Mô hình kinh tế trang trại ở Thái Nguyên đã phát triển ở tất cả 9 huyện, thị trong toàn tỉnh. Mỗi huyện, thị, mô hình này phát triển theo những hướng khác nhau. Phú Lương cũng giống như một số huyện khác: Đồng Hỷ, Đại Từ, Phú Bình gần trung tâm thành phố, có điều kiện tự nhiên phong phú. Tuy nhiên, mô hình kinh tế trang trại ở đây cũng phát triển theo hướng tự phát. Từ năm 2001, Phú lương đã có 13 trang trại, đến năm 2010 thì số trang trại tiếp tục tăng lên là 43 trang trại, với các loại hình khác nhau: Chăn nuôi, trồng trọt, dịch vụ hỗn hợp…nhưng đến năm 2011 thì số trang trại lại quay về con số 13 trang trại, nhưng không phải là 13 trang trại của năm 2001 mà lúc này 13 trang trại hoàn toàn là chăn nuôi. Nguyên nhân, do ngày 13 tháng 4 năm 2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại, thay thế thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT-BNN-TCTK
32
ngày 23 tháng 06 năm 2000 của Bộ nông nghiệp và Tổng Cục thông kê về việc hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại. Theo đó, rất nhiều trang trại không còn đủ tiêu chí là trang trại theo quy định của thông tư 27, vì vậy một trong những thay đổi khá đặc biệt là số trang trại chỉ còn là các trang trại chăn nuôi. Bên cạnh đó, trong những năm qua tại huyện Phú Lương cũng chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về vấn đề phát triển kinh tế trang trại, từ đó tôi chọn điểm nghiên cứu là huyện Phú Lương.
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu
Do qui định của thông tư 27/2011/TT-BNNPTNT, số trang trại của huyện Phú Lương đã giảm từ 43 xuống còn 13 trang trại. Vì vậy, để đánh giá toàn diện được sự phát triển của các trang trại, từ đó có những khuyến cáo phù hợp, tác giả đã tiến hành điều tra toàn bộ 13 trang trại trên địa bàn 10 xã và thị trấn của huyện Phú Lương.