Chồn nhung đe n hướng đi mới cho phát triển kinh tế trang trại tại huyện Phú Lương

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 74 - 79)

IV Hiệu quả sử dụng lao động

4.2.8. Chồn nhung đe n hướng đi mới cho phát triển kinh tế trang trại tại huyện Phú Lương

huyện Phú Lương

Qua thực tế tìm hiểu kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Phú Lương, tác giả thấy rằng chồn nhung đen đang là hướng đi đúng trong việc tăng thu nhập của nông dân nói chung và phát triển kinh tế trang trại nói riêng trên địa bàn huyện.

Chồn nhung đen có nguồn gốc là động vật hoang dã vùng núi Andes châu Nam Mỹ, sau đó được các chuyên gia nghiên cứu tìm ra giống đen, thuần chủng. Năm 1992, Trung Quốc lần đầu tiên phối giống thành công chồn

75

đồng thời nhân giống rộng rãi và đến tháng 10 năm 1999 được mạng truyền thông sản phẩm kỹ thuật mới nông nghiệp toàn quốc đưa vào chương trình giới thiệu trọng điểm. Từ đó, nhiều địa phương trên khắp Trung Quốc đã phát triển và nuôi dưỡng. Từ tổ nghiên cứu kết quả chồn Quảng Tây, công ty TNHH chế biến thực phẩm Đạt Kim Sinh huyện Hoành tỉnh Quảng Tây năm 2000 đã cho ra đời 60 đôi chồn thuần chủng, sau nhiều năm nhân giống, đến cuối tháng 11/2004 đã phát triển với quy mô 60 ngìn đôi, đồng thời đã thu hút 1.500 hộ nông dân khu vực lân cận nuôi dưỡng, nhân giống và giúp cho các hộ nông dân này đạt được hiệu quả kinh tế rất cao. Từ đó chính phủ huyện Hoành đã đưa việc nuôi, nhân giống chồn vào chương trình phát triển có quy mô, lần đầu tiên thành lập hiệp hội nuôi, nhân giống toàn khu vực với số lượng hơn 1.200 hội viên, bước đầu hình thành mô hình “3 đơn vị nhất thể” là cung ứng con giống, thu mua chồn thương phẩm và chế biến. Trung tâm đã xây dựng nên hệ thống nuôi dưỡng, phối giống, cấp giống, thu mua, phục vụ và tư vấn.

Chồn nhung đen là loại động vật ăn cỏ, sống hoang dã từng đàn, được chế biến thành thuốc, thực phẩm … Chồn rất dễ chế biến và có thể chế biến thành rất nhiều món. Thịt của chồn rất thơm ngon, hàm lượng dinh dưỡng cao. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, thịt chồn thuộc thực phẩm giàu Protein, mỡ ít, hàm lượng colestoron thấp, có chứa 17 loại axit amin và các nguyên tố vi lượng rất cấn thiết cho cơ thể con người. Trong 100 gram thịt chồn khi thủy phân thì có đến 19 gram axit amin, đặc biệt giúp con người tăng cường sức bền cho con người (tương đương với cây thiên môn đông - một vị thuốc đông y). Sắc tố đen có tác dụng kháng bệnh, kháng khuẩn, điều tiết cơ thể rất tốt.

Thịt chồn có rất nhiều công dụng như: tráng dương sinh lực, làm đẹp da, tăng trí thông minh, lưu thông huyết mạch, nâng cao sức đề kháng, điều chỉnh

76

rất tốt bệnh cao huyết áp và các bệnh tim mạch, não, huyết quản ở người già. Không chỉ thịt chồn mà các sản phẩm khác của chồn cũng đều có thể thành hàng hóa, lông chồn có thể phân hủy lấy được các chất Protein và axit trong đó, máu chồn có sắc tốt đen rất quý, da lông có thể gia công thành các sản phẩm mỹ nghệ, mỡ chồn có thể làm thành mỹ phẩm cao cấp, xương chồn ngâm rượu có thể chữa được bệnh phong thấp.

Chồn có giá trị kinh tế rất cao không chỉ bởi vì sản phẩm chồn đã nói ở trên mà còn bởi ưu thế trong việc nuôi và nhân giống chồn. Chồn có tốc độ sinh trưởng nhanh, thời gian mang thai ngắn, mỗi lần sinh sản với số lượng nhiều, thành thục sớm, rất nhanh cung cấp sản phẩm thịt cho người chăn nuôi. Mỗi năm chồn mang thai từ 5 đến 6 lần, mỗi lứa từ 2 đến 8 con và đặc điểm là không bao giờ cắn con. Hơn thế nữa việc nuôi chồn cũng không đòi hỏi quá cầu kỳ, có thể nuôi chồn trong lồng, hoặc làm chuồng cho chồn. Nếu làm chuồng thì có thể lát phẳng nền, chia thành các ô nhỏ bằng gạch hoặc lưới thép, trung bình mỗi mét vuông có thể nuôi từ 10 đến 20 con. Nếu làm lồng thì kích cỡ khoảng 60 cm x 50 cm x 40 cm, mỗi lồng nuôi từ 1 đến 2 đôi chồn trưởng thành hoặc từ 8 đến 12 chồn con. Thức ăn của chồn thì chủ yếu là cỏ, ngoài ra có thể cho ăn các loại rau: dưa, quả ngọt, rau muống, cà rốt …, các loại lá cây: ngọc lan, hoàng bì, liễu, lá trúc …, thức ăn tinh: gạo, tiểu mạch, cám gạo, bột ngô, bột xương, bột trứng, muối ăn, bột cao hào … để bổ xung các loại vitamin.

