Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: Thông tin sơ cấp được tác giả

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 32 - 36)

thu thập qua quan sát thực địa và phỏng vấn trực tiếp các chủ trang trại bằng phiếu điều tra được soạn trước. Khi đến trang trại điều tra, kết hợp quan sát mô hình của trang trại để có những nhận xét, đánh giá sát với thực tiễn hơn. Bên cạnh những câu hỏi đã được soạn sẵn, cá biệt có những chỉ tiêu cần làm rõ hơn, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu thêm, để xoáy sâu vào những vấn đề mà tác giả thấy cần thiết phải thu thập thêm, do phiếu điều tra không lượng hóa được hết.

33

Bên cạnh những trang trại điều tra trực tiếp, cá biệt còn 2 trang trại (trang trại và Nguyễn Thị Chiến và trang trại ông Hoàng Văn Thời), do đến nhiều lần không gặp được chủ trang trại, tác giả gửi phiếu điều tra và thu lại kết quả sau trả lời. Tuy nhiên, theo cách này, số liệu thu thập được chưa thỏa mãn được yêu cầu. Vì vậy một số thông tin cần thiết đã được tác giả kiểm chứng lại bằng cách phỏng vấn qua điện thoại, và kết hợp với việc quan sát thực tế, chính vì vậy nên thông tin vẫn đảm bảo về độ chính xác.

2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu, sau khi thu thập được bằng quan sát thực tế, tác giả cần lượng hóa và tổng hợp thành các chỉ tiêu để tiến hành phân tích.

Số lý số liệu thu được qua phiếu điều tra được tổng hợp trên chương trình Excel để tiện xử lý.

2.2.5. Phương pháp phân tổ thống kê

- Sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để phân chia các trang trại có các đặc tính giống nhau, hoặc gần giống nhau vào cùng một nhóm, từ đó tiện cho việc so sánh, đánh giá, rút ra được xu hướng vận động, phát triển của các trang trại. Phương pháp này được sử dụng trước hết làm cơ sở cho so sánh và các phương pháp phân tích khác.

2.2.6 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh: so sánh quy mô về vốn, quy mô về đất đai của các trang trại, từ đó để xác định được xu hướng vận động của các trang trại. Phương pháp này còn được dùng để nghiên cứu các mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào, đầu ra, qua đó đánh giá, so sánh và rút ra những kết nhằm đưa ra các giải pháp có tính thực tiễn và khoa học trong việc phát triển kinh tế trang trại

34

Để có kết quả nghiên cứu như mong muốn, ngay từ đầu, tác giả đã sử dụng phương pháp chuyên gia, chuyên khảo nhằm lấy ý kiến của các chuyên gia từ việc chọn điểm nghiên cứu, đến việc xây dựng phiếu điều tra, cũng như lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp.

Các chuyên gia được tác giả lựa chọn là những thầy, cô ở trường Đại học đã và đang giảng dạy và nghiên cứu về mô hình kinh tế trang tại hoặc các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong phát triển kinh tế trang trại ở Thái Nguyên và đặc biệt hơn nữa là các chủ trang trại giàu kinh nghiệm thực tế.

Ngoài ra, tác giả còn thu thập và lựa chọn các thông tin, tài liệu, kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài. Thông qua việc nghiên cứu để lựa chọn, kế thừa những gì tiến bộ vận dụng vào vẫn đề nghiên cứu để tìm ra tính quy luật.

2.2.8. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (PRA)

Đây là phương pháp được rất nhiều người nghiên cứu về phát triển nông thôn biết đến, với sự giúp đỡ của các chuyên gia, tác giả đã sử dụng rất hiệu quả phương pháp này, mỗi khi đi đến các trang trại để phỏng vẫn. Ngoài việc quan sát toàn bộ hoạt động của trang trại, tác giả còn đánh giá nhanh được sự phát triển của địa bàn xã, nơi có mô hình trang trại mà tác giả cần điều tra. Với phương pháp này, giúp cho tác giả có những giải pháp phát triển kinh tế trang trại phù hợp hơn với địa bàn hoạt động của các mô hình kinh tế trang trại.

2.2.9. Phương pháp toán kinh tế (sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas)

Phương pháp này nhằm phân tích tác động cụ thể của các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu của trang trại và để đánh giá sự thay đổi của các nhân tố lao động, diện tích đất, vốn sản xuất …

35 Trong đó:

- Y là doanh thu (Biến phụ thuộc)

- Xi là các yếu tố nguyên nhân (Biến độc lập)

Để đưa hàm về dạng tuyến tính bằng cách lôgarit hóa hai vế. Ta có hàm số là: LnY = LnA + b1LnX1 + b2LnX2 + … + bnLnXn. Sau đó dùng phần mềm EXCEL để giải bài toán. Bài toán chạy được cần phân tích các kết quả, mối liên quan giữa chúng để chỉ ra mối quan hệ giữa các biến số trong mô hình. Cụ thể

Bảng tóm tắt kết quả (SUMMARY OUTPUT) gồm

- Regression Statistics: Các thông số của mô hình hồi quy

- Multiple R: Hệ số tương quan bội (0 ≤ R ≤ 1). Cho thấy mức độ chặt

chẽ của mối liên hệ tương quan bội.

- R Square: Hệ số xác định, trong 100% sự biến động của biến phụ

thuộc Y thì sẽ có bao nhiêu % sự biến động do các biến độc lập Xi ảnh hưởng, còn lại là do sai số ngẫu nhiên trong mô hình.

- Adjusted R: Hệ số xác định mẫu điều chỉnh, là hệ số xác định có tính

đến độ lớn hay nhỏ của bậc tự do được chọn đưa vào mô hình df.

- Standard Eurror: Sai số chuẩn của biến phụ thuộc Y do hồi quy trong mô hình.

- Observation: Số quan sát hay dung lượng mẫu.

Bảng phân tích phƣơng sai ANOVA (Analysis of variance)

- Regression: Do hồi quy - Residual: Do ngẫu nhiên - Total: Tổng cộng

- Df (Degree of freedom): Số bậc tự do

- SS (Sum of Square): Tổng bình phương của mức động (sai lệch) giữa

36

- MS (Mean of Square): Phương sai hay số bình quân của tổng bình

phương sai lệch kể trên.

-F-stat: Tiêu chuẩn F dùng làm căn cứ để kiểm định độ tin cậy về mặt

khoa học (thống kê) của toàn bộ phương trình hồi quy.

-Significance F: F lý thuyết (mức ý nghĩa)

Bảng phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)