Các yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 60 - 63)

IV Hiệu quả sử dụng lao động

3.3.1. Các yếu tố bên trong

Biến phụ thuộc: doanh thu của trang trại (đồng). Tác giả chọn biến phụ thuộc là doanh thu của trang trại vì toàn bộ trang trại của huyện Phú Lương đều là trang trại chăn nuôi, mà theo thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại thì tiêu chí xác định kinh tế trang trại đối với cơ sở chăn nuôi chỉ cần đạt giá trị về sản

61

lượng hàng hóa từ 1.000 triệu đồng/năm trở lên vì vậy nên tác giả quyết định chọn biến phụ thuộc là doanh thu của trang trại.

Biến độc lập: - Tổng vốn: đồng.

- Diện tích đất sản xuất: m2. - Số lượng lao động: người.

- Khả năng tự học hỏi, tiếp cận thông tin, thị trường của chủ trang trại: điểm.

Biểu 3.16: Bảng kết quả chạy hàm CD

Các biến số độc lập và tham số Hệ số biến Giá trị t (Tqs)

Hệ số tự do - 2.245.260.872,8341 - 3,5957

X1: Tổng vốn 1,5330 3,5743

X2: Diện tích đất sản xuất - 82.936,7250 - 3,0826

X3: Số lượng lao động 207.708.930,1627 3,5632

X4: Khả năng tự học hỏi, tiếp cận

thông tin, thị trường của chủ trang trại 682.397.362,1104 3,5713

Fqs 346,2455

R2 0,9942

Số trang trại (n) 13

Nguồn: kết quả chạy hàm

Giá trị R2 cho biết: trong 100% sự biến động của biến phụ thuộc Y (doanh thu) thì có 99,42 % sự biến động do các biến độc lập X (Tổng vốn; Diện tích đất sản xuất; Số lượng lao động; Khả năng tự học hỏi, tiếp cận thông tin, thị trường của chủ trang trại) ảnh hưởng, còn lại: 100 - 99,42 = 0,58 (%) là do sai số ngẫu nhiên khác chưa đưa vào mô hình.

62

Kiểm định sự phù hợp của mô hình

Fqs = 346,2455 > fα = 3,8378: với mức ý nghĩa α = 0,05 bác bỏ H0 và chấp nhận H1 tức là có sự tương quan hay tồn tại mối quan hệ giữa các biến của mô hình (mô hình hồi quy này là phù hợp).

Trong đó fα được tính bằng công thức: FINV(5%; 4; 8) trong đó: - 5%: mức ý nghĩa α

- 4: số lượng biến độc lập cùng hệ số tự do ( =5) trừ đi ( - ) 1

- 8: số lượng mẫu điều tra (=13) trừ đi ( - ) số lượng biến độc lập và hệ số tự do (=5)

Kiểm định giả thuyết với các hệ số hồi quy

│Tqs│> tα/2 (n-k) = 2,7515: với mức ý nghĩa α bác bỏ H0 và chấp nhận H1 tức là các βi thực sự có ảnh hưởng tới sự thay đổi của Y.

Trong đó tα/2 (n-k) được tính bằng công thức: TINV(0,025;8) trong đó: - 0,025: mức ý nghĩa α/2

- 8: số lượng mẫu điều tra (=13) trừ đi ( - ) số lượng biến độc lập và hệ số tự do (=5)

Hàm hồi quy được biểu diễn như sau:

Y = - 2.245.260.872,8341 + 1,5330 X1 - 82.936,7250 X2 + 207.708.930,1627 X3 + 682.397.362,1104 X4 207.708.930,1627 X3 + 682.397.362,1104 X4

Với mức ý nghĩa thống kê ở mức 95% ta có:

Hệ số tự do = - 2.245.260.872,8341: đây là giá trị trung bình của Y (doanh thu) không phụ thuộc vào các yếu tố Xi (Tổng vốn; Diện tích đất sản xuất; Số lượng lao động; Khả năng tự học hỏi, tiếp cận thông tin, thị trường của chủ trang trại).

Giả thiết các biến số khác không đổi, nếu X1 (Tổng vốn) tăng lên một đồng thì biến Y (Doanh thu) tăng lên 1,5330 đồng.

63

Giả thiết các biến số khác không đổi, nếu X2 (Diện tích đất sản xuất) tăng lên một m2

thì biến Y (Doanh thu) giảm xuống 82.936,7250 đồng.

Giả thiết các biến số khác không đổi, nếu X3 (Số lượng lao động) tăng lên một người thì biến Y (Doanh thu) tăng lên 207.708.930,1627 đồng.

Giả thiết các biến số khác không đổi, nếu X4 (Khả năng tự học hỏi, tiếp cận thông tin, thị trường của chủ trang trại) tăng lên một điểm thì biến Y (Doanh thu) tăng lên 682.397.362,1104 đồng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)