- Coefficients: Cột giá trị của các hệ số hàm hồi quy.
3.2.1. Khái quát kinh tế trang trại tại huyện Phú Lương
Năm 2001, số trang trại của huyện là 13 trang trại, đến năm 2006 số trang trại tăng lên là 27 trang trại, đến năm 2009 và 2010 thì số trang trại tiếp tục tăng lên là 43 trang trại, nhưng sang đến năm 2011 thì số trang trại chỉ còn 13 trang trại. Nguyên nhân của việc số trang trại của huyện bị sụt giảm như vậy là do ngày 13 tháng 4 năm 2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Qua đó thông tư số 27/2011/TT- BNNPTNT đã bãi bỏ thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT-BNN-TCTK ngày 23 tháng 06 năm 2000 của Bộ nông nghiệp và Tổng Cục thông kê về việc hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại.
Theo như tiêu chí cũ thì để xác là kinh tế trang trại cần: 1. Giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ bình quân 1 năm:
- Đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung từ 40 triệu đồng trở lên
- Đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên từ 50 triệu đồng trở lên 2. Quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông hộ tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế.
a. Đối với trang trại trồng trọt - Trang trại trồng cây hàng năm
45
+ Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên - Trang trại trồng cây lâu năm
+ Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung + Từ 5 ha trở lên đối với ở các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên
+ Trang trại trồng hồ tiêu 0,5 ha trở lên - Trang trại lâm nghiệp
+ Từ 10 ha trở lên đối với các vùng trong cả nước b. Đối với trang trại chăn nuôi
- Chăn nuôi đại gia súc: trâu, bò, v.v...
+ Chăn nuôi sinh sản, lấy sữa có thường xuyên từ 10 con trở lên + Chăn nuôi lấy thịt có thường xuyên từ 50 con trở lên
- Chăn nuôi gia súc: lợn, dê, v.v...
+ Chăn nuôi sinh sản có thường xuyên đối với hơn 20 con trở lên, đối với dê, cừu từ 100 con trở lên.
+ Chăn nuôi lợn thịt có thường xuyên từ 100 con trở lên (không kể lợn sữa), dê thịt từ 200 con trở lên.
- Chăn nuôi gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng, v.v... có thường xuyên từ 2.000 con trở lên (không tính số đầu con dưới 7 ngày tuổi).
c. Trang trại nuôi trồng thuỷ sản
- Diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản có từ 2 ha trở lên (riêng đối với nuôi tôm thịt theo kiểu công nghiệp từ 1 ha trở lên).
d. Đối với các loại sản phẩm nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản có tính chất đặc thù như: trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, nuôi ong, giống thủy sản và thuỷ đặc sản, thì tiêu chí xác định là giá trị sản lượng hàng hoá. [6]
Nhưng nay tiêu chí xác định kinh tế trang trại cần:
1. Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp phải đạt:
46
a) Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu:
- 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long; - 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại.
b) Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm.
2. Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu đồng/năm trở lên;
3. Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha và giá trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên. [7]
Chính sự thay đổi về chính sách trên đã dẫn tới việc trang trại của huyện Phú Lương giảm mạnh, từ 43 trang trại năm 2010 xuống 13 trang trại năm 2011 và các trang trại trên địa bàn huyện Phú Lương đều là trang trại chăn nuôi.