- Coefficients: Cột giá trị của các hệ số hàm hồi quy.
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
- Vị trí địa lý:
Phú Lương là huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên, toàn huyện có 14 xã và 2 thị trấn.
- Phía Bắc giáp với huyện Chợ Mới của tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp huyện Định Hoá và Đại Từ, phía Nam giáp thành phố Thái Nguyên, phía Đông giáp với huyện Đồng Hỷ
- Huyện có tuyến đường quốc lộ số 3 chạy dọc qua địa bàn 8 xã, thị trấn với tổng chiều dài 38 km nên có vị trí địa lý rất thuận tiện cho việc lưu thông trao đổi hàng hoá với các huyện trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Đồng thời do tiếp giáp với thành phố Thái Nguyên là trung tâm kinh tế chính trị của vùng Việt Bắc, nơi có nhiều cơ quan nghiên cứu khoa học và các trường Đại học nên thuận tiện cho việc tiếp nhận thông tin mới những tiến bộ khoa học, kỹ thuật để ứng dụng vào sản xuất.
- Địa hình:
Huyện có địa hình chủ yếu là đồi núi, có độ cao từ 200 đến 500m so với mực nước biển, thấp dần từ tây Bắc xuống đông Nam. Có nhiều hệ thống sông, suối, ao, hồ trải rộng trên địa bàn toàn huyện. Từ những đặc trưng của địa hình đã tạo ra những tiểu vùng kinh tế khác nhau:
Vùng phía Tây và phía Bắc của huyện bao gồm các xã Ôn Lương, Phủ Lý, Hợp Thành, Yên Ninh, Yên Đổ, Yên Trạch với địa hình gồm nhiều đồi, núi đã tạo ra các khu ruộng bậc thang để phát triển sản xuất lương thực, ngoài ra ở vùng này có điều kiện để phát triển các mô hình kinh tế trang trại nông
43
lâm kết hợp, nhiều sông suối, ao, hồ, đầm có thể phát triển chăn nuôi cá. Đặc biệt nơi đây còn có quỹ đất để phát triển chăn nuôi đại gia súc.
Vùng các xã phía Nam và trung tâm của huyện bao gồm các xã Động Đạt, Phấn Mễ, Cổ Lũng, Sơn Cẩm và hai thị trấn, là nơi có các cánh đồng tương đối rộng và bằng phẳng xen kẽ các gò đồi thấp, thế mạnh là phát triển sản xuất lúa gạo, ngô, rau màu các loại phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng không chỉ trên địa bàn huyện mà còn cung ứng cho thành phố Thái Nguyên và các vùng lân cận.
Vùng các xã phía Đông bao gồm các xã: Vô Tranh, Tức Tranh, Phú Đô, Yên Lạc địa hình chủ yếu là đồi bát úp liên tiếp, có con sông Cầu chảy qua. Vùng này chủ yếu là đất feralit đỏ vàng nên rất thích hợp cho phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày như chè và cây ăn quả.
Huyện Phú Lương có tổng diện tích tự nhiên khá lớn, trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 32,5 %. Trong đất nông nghiệp có tới 47,8% là các cây trồng hàng năm, với 3.908 ha ruộng cấy lúa đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn.