thu cho ngân sách Nhà nước hàng ngàn tỉ đồng mỗi năm.

Trước đây, tuyệt đại đa số DN phải đăng ký mua hóa đơn qua cơ quan thuế và tự chịu trách nhiệm về hóa đơn phát hành, vậy mà DN “ma” đã hoành hành; tới đây, khi quyền in và phát hành hóa đơn được trao cho DN, nguy cơ DN “ma” bùng phát và trục lợi từ hóa đơn là không thể tránh khỏi. Theo quy định tại Nghị định 51/2010/NĐ-CP, thủ tục để phát hành hóa đơn khá đơn giản nhằm tạo thuận lợi tối đa cho DN, tuy nhiên do quy định quản lý thông thoáng như vậy nên các DN “ma” có thể lợi dụng để phát hành hóa đơn, kiếm thu nhập bất chính, sau đó bỏ trốn. Đồng thời, bên cạnh những vấn đề mới nảy sinh, cơ quan thuế vẫn phải đối mặt những vấn đề nhức nhối lâu nay trong quản lý, sử dụng hóa đơn như: mua hàng không có hóa đơn, lập hóa đơn khống…

Nghị định 51/2010/NĐ-CP tạo ra những bước đột phá trong công tác quản lý hóa đơn nhưng đồng thời nó cũng đặt ra những vấn đề nổi cộm mới không chỉ đối với cơ quan thuế mà cả đối với các doanh nghiệp. Cùng với vai trò hết sức quan trọng của hóa đơn đã nêu ở trên thì việc tăng cường hiệu quả công tác quản lý, sử dụng hóa đơn đang là vấn đề đặt ra hết sức bức thiết đối với toàn xã hội.

Chương 2: Thực trạng công tác triển khai thực hiện, quản lý và sử dụng hóa

Một phần của tài liệu Luận văn: Tăng cường triển khai thực hiện, quản lý và sử dụng hóa đơn theo nghị định 512010nđ CP của chính phủ tại chi cục thuế quận cầu giấy (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w