Lao động bình quân một trang trạ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 51 - 56)

1 Lao động 5,46 100,00

2 Lao động tự có 3,85 70,51

3 Lao động thuê ngoài 1,61 29,49

52

Qua bảng số liệu có thể thấy tổng số lao động của các trang trại trên địa bàn huyện là 71 lao động, trong đó các trang trại vẫn có phong cách sản xuất theo hướng truyền thống của hộ nông dân đó là tận dụng lao động tự có của chính gia đình mình kết hợp với “lấy công làm lãi”, lực lượng lao động tự có của gia đình chiếm rất lớn với 70,42%. Bình quân một trang trại có 5,46 lao động thì có đến 3,85 lao động là lao động của gia đình.

Biểu 3.8: Lao động của trang trại theo nhóm vật nuôi

TT Vật nuôi

Tổng lao động Thuê ngoài

Ngƣời Bình quân Ngƣời Bình quân

1 Lợn 39 4,33 0 0,0

2 Chồn nhung đen 20 10,00 15 7,5

3 Nhím 2 2,00 0 0,0

4 Dê 10 10,00 6 6,0

Nguồn: Số liệu điều tra

Có 10/13 trang trại (chiếm tỷ lệ 76,92%) chỉ sử dụng lao động của trang trại - không thuê lao động ngoài, trong 10 trang trại này thì có đến 9 trang trại là chăn nuôi lợn, có thể nói các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện đều vẫn đang phát triển ở quy mô nhỏ vì vậy nên việc tận dụng lao động của gia đình vẫn là chính, chưa đến mức cần phải thuê lao động ngoài.

Trang trại có thuê lao động ngoài nhiều nhất là trang trại ông Phạm Văn Kiên với 10 lao động trên tổng số 13 lao động. Trang trại của ông Kiên thuê nhiều lao động như vậy là vì trang trại của ông có quy mô khá lớn, cùng với việc làm hết sức ổn định nên đã tạo ra việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định cho 10 lao động.

53

3.2.5. Tình hình sử dụng đất của các trang trại

Biểu 3.9: Đất đai sản xuất kinh doanh của trang trại

TT Diện tích đất sản xuất kinh doanh (m2) Số lƣợng

(trang trại) Cơ cấu (%) 1 Từ 0 đến 1.000 2 15,39 2 Từ 1.000 đến 3.000 6 46,15 3 Từ 3.000 đến 7.000 3 23,08 4 Lớn hơn 7.000 2 15,39 Tổng 13 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra

Diện tích đất sản xuất bình quân của một trang trại trên địa bàn huyện là 4.954 m2, trong đó trang trại của ông Đinh Văn Quyền có diện tích lớn nhất với 20.000 m2, tiếp đến là trang trại của ông Phạm Văn Kiên với diện tích 10.000 m2. Sở dĩ trang trại của ông Đinh Văn Quyền có diện tích lớn như vậy vì vào những năm 2003 - 2005 huyện Phú Lương có chủ trương định canh, định cư cho đồng bào người H’Mông tại xã Động Đạt, nhưng có những người đồng bào người H’Mông này không thích định canh, định cư tại đó vì vậy họ đã bán đất và đi nơi khác, vì vậy ông Quyền đã mua lại đất của những người này và gom vào thành một khu rất rộng lớn, sau đó ông mở trang trại và chăn nuôi dê, dê của ông được nuôi theo hình thức chăn thả từ khu vực đồi núi này sang khu vực đồi núi khác, luôn luân chuyển nhau và trang trại ông cũng không bao giờ phải trồng cỏ. Còn với trang trại của ông Phạm Văn Kiên thì do trang trại ông là trang trại chăn nuôi chồn nhung đen, mà thức ăn chủ yếu của chồn nhung đen chủ yếu là cỏ. Chính vì vậy, ông đã dành khoảng 7.000 m2 chuyên trồng cỏ voi VA06 để cung cấp cho 2.000 con chồn nhung đen của mình, còn diện tích chuồng trại vào khoảng 3.000 m2.

