- Coefficients: Cột giá trị của các hệ số hàm hồi quy.
3.2.2 Lĩnh vực chăn nuôi của các trang trại trên địa bàn huyện
Biểu 3.1. Lĩnh vực chăn nuôi của các trang trại
TT Lĩnh vực chăn nuôi Số lƣợng
(trang trại)
Cơ cấu (%)
1 Chăn nuôi lợn 9 69,23
2 Chăn nuôi chồn nhung đen 2 15,39
3 Chăn nuôi nhím 1 7,69
4 Chăn nuôi dê 1 7,69
Tổng 13 100,00
Nguồn: Số liệu điều tra
Có thế thấy hầu như các trang trại trên địa bàn huyện Phú Lương đều chăn nuôi lợn chiếm tới 69,23% (9/13 trang trại), đây là vật nuôi có từ lâu đời và đã được các trang trại chăn nuôi phát triển trên nền tảng kinh tế hộ chăn nuôi. Với đặc thù ngành chăn nuôi lợn không cần quá nhiều diện tích và có thể tận dụng được những sản phẩm “của nhà làm ra” nên chăn nuôi lợn vẫn
47
đang được các trang trại ưu tiên lựa chọn. Mặc dù, đã được cấp giấy chứng nhận là trang trại nhưng có thể nói cách thức chăn nuôi của các trang trại chăn nuôi lợn vẫn mang phong cách của các hộ nông dân, trong số 9 trang trại thì chỉ có 3 trang trại (đó là trang trại của ông Triều, ông Thủy và ông Đông) là có quy mô và cách thức chăn nuôi tiến bộ và khoa học hơn so với các hộ nông dân, với việc đầu tư chuồng trại có qui mô, cách nuôi khoa học, kỹ thuật chọn giống và chăn nuôi được chú trọng hơn vì vậy nên doanh thu, cũng như tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của 3 trang trại này đều cao hơn so với 6 trang trại còn lại. Không chỉ vậy, 3 trang trại này đều là các trang trại có nguồn vốn dồi dào hơn 6 trang trại còn lại nên việc đầu tư dễ dàng hơn và sẽ đầu tư được một cách bài bản.
Bên cạnh việc chăn nuôi lợn, tại địa bàn huyện Phú Lương mới có thêm một loại vật nuôi mới, đó là: chồn nhung đen. Có 2 trang trại trên địa bàn huyện đã tiến hành nuôi loại vật nuôi mới này và đã cho thấy hiệu quả rất tích cực. Bằng chứng là 2 trang trại chăn nuôi chồn này đã đóng góp 15,625 tỷ đồng doanh thu vào 32,782 tỷ đồng doanh thu của các trang trại trên toàn huyện và tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của 2 trang trại này đều đạt từ 37-41%.