Qua thực tế nghiên cứu các trang trại đã nuôi chồn trên địa bàn huyện Phú Lương, có thể thấy được giá trị kinh tế cũng như thu nhập mà các trang trại này đem lại cho người dân là vô cùng lớn. Cụ thể như trang trại ông Phạm Văn Kiên có doanh thu trên 9 tỷ, thu nhập trên 3 tỷ, tạo công ăn việc làm ổn định cho 10 lao động thuê ngoài và 3 lao động trong gia đình. Trang trại ông Hoàng Văn Thời doanh thu trên 6 tỷ, thu nhập trên 2 tỷ, tạo công ăn việc làm

77

ổn định cho 5 lao động thuê ngoài. Không chỉ vậy, 2 trang trại trên còn cung cấp con giống cho nhiều hộ dân quanh vùng, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi cho các hộ, bao tiêu sản phẩm cho chính các hộ đó, việc này đã làm cho đời sống các hộ nông dân được cải thiện rõ rệt, tạo công việc cho hàng trăm lao động tại các hộ dân này.

78

KẾT LUẬN

Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp đã có lịch sử hình thành và phát triển hàng trăm năm nay, đã và đang trở thành hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả và ngày càng phổ biến trên thế giới. Cùng với quá trình của sản xuất hàng hóa, mô hình kinh tế trang trại ngày càng được hoàn thiện về quy mô, hình thức và phương thức hoạt động, phù hợp với xu thế phát triển và đặc điểm kinh tế xã hội.

Huyện Phú Lương những năm qua, với đường lối đổi mới kinh tế đúng đắn của Đảng và nhà nước, huyện ủy, HĐND và UBND tỉnh, các cấp, các ngành bước đầu đã chỉ đạo thực hiện các chính sách tạo điều kiện cho nền kinh tế trang trại hình thành và tiếp tục phát triển. Xu thế vận động phát triển kinh tế hộ nông dân theo mô hình kinh tế trang trại ở huyện Phú Lương là một tất yếu khách quan, là bước phát triển có tính quy luật của nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa. Trong thời gian tới, kinh tế trang trại sẽ phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và số lượng vì vậy kinh tế trang trại cần phải được khuyến khích và tạo động lực phát triển hơn nữa.

Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Phú Lương là một định hướng đúng đắn, góp phần chuyển nông nghiệp từ truyền thống sang nông nghiệp phát triển hàng hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn góp phần vào thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn của Đảng và Nhà nước ta. Do đó việc tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện các giải pháp, chính sách cụ thể liên quan đến điều kiện sản xuất, chế biến nông sản hàng hóa của kinh tế trang trại.

Thông qua số liệu phân tích của luận văn, tôi thấy huyện Phú Lương cần phải phát triển kinh tế trang trại hơn nữa, vì nếu lấy doanh thu của các trang trại (32.782.000.000 đồng) chia bình quân đầu người (dân số huyện 106.172 người [2]) thì mới được 308.763 đồng, điều này chứng tỏ rằng thị trường còn

79

rất rộng mở và hứa hẹn, nên chúng ta có thể tăng số lượng cũng như sản lượng của các trang trại hơn nữa để có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Qua thực tế điều tra, nghiên cứu tác giả nhận thấy hiện nay tại huyện Phú Lương, việc phát triển các kinh tế trang trại theo hướng chăn nuôi chồn nhung đen đang là hướng đi mới và đúng đắn. Các trang trại chăn nuôi chồn nhung đen trên địa bàn huyện không những tạo ra thu nhập cao cho chính trang trại mà còn tạo ra hiệu ứng tích cực đến thu nhập của rất nhiều hộ dân quanh vùng nói chung, quanh trang trại nói riêng.

Vì thời gian và nguồn nhân lực có hạn nên tôi chưa khảo sát, điều tra, nghiên cứu được các hộ nông dân trên toàn huyện để từ đó tìm ra những hộ nông dân làm kinh tế giỏi mà có điều kiện gần đáp ứng được điều kiện để trở thành kinh tế trang trại từ đó xem họ đang thiếu, đang cần những gì để có thể nhanh chóng “chuyển mình” thành kinh tế trang trại, góp phần vào việc phát triển kinh tế trang trại của huyện.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)