54

Các trang trại trên địa bàn huyện có diện tích phổ biến vào khoảng từ 1.000 m2 đến 3.000 m2, đây là diện tích cũng không phải là lớn nhưng có thể nói các trang trại trên địa bàn huyện đang sử dụng diện tích đất của trang trại mình vào sản xuất kinh doanh là chưa được hiệu quả. Với tổng diện tích của các trang trại trên địa bàn huyện là 64.400 m2 và tổng doanh thu của các trang trại trên địa bàn huyện là 32.782.000.000 đồng thì bình quân 1 m2 đất sản xuất kinh doanh chỉ tạo ra 509.037 đồng doanh thu. Với lợi nhuận của các trang trại trên địa bàn huyện là 7.574.300.000 đồng thì bình quân 1 m2 đất sản xuất kinh doanh chỉ tạo ra 117.613 đồng lợi nhuận. Trong đó, nhóm 6 trang trại có diện tích từ 1.000 m2 đến 3.000 m2

(tất cả đều chăn nuôi lợn) thì bình quân 1 m2 đất sản xuất kinh doanh tạo ra 853.144 đồng doanh thu nhưng chỉ tạo ra 56.806 đồng lợi nhuận. Có thế thấy rằng các trang trại trên địa bàn huyện nói chung vẫn chưa tận dụng hết nguồn lực đất đai của trang trại.

3.2.6. Vốn của trang trại

Biểu 3.10: Vốn của trang trại

TT Tổng vốn của trang trại Số lƣợng

(trang trại) Cơ cấu (%) 1 Từ 0 đến 100 triệu đồng 2 15,39 2 Từ 100 triệu đến 500 triệu đồng 7 53,83 3 Từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng 2 15,39 4 Trên 1 tỷ đồng 2 15,39 Tổng 13 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra

Các trang trại trên địa bàn huyện có số vốn phổ biến từ 100 triệu đến 500 triệu. Nguồn vốn của các trang trại có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: tự có; vay ngân hàng; vay người thân; mượn của người thân, bạn bè. Các trang trại trên địa bàn huyện có quy mô chưa lớn nên vì vậy nguồn

55

vốn cho các trang trại cũng chưa nhiều, bên cạnh đó với những hạn chế nhất định nên các chủ trang trại trên địa bàn cũng chưa dám đầu tư mở rộng trang trại vì vậy nên nguồn vốn huy động để phục vụ trang trại cũng chưa được dồi dào. Nhìn chung vốn của trang trại trên địa bàn huyện Phú Lương có tỷ lệ thuận tới doanh thu của các trang trại.

Trung bình mỗi trang trại có tổng vốn 583.076.923 đồng, trong đó vốn tự có 310.769.230 đồng và vốn vay 272.307.693 đồng. Cao nhất là trang trại của ông Phạm Văn Kiên với tổng vốn lên tới 2.350.000.000, vốn tự có 1.000.000.000 đồng và vốn vay 1.350.000.000 đồng. Có được số vốn lớn như vậy là vì trước đây trang trại của ông Kiên đã kinh doanh Nhím, có thể nói ông Kiên là người rất nhạy bén với thị trường, luôn nắm bắt được thời cơ của thị trường, ở huyện Phú Lương thì ông là người đầu tiên nuôi nhím, chính vì vậy khi giá nhím lên đến “đỉnh điểm” 15 triệu - 17 triệu /1 đôi nhím thì trang trại của ông luôn là nơi cung cấp nhím cho cả huyện cũng như các nơi khác ngoài huyện, chính vì có khả năng tự tìm hiểu, nắm bắt cơ hội thị trường như vậy nên sau năm 2010, số vốn tự có của ông cũng đã tương đối lớn vào khoảng 1 tỷ đồng. Bên cạnh vốn tự có đó, ông còn có số vốn vay vào khoảng 1,35 tỷ, số vay 1,35 tỷ không hoàn toàn là vốn vay ngân hàng mà có cả những khoản vay của bạn bè, người thân. Với việc nhìn thấy công việc làm ăn của ông có hiệu quả như vậy nên những bạn bè, người thân của ông của không khó khăn gì trong việc cho ông vay vốn.

56

3.2.7. Kết quả sản xuất kinh doanh của các trang trại

Biểu 3.11: Kết quả sản xuất kinh doanh của các trang trại theo loại vật nuôi

Đơn vị tính: đồng

TT Chỉ tiêu Tổng Bình quân

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)